Không thể uống trà để qua đêm?

Chia sẻ Facebook
10/02/2023 23:49:03

Trà pha theo cách thông thường nếu để qua đêm sẽ sinh ra nhiều axit tannic và cafein hoặc bị biến chất, rất không tốt cho cơ thể. Nhưng cũng có một cách pha trà đặc biệt, có thể giữ nguyên dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe.

(Ảnh: virtu studio/ Shutterstock)


Axit tannic là một loại polyphenol, khi lá trà được đun sôi trong nước ở nhiệt độ cao (trên 80 độ C) và ngâm lâu trong nước, axit tannic và cafein trong trà sẽ liên tục tiết ra, làm cho trà đắng khó uống, lại có nhiều cafein, dễ làm cơ thể hồi hộp, dạ dày không thoải mái, cho nên có câu “không uống trà để qua đêm”.


Ngoài ra, do trà đã để ở nhiệt độ phòng quá lâu mà không được bảo quản đúng cách (như đậy nắp cốc, cho vào tủ lạnh…), có thể xảy ra các vấn đề như vi sinh vật phát triển hoặc bám bụi, làm cho nước trà bị hỏng, có mùi chua. Do đó, nếu thấy nước trà trở nên vẩn đục, đậm đặc thì nên đổ đi dù đã để qua đêm hay chưa, vì nước trà lúc này đã không còn thích hợp để uống nữa.


Tuy nhiên, nếu chúng ta pha trà, lấy lá trà ra và bảo quản trà ở nhiệt độ thấp, miễn là trà không “có mùi chua” thì vẫn có thể uống được.


Còn có một loại trà “ngâm lạnh”, khi đó trà được pha bằng nước lạnh ở nhiệt độ thấp (nhiệt độ phòng). Do đó, axit tannic và cafein sẽ không được hòa tan với một lượng lớn trong nước, nên lúc này trà để qua đêm sẽ không bị đắng mà vẫn có thể uống được.

Tác dụng kỳ diệu của trà ngâm qua đêm


Sở dĩ không nên dùng trà để qua đêm vì để lâu hầu hết các vitamin đã bị mất đi. Nhưng trà ngâm qua đêm không bị biến chất có công dụng kỳ diệu trong điều trị y tế.

1. Chống bức xạ

(Ảnh: Hananeko_Studio/ Shutterstock)


Nếu da bị cháy nắng, có thể lau nhẹ bằng khăn nhúng nước trà để qua đêm. Do axit tannic có tác dụng làm dịu da, nên trà qua đêm cũng có tác dụng chống bức xạ.

2. Cầm máu


Nước trà của đêm hôm trước có chứa nhiều axit, có thể ngăn ngừa xuất huyết mao mạch. Nếu bị viêm miệng, nhiệt lưỡi, bệnh mẩn ngứa, chảy máu chân răng… có thể dùng nước trà ngâm qua đêm để súc miệng. Nếu trên thân thể có các vết lở loét, chảy máu ngoài da, cũng có thể dùng nước trà qua đêm để tắm.

3. Dưỡng mắt


Polyphenol trong trà ngâm qua đêm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Nếu trong mắt xuất hiện sợi màu đỏ, bạn có thể dùng nước trà ngâm qua đêm rửa sạch vài lần trong ngày.

4. Giảm ngứa


Gội đầu hoặc lau người bằng nước trà ấm để qua đêm, chất flo trong trà có thể nhanh chóng giảm ngứa và ngăn ngừa bệnh mẩn ngứa.

5. Kích thích mọc tóc, lông mày


Gội đầu bằng nước trà để qua đêm còn có tác dụng mọc tóc, trị gàu. Nếu bạn cảm thấy lông mày của mình thưa thớt, bạn có thể dùng cọ nhúng vào nước trà để qua đêm để chải lông mày hàng ngày. Sau một thời gian dài, lông mày của bạn sẽ trở nên dày và bóng mượt một cách tự nhiên.

6. Làm sạch răng

(Ảnh: Aslysun/ Shutterstock)


Florua trong nước trà có khả năng tăng cường men răng và giảm sâu răng, đồng thời có thể loại bỏ mảng bám vi khuẩn răng miệng. Tốt nhất bạn nên súc miệng bằng nước trà 2-3 phút sau bữa ăn.

7. Loại bỏ hôi miệng


Trong trà có chứa thành phần thuộc loại tinh dầu, mùi thơm thoang thoảng, trước và sau khi đánh răng buổi sáng hoặc sau bữa ăn, súc miệng vài ngụm nước trà để qua đêm sẽ giúp hơi thở thơm tho, thường xuyên súc miệng bằng nước trà có thể loại bỏ hơi thở có mùi.

8. Chống ung thư và chống oxy hóa


Trà sẽ chuyển sang màu nâu đỏ sau khi để lâu, đó là do quá trình oxy hóa polyphenol trong trà thành sắc tố trà màu nâu đỏ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol trong trà và sắc tố trà có tác dụng chống ung thư và chống oxy hóa mạnh mẽ.

9. Khử tanh và dầu mỡ


Nước trà để qua đêm còn có tác dụng khử mùi tanh và dầu mỡ rất mạnh, rửa tay sau khi ăn tôm cua sẽ cho cảm giác sạch sẽ, thơm tho.


Tử Anh, Vision Times

Đôi nét về văn hóa ẩm trà tại Trung Hoa cổ đại

Người Trung Hoa có thói quen đã tồn tại từ lâu đời là "Ăn xong uống một chén trà", cho nên trà có nội hàm văn hóa và lịch sử rất sâu sắc.

Chia sẻ Facebook