Khủng long vẫn tồn tại 30.000 năm trước – câu hỏi lớn cho thuyết tiến hóa
Vậy mà gần đây người ta đã tìm thấy mô mềm, DNA, tế bào xương, tế bào máu, mạch máu, các protein như collagen, v.v.. trong không chỉ một mà là hàng ngàn mẫu xương khủng long không hóa thạch, ở rải rác khắp nơi trên địa cầu! [1] Đáng kinh ngạc hơn, trong nhiều trường hợp xác những con khủng long ấy thậm chí vẫn còn bốc mùi phân hủy.
Những người theo thuyết tiến hóa tin rằng khủng long đã tuyệt chủng 65 triệu năm trước đây, và xương cốt của chúng có lẽ đều đã hóa đá.
Những phát hiện gây sốc
Thực ra người ta đã sớm phát hiện máu và mô khủng long từ cách đây hơn nửa thế kỷ, vào đầu những năm 1960. Nhưng mọi người công kích những người có công phát hiện ra xương khủng long còn tươi là “những kẻ điên khùng”, hoặc cười nhạo và phớt lờ các phát hiện ấy. Khi đó các sự kiện đều nhanh chóng bị lãng quên. Chẳng hạn:
Vào năm 1961 một nhà địa chất dầu mỏ đã phát hiện ra một khu đất chứa đầy xương cốt chưa hóa thạch dày đến nửa mét ở vùng North Slope, Alaska, Hoa Kỳ. Không một người ủng hộ thuyết tiến hóa nào tin đó là xương khủng long, do đó thông tin này không được phép xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Mãi 20 năm sau đống xương đó mới được thừa nhận là xương khủng long nhưng người ta luôn tránh nhắc đến việc chúng đều còn mới. Hiện nay khu vực thảm xương khủng long này đang được các nhà khoa học thuộc Đại học California và Đại học Alaska khai thác. [2]
Năm 1987, trong lúc đang làm việc cùng các nhà khoa học trường Đại học Memorial (Canada) tại đảo Bylot, một người Eskimo nhặt được một mảnh xương còn mới, không hóa thạch. Nó nhanh chóng được xác định là hàm dưới của một con khủng long mỏ vịt. Phát hiện này cũng bị phớt lờ, đến nỗi hầu như người ta chỉ biết đến sự kiện này qua bài báo trên tờ Edmonton Journal , số ra ngày 26/10/1987, tức là mãi 2 tháng sau đó. Và sự kiện nhanh chóng bị làm cho quên lãng.
Vào năm 1994 nhà khoa học Scott Woodward, Đại học Brigham Young, Utah, Hoa Kỳ và các đồng sự đã trích được DNA từ một khúc xương khủng long còn nguyên vẹn, phát hiện của họ được đăng trên tờ báo khoa học Science. Nhưng rồi họ không được hoan nghênh vì nó không đúng quy trình “tiến hóa”. [3]
Năm 1993, nhà khoa học Mary Schweitzer tuyên bố tìm thấy tế bào máu khủng long bên trong một mảnh xương khủng long bạo chúa, mà trước đó đã được các nhà tiến hóa xác định “80 triệu năm tuổi.”
Vào năm 1997, Schweitzer từng hỏi Jack Horner – một nhà tiến hóa rất nổi danh, rằng tại sao một bộ xương khủng long tìm thấy ở Vỉa Hell Creek, Montana, Hoa Kỳ lại có mùi đặc trưng của xác chết, thì ông thản nhiên trả lời: “Ồ đúng thế, tất cả xương cốt tìm thấy ở Hell Creek đều bốc mùi thế cả!“ . [4]
“Các cấu trúc trông giống như tế bào đã được bảo tồn. Sự bảo tồn đến mức độ này, đến mức nó vẫn mềm dẻo và trong suốt như thế này, là chưa từng thấy ở một con khủng long nào trước kia cả”.
Schweitzer nói. “Tôi đã không tin điều đó, cho đến khi chúng tôi thử đi thử lại 17 lần “ . [5]
Nó trông giống y như một mảnh xương mới vậy.’ Nhưng tất nhiên, tôi không thể tin được điều đó. Tôi nói với kỹ thuật viên phòng thí nghiệm: ‘Các mảnh xương đó, rốt cuộc là 65 triệu năm tuổi. Làm sao các tế bào máu có thể tồn tại lâu thế được?’” [6]
Đến gần đây, người ta khai quật được thêm rất nhiều bộ xương khủng long chưa hóa thạch khác, và nhiều thực nghiệm đã được tiến hành nhằm kiểm tra xem có đúng mô mềm, DNA, máu và collagen đã được bảo tồn trong các mẫu xương khủng long được tìm thấy hay không. Các bằng chứng thu được quá rõ ràng và mạnh mẽ.
Dưới đây là các bằng chứng thực nghiệm cho thấy hemoglobin (còn gọi là huyết sắc tố – một loại protein trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến khắp cơ thể) thực sự đã được bảo tồn trong mẩu xương khủng long của Schweitzer [8]:
Mẩu mô có màu nâu đỏ, là màu của hemoglobin, cũng là màu của chất lỏng trích xuất ra được từ mẩu mô đó.
Hemoglobin có chứa các đơn vị heme (sắc tố đỏ). Các dấu hiệu hóa học chỉ có ở heme đã được tìm thấy trong các mẫu đó, khi ánh sáng laze bước sóng nhất định chiếu vào.
Bởi có chứa sắt, heme phản ứng với các từ trường một cách khác biệt so với các protein khác – các trích xuất từ mẫu vật này phản ứng giống hệt các heme tươi mới.
Để đảm bảo các mẫu thí nghiệm không bị ô nhiễm dẫn đến sai lệch kết quả, gây ra bởi các loại vi khuẩn có heme, các trích xuất từ mẩu xương khủng long đó đã được bơm vào cơ thể những con chuột bạch trong thời gian vài tuần. Nếu có hemoglobin tồn tại trong mẩu xương khủng long đó, thì hệ thống miễn dịch của chuột sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại nó, và các kháng thể đó sẽ có thể tìm thấy được. Và quả nhiên, đó chính là điều đã xảy ra: chuột đã sản sinh ra kháng thể, chứng tỏ đó chính xác là hemoglobin trong máu của con khủng long.
Chúng ta có xương khủng long chưa hề hóa thạch, trong đó có cả hemoglobin cùng với các mạch máu rõ ràng, và nó vẫn còn mùi xác chết! Với một tư duy khoa học khách quan và công tâm, chúng ta đều biết con khủng long đó cùng lắm chỉ mới chết vài ngàn năm trước đây.
Các bằng chứng xác định niên đại bằng đồng vị phóng xạ
Các thành viên của Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học (Paleo-chronology Group) đã trình bày khám phá của họ tại Hội nghị Địa vật lý Tây Thái Bình Dương 2012 tổ chức tại Singapore, ngày 13-17/8/2012. Báo cáo của họ cho biết các giám định niên đại C14 của nhiều mẫu xương lấy từ 8 con khủng long được tìm thấy ở Texas, Alaska, Colorado, và Montana nước Mỹ đều chứng tỏ chúng đã sống cách đây chỉ 22.000 đến 39.000 năm.
Nếu những con khủng long này sống cách đây hơn 65 triệu năm trước theo mô hình tiến hóa, thì đáng lẽ ra các mẫu xương đó không còn chút C14 nào. Thế nhưng trong thực tế các mẫu xương này đều còn lượng C14 lớn, quá đủ để tiến hành giám định niên đại theo phương pháp Cacbon phóng xạ C14 và đều cho kết quả nhất quán như trên.
Phần trình bày của đại diện Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học tại Hội nghị Địa vật lý Tây Thái Bình Dương 2012
Dưới đây là bảng giám định niên đại C14 các mẫu xương khủng long do Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học cung cấp:
Cần nói thêm, từ năm 2007 tới năm 2011, Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học đã gửi 11 mẫu xương khủng long khác nhau đến Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đồng vị phóng xạ (CAIS) tại trường đại học Georgia, Hoa Kỳ để kiểm nghiệm. Đây nổi tiếng là nơi giám nghiệm niên đại C14 tốt nhất thế giới. Các nhà khoa học tại trung tâm này không biết các mẫu xương đó là xương khủng long. Kết quả giám định đều cho thấy C14 vẫn tồn tại lượng lớn trong các mẫu, và niên đại C14 của chúng đều trên dưới 30 ngàn năm.
