Kiến trúc sư xây "nhà tránh bão" cho mẹ, có thể chịu gió giật cấp 13
Một kiến trúc sư muốn mang đến cho mẹ một nơi an toàn mỗi khi bão về, anh đã xây cho mẹ ngôi nhà trú ẩn không những chắc chắn mà còn vô cùng độc đáo. Căn nhà có thể chịu được gió bão giật cấp 13, chứa được 100 người.
Được gọi là “rốn lũ”, mỗi năm miền Trung thường đón rất nhiều cơn bão lũ cùng hiện tượng thiên tai rình rập. Mỗi trận bão, lũ về, nó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tính mạng con người. Do vậy, mọi người ở đây đều cố gắng xây dựng cho mình một căn nhà kiên cố để bảo vệ tính mạng của bản thân và gia đình trước những sóng to, gió lớn.
Chính vì lý do đó, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền là người con của Quảng Ngãi - nơi hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ, đã xây dựng căn nhà vững chắc như một hầm trú ẩn để mẹ của anh và người thân trong gia đình yên tâm hơn vào mùa mưa bão.
Anh Truyền chia sẻ, ý tưởng để xây dựng lên căn nhà này bắt nguồn từ việc bản thân đã chứng kiến biết bao trận bão lớn tại quê hương, cuốn trôi nhiều tài sản, thậm chí gây sập nhà cửa. Vì vậy, anh vô cùng khao khát và mong muốn thiết kế ra một nơi trú bão kiên cố, an toàn, trước hết là cho mẹ, sau đó là cho anh chị em, hàng xóm.
Anh Truyền đã tính toán kỹ các hướng nắng bất lợi, hướng gió chính của bão để gia cường, khắc chế những điều bất lợi xảy ra do thời tiết. Các chi tiết như cách vận hành cửa, chống gió hay hạn chế mưa tạt khi bão lớn cũng được đưa ra giải pháp khắc phục ngay từ khi thiết kế.
Chàng kiến trúc sư còn nghiên cứu cả hướng gió thổi. Theo đó, gió bão miền Trung thường thổi từ hướng Bắc về hướng Nam nên tất cả hệ cửa sổ ở hướng Bắc đều dùng cửa lùa, hạn chế va đập với tường và vật dụng xung quanh. Dù vậy nhược điểm của cửa lùa là có nhiều khe hở tạo tiếng rít, tiếng hú. Vì vậy anh đã sử dụng những gioăng đệm cao su chèn chặt các khe hở, giúp cửa khít hơn.
Với kiến trúc đơn giản và tương phản với nhà thờ cổ của gia tộc bên cạnh, “nhà trú bão” được thiết kế bo tròn các góc cạnh, mô phỏng hình tượng một boong tàu vững chãi. Màu sắc chủ đạo là trắng với hình khối đơn giản càng làm nổi bật hơn kiến trúc nhà thờ trăm tuổi ở kế bên.
Thêm nữa, một phần của căn nhà được che khuất bởi nhà thờ cổ, đồng nghĩa với việc cản bớt gió hướng Bắc - hướng gió mạnh nhất khi mùa mưa bão tới. Cộng với toàn bộ kết cấu công trình được xây bằng tường chịu lực dày 200mm, sàn bê tông cốt thép hai lớp có tác dụng cách nhiệt, chống nóng. Chính nhờ những đặc điểm trên mà “nhà trú bão” ít phải chịu tác động xấu từ thời tiết cực đoan.
Anh Tuyền chia sẻ, “nhà trú bão” có thể chịu được gió bão giật cấp 13. Không những vậy, ngôi nhà còn có sức chứa lên đến 100 người trong nhiều ngày với đầy đủ tiện nghi.
Công trình này đã được đưa vào sử dụng trong 2 năm nhưng vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu hư tổn nào bởi tác động của thiên nhiên như nắng, gió, mưa lớn ở miền Trung.
9X chi tiền tỷ xây nhà báo hiếu bố mẹ
Cũng mong muốn bố mẹ có một nơi ở khang trang hơn, không phải chịu cảnh nước ngập lênh láng mỗi khi bão về, cô gái Trương Đình Thuỵ Ân (sinh năm 1994) đã bỏ rất nhiều tâm huyết ra để xây cho bố mẹ một ngôi nhà vô cùng ấn tượng. Báo Phụ Nữ Việt Nam viết, Thuỵ Ân ở cùng bố mẹ nhiều năm trong một căn nhà cấp 4, cũ kỹ.
Khi mưa lớn, cả gia đình phải huy động hết xô, chậu,... để hứng nước mưa. Không đành lòng nhìn bố mẹ cứ phải khổ sở như vậy, cô đã lấy hết số tiền của mình tiết kiệm, tự mày mò và học hỏi thêm về kiến trúc và xây một căn nhà 2 tầng không những xin xắn mà còn vô cùng chắc chắn, không lo cảnh mưa dột như trước nữa.
Mỗi mùa mưa bão đi qua để lại biết bao nỗi lo, nhưng nhờ có những căn nhà kiên cố được xây bằng cả tình yêu của con dành cho cha mẹ thì dù là khó khăn thế nào đi nữa cũng sẽ vượt qua được. Bạn có cảm nhận thế nào về câu chuyện trên, hãy để lại bình luận nhé!
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN
Mỗi mùa mưa lũ đến, cả nước đều hướng về khúc ruột miền Trung thân yêu. Nơi đây mỗi năm đã phải chứng kiến biết bao nỗi đau, những giọt nước mắt rơi do thiên tai gây ra. Cuộc sống của người dân các tỉnh miền Trung đã vất vả nay càng trở nên khó khăn hơn khi liên tiếp phải đón nhận những cơn bão lớn. Của cải, tài sản, nhà cửa cứ thế trôi theo dòng lũ lớn. Chính những người như kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền đã góp một phần công sức, tài năng của mình để đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân nơi đây.
Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị khác TẠI ĐÂY !