Không phải giá càng cao càng có lợi, các nhà sản xuất ô tô đang đối mặt với mối đe dọa lớn nếu bỏ qua vấn đề này, đặc biệt là Tesla

Chia sẻ Facebook
11/10/2022 10:05:04

Những chiếc xe có giá ngày càng đắt đỏ ngày càng không phải sự lựa chọn thông thái cho người tiêu dùng. Các hãng ô tô lớn vốn theo đuổi phương châm “giá trị chứ không phải số lượng” đang dần đánh mất một thị trường tiềm năng và tạo ra cơ hội lớn cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.


Giá xe ngày càng đắt đỏ

Ngành công nghiệp ô tô đang gặp phải một thách thức mới khi gần đây một mẫu xe lý tưởng được công bố với mái và mui xe được làm từ các tông.

Đó là chiếc Oli chạy bằng pin, được thương hiệu Stellantis trưng bày vào tháng trước, có tốc độ tối đa 110 km/h và nặng khoảng 1.000 kg. Thông điệp của công ty gân ấn tượng mạnh với người tiêu dùng và các nhà sản xuất xe khác: “Đã đến lúc dừng lại vào việc sản xuất những chiếc xe với chi phí đắt đỏ, thay vào đó hãy tạo ra những phương tiện thuần túy, nhẹ hơn, đơn giản hơn và quan trọng giá cả phải chăng hơn.”

Chiếc xe Oli chạy bằng pin. Ảnh:WSJ


Mặc dù những chiếc SUV và xe tải với chất liệu gizmo vẫn cực kì phổ biến trên thị trường hiện nay, tuy nhiên chúng ngày càng trở nên đắt đỏ, đặc biệt là với những mẫu xe điện. Giá trung bình của một chiếc xe điện ở Mỹ hiện nay đã vượt 66.000 USD. Vào tuần trước, Ford đã tăng giá chiếc xe bán tải chạy điện F-150 Lightning do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao.

Giá cả tăng cao đã gây ra sự suy thoải và cản trở doanh số bán ô tô sau đại dịch, đồng thời làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng. Ngay cả những người được hưởng lợi từ xu hướng này như Elon Musk của Tesla cũng thừa nhận giá cả xe hiện nay đã đạt mức đắt đỏ đáng lo ngại, gây ra các mối nguy hiểm tiềm ẩn cho ngành.

Giá xe trung bình tại Mỹ ngày càng tăng cao. Đồ họa: WSJ

Với việc hỗ trợ khoản tín dụng mua xe không còn thúc đẩy doanh số bán hàng, các nhà sản xuất ô tô sẽ cần phải tìm ra những phương pháp mới để thu hút người tiêu dùng, nếu không họ sẽ bị đánh bại bởi các hãng xe đối thủ có giá rẻ hơn hoặc các phương tiện di chuyển rẻ hơn.

Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn đã gây nhức nhối trong ngành công nghiệp xe ô tô. Mặc dù đã được cải thiện trong thời gian gần đây, tuy nhiên người mua xe đều cân nhắc kĩ hơn khi giá cả những chiếc xe ngày một tăng lên.

Lãi suất trung bình đối với khoản vay mua ô tô của Mỹ đạt 5,7% trong quý 3 năm nay, trong khi khoản trả nợ trung bình hàng tháng đã tăng lên hơn 700 USD. Theo các nhà phân tích tại Edmunds, cứ 7 người tiêu dùng thì có 1 người cam kết bỏ ra hơn 1.000 USD/tháng cho chiếc xe của họ.

Niềm hi vọng vào một chiếc xe cũ giá rẻ của người tiêu dùng cũng bị dập tắt. Các khoản vay mua ô tô đã qua sử dụng có xu hướng đắt hơn và khan hiếm xe cũ.

General Motors Co. và Chrysler đã đệ đơn phá sản vào năm 2009 khi giá nhiên liệu và nguyên liệu tăng cao khiến người mua từ chối những chiếc xe tải và SUV ngốn xăng của Detroit. Thay vào đó người tiêu dùng chuyển sang những chiếc sedan đến từ các nhà sản xuất châu Á tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Tháng trước, nhà bán lẻ ô tô đã qua sử dụng CarMax Inc. cảnh báo rằng giá cao, lãi suất tăng và niềm tin của người tiêu dùng thấp đều đang ảnh hưởng đến doanh số bán ô tô đã qua sử dụng.