Nhiều nhà khoa học khác cũng đã từng làm giám định niên đại C14 xương khủng long. Vào năm 2015, các nhà khoa học Brian Thomas và Vance Nelson đã trình bày kết quả giám định niên đại bằng phương pháp đồng vị cacbon C14 đối với các mẫu mô và xương khủng long, trong cuốn Tạp chí hàng quý của Hội Nghiên cứu Sáng tạo Xuân 2015 (Tập 51, trang 299-311). Các dữ liệu niên đại C14 của 4 con khủng long được trình bày trong bảng dưới:
Dễ nhận thấy các giám định niên đại đều cho kết quả khá tương đồng so với các giám định của CAIS và của các cơ sở khác. Những con khủng long này đều có niên đại C14 trong khoảng 25.000-37.000 năm. Không có mẫu nào mà nồng độ C14 không còn đủ để đo cả.
Sự phản đối quyết liệt của những người tin thuyết tiến hóa
Rõ ràng, phát hiện trên thực sự gây sốc cho những người tin vào thuyết tiến hóa, vốn cho rằng khủng long đã từng tồn tại và bị tuyệt chủng 65 triệu năm về trước.
Giám đốc của một phòng thí nghiệm giám định niên đại tư nhân – công ty Beta Analytic Inc., đã xem xét các dữ liệu về niên đại khủng long mà Hội nghiên cứu có trong tay. Cô khá quan tâm và đã thảo luận với một thành viên của Hội nghiên cứu về đề tài này. Sau đó Hội nghiên cứu yêu cầu công ty của cô thực hiện giám định niên đại C14 cho một mẫu xương khủng long bạo chúa. Cô hồi âm như sau:
“Cám ơn vì đã tính đến dịch vụ của chúng tôi khi thực hiện dự án này. Chúng tôi chúc các bạn thành công trong nghiên cứu này, nhưng buộc phải chọn cách không tham gia phân tích mẫu đó. Bởi vì các bạn đã xác định đó là một con khủng long bạo chúa, và chúng được người ta cho là đã tuyệt chủng 50 triệu năm trước, nó vượt quá giới hạn giám định của chúng tôi.
Nếu chúng tôi đưa ra một kết quả cho thấy mẫu xương này có niên đại “gần đây” thì phòng thí nghiệm của chúng tôi sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mọi người nghi ngờ.
Các bạn nên cộng tác với một phòng thí nghiệm trường đại học nào đó để thực hiện dự án này thì tốt hơn nhiều.”
7 năm sau lần đầu tiên giám định các mẫu xương, vào năm 2014, có ai đó mách với Jeff Speakman giám đốc trung tâm CAIS, rằng Hội Nghiên cứu niên đại cổ sinh vật học đã sử dụng các kết quả giám định trên để thuyết trình về niên đại thực sự của khủng long. Thế là, khi nhận được một mẫu xương khác từ Hội Nghiên cứu gửi đến giám định, Jeff thẳng thừng từ chối với email nói rằng:
“Tôi mới được biết việc các ông đang làm liên quan đến việc giám định niên đại xương bằng phương pháp C14. Các nhà khoa học tại CAIS và tôi bị sốc trước các tuyên bố của ông và nhóm của ông về tuổi Trái Đất và thuyết tiến hóa sinh học. Vì vậy, chúng tôi không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ giám định niên đại bằng phương pháp đồng vị C14 để hỗ trợ cho kế hoạch chống khoa học của các ông nữa. Tôi đã lệnh cho Phòng thí nghiệm C14 gửi trả các mẫu gần đây lại cho các ông và sẽ không tiếp tục chấp nhận phân tích các mẫu nào nữa trong tương lai.”
Để ý rằng Jeff không hề nhắc đến các báo cáo đồng vị phóng xạ của các mẫu xương, không hề nói rằng chúng không chính xác . Ông ta chỉ chống lại việc Hội nghiên cứu sử dụng các báo cáo đó làm bằng chứng cho thấy khủng long sống cách đây vài ngàn năm thay vì hàng chục triệu năm trước thể theo thuyết tiến hóa. Các nhà khoa học của Hội nghiên cứu đã nhiều lần gửi thư chất vấn tới Jeff và các nhân viên khác ở CAIS, rằng “Vậy các kết quả giám định niên đại đó sẽ dẫn đến kết luận đúng đắn nào?” thì không bao giờ nhận được hồi âm.
