Không sinh con – Xu thế phản kháng phi bạo lực ngày càng phổ biến tại Trung Quốc
Giới trẻ Trung Quốc đấu tranh bất bạo động chống ĐCSTQ bằng cách không kết hôn hoặc sinh con (Ảnh minh họa: TonyV3112/ Shutterstock)
Khủng hoảng dân số Trung Quốc đã nổ ra mà nhà cầm quyền không thể giải quyết được. Số liệu kết hôn mới nhất cũng gây sửng sốt với tỷ lệ kết hôn giảm xuống mức thấp kỷ lục, làm bức tranh thêm u ám. Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp lên đỉnh điểm, phản kháng bất bạo động chống lại nhà cầm quyền bằng cách không kết hôn hoặc sinh con trở thành cách cuối cùng thể hiện tinh thần ương bướng của giới trẻ Trung Quốc.
Tỷ lệ kết hôn giảm xuống mức thấp kỷ lục
Kể từ năm 1986, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ghi chép dữ liệu tỷ lệ kết hôn, năm 2022 tỷ lệ này của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất. Theo dữ liệu được công bố trên trang web của Bộ Nội vụ ĐCSTQ, năm ngoái chỉ có 6,83 triệu cặp hoàn thành đăng ký kết hôn, ít hơn năm trước đó khoảng 800.000.
Đáng chú ý là số liệu trên bao gồm cả kết hôn lần đầu và tái hôn. Xét theo tình hình hiện tại, tỷ lệ kết hôn năm 2023 cũng khó khả quan.
Tỷ lệ kết hôn là tỷ lệ giữa số cuộc kết hôn trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) so với dân số trong một phạm vi nhất định trong cùng thời kỳ. Chỉ tiêu phổ biến nhất về tỷ lệ kết hôn là tổng số lần kết hôn trong một thời kỳ nhất định so với tổng dân số trong cùng thời kỳ, gọi là tổng tỷ lệ kết hôn, gọi tắt là tỷ lệ kết hôn.
Năm 2013, số lượng đăng ký kết hôn ở Trung Quốc đạt đỉnh với 13,469 triệu cặp đôi, sau đó bắt đầu giảm dần theo từng năm. Đồng thời, từ năm 2014 tỷ lệ kết hôn cũng giảm dần qua từng năm, năm 2021 tỷ lệ kết hôn là 5,4‰, trong khi năm 2013 có mức 9,9‰.
Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở Trung Quốc cũng không ngừng tăng cao, tức là độ tuổi kết hôn cũng ngày càng gia tăng. Theo dữ liệu điều tra dân số Trung Quốc lần 7, độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình ở Trung Quốc năm 2020 là 28,67 tuổi, cao hơn gần 4 năm so với mức 24,89 tuổi của năm 2010. Nhưng vấn đề chính đáng chú ý hơn cả là xu thế nhiều bạn trẻ chọn cách không kết hôn.
Sự sụt giảm tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc là do nhiều yếu tố, bao gồm như: suy giảm cơ sở dân số (population base), mất cân bằng tỷ lệ giới tính, và chi phí hôn nhân cao. Tất nhiên còn có một số yếu tố đặc biệt.
ĐCSTQ trong suốt một thế kỷ tồn tại đã dùng bạo lực và lừa dối để đánh lừa người dân Trung Quốc và thế giới, khi người dân Trung Quốc đối mặt với các mối đe dọa từ chính quyền thì để bày tỏ sự phẫn uất đã tự nhủ “chúng tôi là thế hệ cuối cùng” – vì họ không muốn các thế hệ tương lai bị ĐCSTQ cưỡng bức; khi các quan chức ĐCSTQ có thể tự hào rằng “con trai ông ta là điểm yếu của ông ta”, ý đồ lợi dụng điều đó để ép buộc người dân thỏa hiệp… thì đây là nguồn hiểm họa tiềm ẩn của ĐCSTQ và cũng là bi kịch của dân tộc Trung Hoa.
Hồng Kông có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, tư duy “thế hệ cuối cùng”?
Tác động vào nền kinh tế
Sau năm 2013, tại sao số lượng cuộc hôn nhân tại Trung Quốc liên tiếp giảm trong 9 năm liền?
Trong 20 năm qua, tỷ lệ sinh của Trung Quốc có xu hướng giảm. Theo Niên giám thống kê của Tổng điều tra dân số Trung Quốc lần 7, số lượng người sinh sau 1980, sau 1990, sau 2000, sau 2010 hiện sống ở Trung Quốc lần lượt là: 215 triệu, 178 triệu, 155 triệu, 173 triệu.
Theo trực quan đó, với tư cách là nhóm dân số vừa để kết hôn, quy mô dân số của những người sinh sau 1980, sau 1990 và sau 2000 đã giảm đáng kể so với thế hệ trước đó sinh sau 1960 và sau 1970.
Nếu lấy độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình nói trên là 28,67 tuổi làm mốc thì hiện nay nhóm vào độ tuổi kết hôn chính đều sinh ra ở giai đoạn sau 1990, số lượng của nhóm này ít hơn 40 triệu so với nhóm sinh ra sau 1980, còn nhóm sau 2000 so với nhóm sau 1990 cũng trong tình hình suy giảm tiếp.
Thực tế này có nghĩa là suy giảm dân số Trung Quốc không ngừng gia tăng.
