Khuyến cáo người dân không chia sẻ hình ảnh Căn cước công dân lên mạng xã hội - ICTNews

Chia sẻ Facebook
09/06/2022 01:11:03

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, thời gian qua, hoạt động thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân của người dân diễn biến phức tạp tại một số địa phương. Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Bảo mật

Bộ Công an: Hoạt động mua bán trái phép thông tin cá nhân diễn biến phức tạp

Trước diễn biến phức tạp của hoạt động thu thập, mua bán trái phép thông tin cá nhân, Cục Cảnh sát hình sự khuyến cáo người dân không đăng tải, chia sẻ hình ảnh Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội.


Mua bán trái phép thông tin cá nhân để sử dụng vào mục đích phạm tội

Theo đánh giá của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, đánh bạc, tổ chức đánh bạc... ảnh hưởng trực tiếp tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương.

Một trong những thủ đoạn phạm tội của các đối tượng là lợi dụng sơ hở của người dân trong việc chia sẻ hình ảnh Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, hộ khẩu trên mạng xã hội như Zalo, Facebook... và sử dụng vào việc đăng ký sử dụng các dịch vụ online (mua hàng, xin việc, vay tiền để đánh cắp thông tin cá nhân của người dân.

Các đối tượng còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, đối tượng đưa ra nhiều lý do, xin chụp ảnh chân dung, chụp ảnh Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân (có thể trả cho người dân từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng trên mỗi căn cước công dân, chứng minh nhân dân được chụp), hoặc các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng của người dân.

Sau khi có thông tin dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng của người dân, các đối tượng bán thông tin cho các đối tượng khác (kể cả người nước ngoài) để sử dụng vào mục đích phạm tội, vi phạm pháp luật như: Làm giấy tờ giả để mở tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các khoản vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính; chuyển nhận tiền đánh bạc, tổ chức đánh bạc.

Giả mạo, giả danh cán bộ Công an, Toà án, Viện kiểm sát, hải quan, thuế... gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra hoặc làm quen qua mạng xã hội hứa hẹn gửi quà, tiền đánh vào lòng tham của người dân rồi yêu cầu họ chuyển tiền phí, lệ phí và tiền “bôi trơn” vào tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định để chiếm đoạt...

Cục Cảnh sát hình sự thông tin thêm, phần lớn những người cho thuê, cho mượn thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng không biết việc sử dụng thông tin, tài khoản để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dù biết rõ nhưng vì hám lợi vẫn tiếp tay, tạo cơ hội cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội và đã bị xử lý với vai trò đồng phạm.


Cảnh giác với hành vi thu thập, mua bán trái phép thông tin cá nhân

Trước diễn biến phức tạp của hoạt động thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người dân, để phòng tránh tội phạm và những hệ lụy có liên quan, Cục Cảnh sát hình sự khuyến cáo người dân tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, thuê, mua Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc tài khoản ngân hàng nếu không có mục đích chính đáng.

Không đăng tải, chia sẻ hình ảnh Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội. Không cung cấp thông tin căn cước công dân, chứng minh nhân dân cho những dịch vụ không thiết yếu, không có cam kết bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội.

Trường hợp bị mất Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ. Đây là căn cứ để chứng minh chủ sở hữu của Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân không có liên quan đến các giao dịch dân sự trong thời gian bị mất Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân; đồng thời phòng ngừa trường hợp số căn cước của công dân bị lợi dụng thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật.

Cục Cảnh sát hình sự cũng lưu ý, khi bị các đối tượng xấu lừa đảo, lấy cắp thông tin Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân để tiến hành các hoạt động phi pháp, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện số căn cước công dân/ chứng minh nhân dân của mình bị sử dụng trái phép để mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao trả sau, người dân cần nhanh chóng liên hệ ngân hàng, nhà mạng để được hỗ trợ khóa tài khoản, thuê bao.

Bên cạnh đó, trong trường hợp phát hiện đối tượng mượn, chụp, thuê Căn cước công dân hay Chứng minh nhân dân; mời chào cho thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng, Cục Cảnh sát hình sự đề nghị người dân tố giác và cung cấp ngay tài liệu, chứng cứ đến cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.


“Nếu biết đối tượng sử dụng Căn cước công dân, tài khoản ngân hàng vào mục đích vi phạm pháp luật, phạm tội nhưng bao che hoặc vẫn bán, cho thuê, cho mượn thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm” , Cục Cảnh sát hình sự nêu rõ.


Vân Anh

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Hơn 5.400 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam trong 5 tháng đầu năm

icon 0

Trong tháng 5, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 847 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, nâng tổng số sự cố trong 5 tháng đầu năm lên 5.463.

Cách nhận diện hình thức lừa đảo qua app tín dụng đen

icon 0

Trong hơn 2.600 phản ánh của người dân gửi tới cổng thông tin canhbao.ncsc.gov.vn 5 tháng đầu năm nay, số phản ánh về các ứng dụng (app) liên quan tới hoạt động tín dụng đen chiếm 30% cảnh báo về lừa đảo trực tuyến.

Nguy cơ mất tiền trong tài khoản ngân hàng vì bị chiếm quyền sử dụng SIM điện thoạiicon0Một số ngân hàng vừa phát đi cảnh báo về nguy cơ mất tiền trong tài khoản ngân hàng do bị chiếm quyền sử dụng SIM điện thoại.

Thế lực tấn công LUNA đã lên kế hoạch chi tiết, bài bảnicon0Gần 1 tháng sau cú sập của LUNA, nhiều cuộc điều tra cho rằng đây là một cuộc tấn công có chủ đích, được lên kế hoạch chi tiết.

Giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lừa đảo icon 0

Kẻ gian đã lập trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an thông qua thủ đoạn mạo danh lực lượng chức năng đang điều tra các vụ án liên quan đến tham nhũng, rửa tiền, ma túy...

Lập trang web giả mạo công ty chứng khoán để lừa đảo

icon 0

Nhiều hình thức lừa đảo liên quan đến chứng khoán liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây, khi lĩnh vực này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

An Giang yêu cầu chặn quảng cáo cá độ, đánh bạc online trên các trang thông tin điện tử

icon 0

Lãnh đạo tỉnh An Giang vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát các bài viết có nội dung quảng cáo cá độ bóng đá, mại dâm, đánh bạc trực tuyến trên trang/cổng thông tin điện tử để kịp thời gỡ bỏ.

Quy trình SecDevOps là “chìa khóa” đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số

icon 0

Các chuyên gia góp mặt tại hội thảo trực tuyến do VNCERT/CC tổ chức đều chung nhận định quy trình phát triển phần mềm an toàn SecDevOps chính là “chìa khóa” giúp các tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong kỷ nguyên số.

Nguy cơ tấn công mạng qua lỗ hổng Follina trong công cụ Microsoft Support Diagnostic

icon 0

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, Microsoft vẫn chưa phát hành bản vá cho lỗ hổng Follina trong Microsoft Support Diagnostic Tool. Trong khi đó, mã khai thác của lỗ hổng này đã được công bố trên Internet.

Người dân có thể kiểm tra website an toàn với trẻ em trên trang vn-cop.vn

icon 0

Để kiểm tra xem 1 website có chứa nội dung phù hợp với trẻ em hay không, người dân có thể sử dụng công cụ “Kiểm tra website an toàn với trẻ” tại trang vn-cop.vn của Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook