Không tự tin, luôn bị tổn thương? 2 cạm bẫy làm giảm khả năng tự khẳng định bản thân

Chia sẻ Facebook
12/10/2022 13:34:35

Nếu bạn muốn đạt được khả năng tự khẳng định bản thân, trước tiên bạn phải có lòng tự trọng và tự tôn, sau đó bạn mới có thể tôn trọng người khác, cuối cùng sẽ là xử lý hiệu quả các mối quan hệ giữa các cá nhân để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là khóa học bắt buộc đầu tiên trong đời.

Khóa học phát triển khả năng tự khẳng định bản thân là hóa học bắt buộc đầu tiên trong đời.


Tự khẳng định bản thân chính là tôn trọng bản thân và người khác, nó được thể hiện đầy đủ thông qua suy nghĩ, cảm xúc và lấy kỳ vọng làm cơ sở để đạt được điều mong muốn. Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là tạo ra phương thức phát triển dựa trên việc hy sinh quyền lợi của người khác hoặc không chú ý đến cảm nhận của người khác. Mà đó là một quá trình giao tiếp hoặc thương lượng dựa trên niềm tin, thái độ tôn trọng và quyền lợi cũng như các giá trị của nhau.

“Nỗi ám ảnh và tổn thương về những thất bại trong quá khứ” và “cảm giác tự ti vì thua kém so với những người khác” là 2 cạm bẫy làm giảm sự khẳng định bản thân.


Khi lớn lên, ý thức khẳng định bản thân của chúng ta dễ dàng giảm đi. Và nó có thể chia thành 2 nguyên nhân.


Thứ nhất là giá trị trải nghiệm đã tăng lên, những thất bại có thể để lại ấn tượng mạnh mẽ cho bản thân, và chúng ta luôn tự nhủ rằng không bao giờ được dẫm lên vết xe đổ này một lần nữa, đây chính là điều khiến cảm giác tự khẳng định thấp đi. Ví dụ, có một số trải nghiệm như sau:


1. Khi giới thiệu cho khách hàng, đầu óc bỗng trở nên trống rỗng và không nói nên lời trong vài phút.


2. Đã cố gắng hết sức, thậm chí là thức đêm để có thể viết xong một kế hoạch, nhưng lại bị cho là “không đạt yêu cầu” và bị gạt sang một bên.


3. Vì người khác mà làm tốt mọi việc, nhưng lại bị nói là “không cần lo chuyện bao đồng” .


4. Phải tốn rất nhiều công sức để nấu một bàn đầy các món ăn, nhưng đối phương lại nói “Tôi no rồi” và thậm chí không ăn một miếng nào.

Phải tốn rất nhiều công sức để nấu món ngon, kết quả đối phương lại nói “Tôi no rồi” và thậm chí không ăn một miếng nào. (Ảnh: AS Food studio/Shutterstock)


Đối với những thất bại trong quá khứ, nhiều người có tâm lý muốn né tránh. Còn với những sai lầm từng mắc trong công việc thì sẽ cố gắng tránh phát biểu càng nhiều càng tốt trong các cuộc họp, ngại thuyết trình trên sân khấu và không dám đề xuất các dự án mới. Bất kể bạn làm gì, bạn đều sợ bị cản trở, bị phản đối và quá quan tâm đến cảm xúc của người khác.


Không chỉ vậy, nếu trưởng phòng yêu cầu một người rất sợ hãi trong tháng sau sẽ phụ trách việc giới thiệu dự án mới cho khách hàng, thì từ ngày hôm đó người này sẽ rơi vào trạng thái chán nản, lo lắng và sẽ luôn khẳng định rằng bản thân không có khả năng làm được điều này.


Một nguyên nhân khác khiến cho bản thân tự khẳng định mình thấp là do so sánh bản thân với người khác:


1. Năng lực làm việc của tôi không tốt bằng các đồng nghiệp khác.


2. Tôi cũng muốn mỗi ngày đều nở nụ cười trên môi và tràn đầy năng lượng như một chiến binh, nhưng tôi không thể.


3. Tôi không biết cách dạy dỗ con như những bà mẹ khác. Đó là lý do vì sao con tôi bị bắt nạt.


4. Tôi không hấp dẫn như những người phụ nữ khác. Đó là lý do vì sao mối quan hệ của tôi không được lâu dài.

“Tôi không biết cách dạy dỗ con như những bà mẹ khác. Đó là lý do vì sao con tôi bị bắt nạt.”  (Ảnh: Wavebreakmedia/ Shutterstock)


Bất kể là chuyện gì cũng luôn đem bản thân so sánh với người khác, nhất là khi chúng ta già đi. Lấy trình độ học vấn như một ví dụ, giá trị chênh lệch học vấn (so với giá trị trung bình) ban đầu là 55, sau khi học chăm chỉ, nó sẽ dần dần tăng lên 56, 57 và 58. Khi nhìn thấy kết quả của sự cố gắng, bạn sẽ nhìn nhận lại bản thân, và ý thức khẳng định bản thân cũng tự nhiên ngày một cao hơn.


Tuy nhiên, khi biết giá trị chênh lệch học vấn của người A là 65, bạn lại bắt đầu so sánh mình với họ, nghĩ rằng “Mình đã học hành chăm chỉ như vậy nhưng thua người A, mình không còn muốn học tiếp” , và ý thức khẳng định bản thân sẽ bị suy giảm.

“Giá trị chênh lệch của mình ban đầu chỉ có 55. Sau khi cố gắng, nó đã tăng lên 58. Mình đã làm rất tốt và mình sẽ tiếp tục cố gắng trong thời gian tới”.

Đừng bỏ qua cảm giác “mong muốn người khác khẳng định mình”


Khi một người bị ảnh hưởng bởi những vết thương hoặc mặc cảm trong quá khứ, họ thường không thể đưa ra đánh giá tích cực về bản thân, họ sẽ luôn hy vọng sự khẳng định từ người khác và thỏa mãn nhu cầu được người khác tôn trọng. Khi được người khác tôn trọng mới thấy bản thân có giá trị.


Mọi người đều có nhu cầu được người khác tôn trọng, nhưng nếu ý thức tự khẳng định thấp, thì sẽ khó kiểm soát cảm xúc, nội tâm cảm thấy không thỏa đáng nên luôn ở trong trạng thái khao khát sự đánh giá của người khác. Kết quả là hành vi trở nên rất phụ thuộc vào người khác.

Đừng bỏ qua cảm giác “mong muốn người khác khẳng định mình”. (Ảnh: Shutterstock)


Sự chênh lệch về giá trị học lực ở Nhật Bản có thể được quy đổi thành điểm xếp hạng. Nếu giá trị lớn hơn 50 thì điểm nằm ở nhóm trung bình, ngược lại nếu thấp hơn 50 nghĩa là điểm nằm ở nhóm dưới trung bình.


Lấy việc học làm ví dụ, chúng ta sẽ luôn phối hợp với yêu cầu của giáo viên hoặc cha mẹ và cố gắng làm việc chăm chỉ vì họ. Nói một cách đơn giản, mục đích học tập ở đây là việc có được sự khẳng định của giáo viên và phụ huynh.


Lấy công việc làm ví dụ, khi cấp trên nói với bạn “bạn phải làm việc chăm chỉ”“bạn phải đạt được hiệu suất cao ở những mục tiêu đã đề ra” , ngay cả khi bạn cảm thấy không có nhiệt huyết với công ty đó thì bạn cũng sẽ kiên trì cho đến giây phút cuối cùng để “nhận được sự khẳng định từ cấp trên”.


Cuối cùng là lấy việc nuôi dạy con cái làm ví dụ, bạn lầm tưởng rằng nếu cho con học ở trường tốt nhất thì mọi người sẽ nghĩ bạn là một người mẹ tốt, từ đó bạn hoàn toàn không để ý đến suy nghĩ của con cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình.


Ngay cả khi ở trong trạng thái như thế này: Thứ nhất, điểm số ở trường đã có cải thiện; thứ hai, hoàn thành tốt mục tiêu công ty đề ra; thứ ba, để con học trong một trường đạt chuẩn. Nhưng xét cho cùng, tất cả đều không phải là “tự khẳng định mình” . Bạn đang khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn, bạn không biết phải làm gì tiếp theo và chỉ có thể trông chờ vào sự hướng dẫn của những người xung quanh, khi cảm thấy bất lực về bản thân, thì đương nhiên ý thức khẳng định bản thân sẽ lại càng giảm đi.

Nếu động cơ làm việc của bạn không phải là “những gì bạn thực sự muốn làm”, mà là “để đáp ứng mong muốn được người khác tôn trọng”, thì bạn sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi cảm giác bị người khác chỉ dẫn, và cuối cùng sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn của khả năng khẳng định bản thân thấp. Không chỉ vậy, tình hình có thể còn nghiêm trọng hơn.


Xin hãy hiểu một điều, khi bạn “hy vọng được người khác khẳng định mình”, cảm giác của bạn sẽ càng mạnh mẽ, hãy nhớ rằng cảm giác tự khẳng định bản thân của bạn lúc này rất thấp. Hơn nữa, không nên miễn cưỡng thúc ép phải tăng cường cảm giác khẳng định bản thân. Chỉ khi đó, bạn mới có thể bình tĩnh nhìn nhận thực trạng của chính mình.

Làm thế nào để thoát khỏi 2 cạm bẫy này?


Như đã nói, nếu bạn có một “kỷ niệm thất bại khó quên” hoặc “một đối thủ mà bạn thật sự không muốn so sánh nhưng lại không thể gạt đi” thì bạn nên đối phó với nó như thế nào? Câu trả lời là “hãy để nó yên” .


Cho dù là những sự vật, sự việc, thậm chí là con người đã tác động đến bạn như thế nào thì bạn cũng không thể nào dựa vào năng lực bản thân để thay đổi bất cứ điều gì. Bởi vì bạn bị kìm hãm bởi những người hoặc những thứ không thể thay đổi, thế cho nên hãy bỏ qua và chờ đợi thời gian. Điều quan trọng nhất lúc này là chấp nhận hiện trạng và không lo lắng về “quá khứ không thể thay đổi”“đối thủ không thể thay đổi” đó đi.


Khi gặp phải tình huống này, tốt hơn hết là bạn nên ghi những suy nghĩ “cho qua” này vào một cuốn sổ, điều này sẽ khá hiệu quả. Cho phép bản thân đưa ra quyết định, thuyết phục bản thân chấp nhận hiện trạng, hãy làm theo trình tự này và bạn sẽ thoát khỏi những thất bại trong quá khứ cũng như sự so sánh với người khác. Lý do rất đơn giản, đối với những thông tin mà chủ thể chấp nhận, cũng như những suy nghĩ “ hãy quên nó đi”“nhất định sẽ có cách giải quyết”, não bộ con người sẽ không lưu giữ lại chúng .


Chỉ bạn mới biết những gì bạn tạo ra và những nỗ lực đằng sau chứ không phải ai khác, vì thế đừng đem bản thân so sánh với người khác. Nếu bạn có thể tự cho mình một lượt “like” , ý thức khẳng định bản thân của bạn sẽ tự nhiên tăng lên. Ngay cả khi kết quả là thất bại, vẫn có thể bình tĩnh phân tích “Mình đã làm rất tốt phần đó và phần này của mình cần được sửa chữa” , đồng thời tìm ra trọng tâm giai đoạn mở mang tiếp theo.


Khi chúng ta có thể xác định được với chính mình và hành động, chúng ta là đang ở trong trạng thái “nói ‘CÓ’ với cuộc sống của chính mình” . Nếu bạn có thể nhắm mắt lại và “nói ‘CÓ’ với chính mình” , điều đó có nghĩa là bạn đang hoàn toàn ổn, và bạn chắc chắn sẽ trở thành một người biết “khẳng định bản thân” .


Trúc Nhi/ Theo Sound of Hope

6 thói quen đơn giản để có được cuộc sống thuận lợi, vui vẻ Chúng ta ai cũng đều muốn có một cuộc sống đầy đủ và vui vẻ, nhưng không mấy người có được cả hai điều này.

Chia sẻ Facebook