Năm 2022 dân số Trung Quốc lần đầu tiên sụt giảm sau 6 thập niên, tỷ lệ sinh giảm từ 7,52/1000 người năm 2021 xuống còn 6,77/1000 người vào 2022 – mức thấp nhất trong lịch sử. Trong bối cảnh giảm lực lượng lao động và khủng hoảng lương hưu do dân số già gây ra, người Trung Quốc sẽ già trước khi giàu – điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Trung Quốc.
“Thanh niên 4 không” ở TQ: Không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con
Diễn biến khủng hoảng dân số Trung Quốc trong 20 năm qua
Rất nhiều vấn đề hệ trọng đã xảy ra trong giai đoạn năm 2000-2010, nhưng vấn đề chính nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi dân số là sự bùng phát của SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do coronavirus, được ĐCSTQ gọi là SARS) năm 2002 – 2003, dẫn đến số lượng lớn người thiệt mạng, nhưng bi kịch này bị ĐCSTQ che đậy vì không muốn mất mặt trước công luận quốc tế.
Cho đến cuộc điều tra dân số quốc gia lần 6 thì khủng hoảng dân số Trung Quốc đã nổi rõ. Cuộc điều tra dân số Trung Quốc lần 6 được thực hiện tháng 11/2010 và dữ liệu được công bố tháng 4/2011. Nhưng ĐCSTQ đã giở mánh khóe về cuộc điều tra này: So với 5 cuộc điều tra dân số trước đó chỉ khảo sát dân số có quốc tịch Trung Quốc và thường trú tại Trung Quốc, nhưng cuộc điều tra dân số này lần đầu tiên bao gồm cả những người từ nước ngoài đến Trung Quốc. Đặc biệt, dữ liệu bao gồm dân số của Đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao, thậm chí còn tính cả dân số của các đảo như Đài Loan và Bành Hồ thuộc thẩm quyền thực tế của Chính phủ Đài Loan, vì vậy tổng dân số đã tăng thêm vài chục triệu người.
Năm 2011, ĐCSTQ trong bối cảnh thay đổi khóa lãnh đạo, vào quá trình chuyển giao quyền lực cao nhất khiến Trung Nam Hải không thể tập trung xem xét vấn đề dân số. Tháng 2/2012 xảy ra “biến cố Vương Lập Quân” , ông Vương Lập Quân (khi đó là phó thị trưởng thành phố Trùng Khánh kiêm Giám đốc Sở Công an thành phố Trùng Khánh bị truy cứu tội phản loạn) đã chạy trốn vào Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô – biến cố lớn này đã làm lu mờ mọi thứ khác bao gồm vấn đề dân số.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, đã ý thức được khó khăn trong việc giữ quyền lực, do đó ông Tập dùng các thủ đoạn như “chống tham nhũng” để tấn công các đối thủ chính trị, dường như quyền lực chỉ củng cố vững sau khi thanh trừng xong ông Chu Vĩnh Khang đương nhiệm khi đó là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (Chu bị lập án năm 2014 và kết án năm 2015). Trong thời kỳ này, Trung Nam Hải cũng bắt đầu đối phó với cuộc khủng hoảng dân số. Tháng 11/2013 ĐCSTQ quyết định thực hiện chính sách những cặp nào có 1 con mà là nữ thì được sinh con thứ 2, hầu hết các tỉnh đã thực hiện chính sách này vào tháng 3/2014 nhưng không có hiệu quả, dân số sinh không tăng mà lại giảm.
Trong bối cảnh đó, năm 2015 ĐCSTQ đã thực hiện phổ cập chính sách sinh 2 con, nhưng cuộc khủng hoảng dân số sớm đã nổ ra rồi. Ngoại trừ một đợt tăng đột biến về số ca sinh năm 2016, trong 4 năm tiếp theo số trẻ sơ sinh giảm hàng năm.
Cuộc điều tra dân số Trung Quốc lần 7 bắt đầu tháng 11/2020. Giống như cuộc điều tra dân số lần 6, dữ liệu này vẫn bao gồm dân số của Đặc khu hành chính Hồng Kông và Macao, đồng thời vẫn bao gồm dân số của Đài Loan, Bành Hồ và các đảo khác thuộc quyền tài phán thực tế của Đài Loan.
Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng dân số đó thì kết quả điều tra dân số của ĐCSTQ rất xấu. Cục Thống kê đã làm thêm giờ để tổng hợp dữ liệu, thời gian công bố bị trì hoãn hết lần này đến lần khác, cuối cùng vào ngày 11/5/2021 đã công bố một báo cáo đầy sơ hở. Sau đó, Bộ Chính trị của ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 31/5, tuyên bố thực hiện chính sách mới nới lỏng hơn, theo đó mỗi gia đình có thể sinh 3 con và còn được những hỗ trợ, ngoài ra còn thúc đẩy luật tăng dần tuổi nghỉ hưu – cho thấy cuộc khủng hoảng lương hưu của Trung Quốc khiến ĐCSTQ phải hành động để giảm áp lực.
Nhậm Trọng Đạo
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, được đăng trên Vision Times .)
“Thanh niên 4 không" ở TQ: Không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con Gần đây, một video về “Thanh niên 4 không" (không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con) đã lan truyền trên Internet TQ.