Cho đến nay, khách hàng đã phải chịu nhiều thiệt hại hơn so với nhà sản xuất. Các nhà sản xuất ô tô đã tận dụng tối đa tình trạng thiếu chip bằng cách tăng giá, cắt giảm các ưu đãi mua hàng và ưu tiên sản xuất các mẫu xe đắt tiền nhất của họ.

“Giá trị chứ không phải khối lượng” đã trở thành câu thần chú trong ngành ô tô và nó tạo nên điều kỳ diệu cho tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất. Tuy nhiên cách tiếp cận này đang mở ra một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc và các nhà sản xuất ô tô giá rẻ, theo nhà phân tích Philippe Houchois của Jefferies. Đặc biệt đáng báo động với ông lớn Tesla khi giá xe của họ ngày càng đắt đỏ và họ không có ý định sản xuất những chiếc xe điện giá rẻ.

Điều đó đặc biệt đúng với xe điện vì lòng trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng vẫn chưa trở nên vững chắc.


Sự trỗi dậy của xe điện giá rẻ

Theo Schmidt Automotive Research, khoảng 5% doanh số bán xe điện ở Tây Âu trong 7 tháng đầu năm nay là của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Công ty BYD của Trung Quốc đã mở rộng cuộc tấn công vào thị trường châu Âu vào tuần trước với hợp đồng 100.000 xe với công ty cho thuê xe hơi Sixt SE của Đức. Great Wall Motor Co. đang chuẩn bị vận chuyển xe điện nhỏ sang châu Âu, bất chấp mức thuế nhập khẩu 10% của khối.

Chính phủ các nước có thể giúp đỡ những người tiêu dùng đang gặp khó khăn bằng cách trợ cấp tiền thuê cho những người có thu nhập thấp hoặc cung cấp các ưu đãi mua hàng hấp dẫn cho các mẫu xe điện rẻ nhất. Tuy nhiên, từ góc độ người tiêu dùng, các cải cách tín dụng thuế xe điện của chính quyền ông Biden sẽ khiến hàng nhập khẩu giá rẻ của châu Á trở nên kém cạnh tranh hơn.

Thực tế có rất nhiều cách mà các nhà sản xuất ô tô có thể thực hiện để kìm hãm sự tăng giá của những chiếc xe. Họ hoàn toàn có thể cắt bỏ một phần tỷ suất lợi nhuận của họ, các nhà bán lẻ cũng có thể làm tương tự với việc không bán giá xe cao hơn so với mức giá khuyến nghị.

Trên hết, ngành công nghiệp này cần tập trung nhiều nỗ lực hơn vào những chiếc xe mà khách hàng phổ thông có thể mua được. Mặc dù Tesla vẫn chưa giới thiệu một mẫu xe giá rẻ nào, nhưng General Motors đã khen ngợi việc giảm giá của Chevrolet Bolt (mặc dù nhu cầu rất cao) và cam kết tung ra một chiếc SUV chạy bằng pin vào năm 2024 với giá chỉ 30.000 USD.

Giá rẻ không có nghĩa là không hấp dẫn. Chiếc Spring của hãng Dacia, được sản xuất tại Trung Quốc và có giá khoảng 20.000 euro (tương đương 19.800 USD) chưa đi kèm ưu đãi, đã nhận được hơn 30.000 đơn đặt hàng toàn cầu trong nửa đầu năm nay. Nhìn chung, doanh số bán hàng của Dacia đã tăng 5,9% trong giai đoạn đó, một trong số ít các thương hiệu lớn tránh được sự sụt giảm trong doanh số bán hàng.

Fiat 500 mini là mẫu xe điện bán chạy nhất ở Tây Âu trong quý 2 năm nay. Còn chiếc Citroën Ami với tốc độ tối đa 45 km/h và chiều dài 2,4 mét (8 feet), chiếc tay ga điện chạy trong thành phố tiện dụng được sản xuất tại Ma-rốc hiện có sẵn ở Vương quốc Anh với giá chỉ 20 bảng Anh (22,50 USD/tháng, cộng với khoản đặt cọc 2.369 bảng Anh. Mặc dù về mặt kỹ thuật không phải là một chiếc xe hơi và học sinh 14 tuổi cũng có thể lái, phương tiện này đã thu hút hơn 23.000 đơn đặt hàng ở châu Âu tính đến tháng 7.

SUV và những chiếc xe tải hạng nặng thường không phải là giải pháp di chuyển tốt nhất trong những thành phố đông đúc, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng các hóa đơn sinh hoạt. Xe đạp điện cũng đang trở thành một lựa chọn thay thế ngày càng hấp dẫn.


Theo WSJ

Chia sẻ Facebook