Kiên Giang: Hơn 1,3 tỷ đồng triển khai chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Chia sẻ Facebook
24/08/2023 00:26:12

Kiên Giang: Hơn 1,3 tỷ đồng triển khai chương trình phát triển tài sản trí tuệ Nguyễn Thanh Xuân Thứ 4, 23/08/2023 | 17:00

Mục tiêu của kế hoạch là đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của tỉnh; tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đồng thời hỗ trợ xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh, thương hiệu đặc sản của tỉnh nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm của tỉnh; thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

sản phẩm OCOP mắm cá lóc Tám Dô Giồng Riềng.

Nhiệm vụ chính của kế hoạch là tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ; tổ chức triển khai phổ biến Luật Sở hữu trí tuệ, mở lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp liên quan về tài sản trí tuệ và văn hóa sở hữu trí tuệ, vai trò tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ như hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới cho 10 tổ chức, doanh nghiệp.

Hình thức hỗ trợ và định mức gồm đăng ký bảo hộ trong nước và đăng ký bảo hộ nước ngoài như đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới 30 triệu đồng/đơn; đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ. Đăng ký bảo hộ ở nước ngoài với mức hỗ trợ 60 triệu đồng/đơn.

Trong đó, hỗ trợ đăng ký bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể cho từ 2 sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mang địa danh địa phương.


Hỗ trợ khai thác, phát triển cho một sản phẩm chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với chương trình OCOP tỉnh theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam được bảo hộ, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ hoặc hết thời hạn bảo hộ tại Việt Nam. Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tối đa 5 đơn vị.

Phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức, trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, định kỳ thực hiện chuyên đề, phóng sự, bài viết về hoạt động phát triển tài sản trí tuệ.

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết quy định quản lý tài chính thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Đồng thời, tổ chức triển khai các nội dung của kế hoạch đảm bảo yêu cầu, đúng quy định; tổ chức quản lý theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ và tài chính đối với chương trình phát triển tài sản trí tuệ; thực hiện quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; lồng ghép các chương trình được triển khai trên địa bàn để thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả.

Chia sẻ Facebook