Các nhà triết học khoa học từ lâu đã nói rất nhiều về sức ì của một thế giới quan hay còn gọi là niệm giới (paradigm), đặc biệt là khi thế giới quan ấy có tầm ảnh hưởng toàn cầu, nó luôn rất khó bị loại bỏ hoặc thay thế, ngay cả dưới tác động của nhiều bằng chứng mạnh mẽ chống lại nó.
Suốt 20 năm kể từ khi Mary Schweitzer công bố phát hiện của mình năm 1993, cô hứng chịu rất nhiều chỉ trích và chống đối. Mãi đến gần đây, trước các bằng chứng thu được quá rõ ràng và mạnh mẽ, các nhà tiến hóa mới đành phải dần dần chấp nhận sự thật này. [7]
Khi một quan niệm đã hình thành hệ thống và phương pháp luận thì rất khó tiếp thu nhận thức mới. Mặc cho các bằng chứng cho thấy quan niệm cũ sai lầm, người ta cũng không dám nhìn nhận mà lại chối bỏ theo bản năng. Nhà khoa học nào dũng cảm tiên phong thách thức niệm giới đó đều bị biến thành kẻ thù của cả hệ thống.
Lịch sử khoa học đã từng và vẫn còn tồn tại một số thế giới quan như vậy. Chúng không những có hại cho sự phát triển của khoa học và tiến bộ nhận thức của nhân loại, mà còn gây nguy hiểm cho các nhà khoa học dũng cảm tiên phong. Liệu sự tồn tại của các thế giới quan ấy chính là phản ánh sự yếu kém của tư duy loài người?
“…Trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô thần luận [thuyết vô Thần], tiến hóa luận [thuyết tiến hóa], vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về trời. Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ chăng, đồng thời trong quá trình này cũng có thể tiêu tội nghiệp; hết thảy đều là để cứu người trở về thế giới thiên quốc.” ( Vì sao có nhân loại – Đại sư Lý Hồng Chí).
Video: Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí công bố bài viết ‘Vì sao có nhân loại’
Thiện Tâm
Tài liệu tham khảo:
[1] http://news.nationalgeographic.com/news/2006/02/0221_060221_dino_tissue.html
[2] Kyle L. Davies, “Những con khủng long mỏ vịt Hadrosauridae, Ornithischia tại North Slope, Alaska” (Duck-bill Dinosaurs (Hadrosauridae, Ornithischia) from the North Slope of Alaska) , Tạp chí cổ sinh vật học Journal of Paleontology, Vol.61 No.1, trang 198-200
[3] Woodward, S. R., N. J. Weyand và M. Bunnell. 1994. “Chuỗi DNA trong các mảnh xương kỷ Creta” (DNA Sequence from Cretaceous Period Bone Fragments), Science. 266 (5188): 1229-1232
[4] http://discovermagazine.com/2006/apr/dinosaur-dna
[5] Schweitzer, M.H., et al. , Analyses of soft tissue from Tyrannosaurus rex suggest the presence of protein, Science 316(5822):277–280, 2007
[6] Science 261:160, 9/7/1993
[7] Reexamination Of T. Rex Verifies Disputed Biochemical Remains, www.ScienceDaily.com, 31/7/2009
[8] http://creation.com/sensational-dinosaur-blood-report
[9] https://www.reed.edu/humanities/110Tech/RomanAfrica2/pompei%26herc2.jpg
[10] http://public.media.smithsonianmag.com/legacy_blog/temple-stegosaurus-rhinoceros-300×252.jpg
[11] http://phys.org/news160320581.html
[12] http://www.genesispark.com/exhibits/evidence/historical/ancient/dinosaur/
Nhà sáng lập Pháp Luân Công: Vì sao có nhân loại Ông Lý Hồng Chí mà người Hoa vẫn gọi là ‘Lý đại sư’, người sáng lập Pháp Luân Công, đã công bố bài viết "Vì sao có nhân loại".