Không phải Ai Cập, đây mới là nền văn minh đầu tiên của nhân loại với nhiều phát minh vượt bậc khiến người đời thán phục
Cho đến ngày nay, con người hiện đại vẫn đang kế thừa nhiều di sản quý giá của người Sumer cổ đại.
Từ xa xưa, sự xuất hiện và phát triển của con người thường gắn liền với những nền văn minh đặc trưng. Trong đó, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là những con sông, là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã hội con người. Do đó, nền văn minh đầu tiên của nhân loại - nền văn minh Sumer đã ra đời dựa trên điều kiện thuận lợi này.
Sumer là một nền văn minh cổ đại xuất hiện khoảng 3.800 năm trước Công Nguyên, được thành lập ở vùng Lưỡng Hà thuộc vùng Lưỡi liềm màu mỡ nằm giữa sông Tigris và sông Euphrates, tức phía nam Iraq ngày nay.
Sự hình thành
Sumer được con người định cư lần đầu tiên từ năm 4500 đến 4000 năm trước Công nguyên, mặc dù có thể một số người định cư đã đến sớm hơn nhiều.
Văn hóa của họ bao gồm một nhóm các thành bang, bao gồm Eridu, Nippur, Lagash, Kish, Ur và thành phố đầu tiên - Uruk.
Vào thời kỳ đỉnh cao khoảng năm 2800 trước Công nguyên, thành phố có dân số từ 40.000 đến 80.000 và được coi là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới thời bấy giờ. Kiến trúc của khu vực này cũng vô cùng đặc biệt khi m ỗi thành phố, bang của Sumer đều được bao quanh bởi một bức tường được xây dựng bằng gạch bùn phẳng-lồi. Tuy nhiên, do không được trộn với vữa nên dễ bị xuống cấp theo thời gian.
Những thành tựu quan trọng
Nhờ sự màu mỡ đặc biệt của hai vùng châu thổ do phù sa của chính hai dòng sông Tigris và Euphrates tạo ra, sự phát triển của nền văn minh này đáng kinh ngạc đến mức xuất hiện nhiều giả thuyết cho rằng người Sumer nhận sự giúp đỡ từ người ngoài hành tinh để có được sự phát triển đến như vậy.
Ban đầu, họ còn sống tập trung với nhau để chăn nuôi và làm ruộng theo chế độ công xã thị tộc. Sống ở những nơi tương đối khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng người Sumer không chỉ am hiểu địa chất học, biết cách lấy quặng và quy trình nấu chảy mà còn chế tạo ra hợp kim đầu tiên trong lịch sử loài người.
Thậm chí, họ còn chế tạo được đồ gốm, dệt vải, xây nhiều công trình thuỷ lợi và biết cách dùng trâu, bò để cày ruộng trước những nền văn minh cổ đại khác như Ai Cập, Hoàng Hà,...
Người Sumer cũng có những công trình to lớn như Kim tự tháp – Đài chiêm tinh Ziggurat, một công trình mang tính chất tôn giáo – thiên văn thời kỳ đó.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu về sự có mặt của chữ viết, thiên văn học hay toán học, hình học, y học cũng được các nhà khoa học tìm thấy trong những tàn tích cổ đại còn sót lại của người Sumer. Trong đó, có nhiều thành tựu thậm chí vẫn còn được người hiện đại sử dụng cho đến ngày nay như bảng cửu chương, cách tính diện tích, chu vi hay cách phẫu thuật mở hộp sọ,...
Ngoài ra, người Sumer cũng phát triển nhiều vũ khí cũng như đồ vật hỗ trợ cho nhiều cuộc chiến tranh của họ như giáo, mũ trụ đồng và mang các tấm khiên bằng da hay liễu gai, xe ngựa và xe bò như những chiến xa chiến đấu cơ động.
Sự suy tàn
Năm 1940 trước Công Nguyên, Sumer bị người Elamite xâm chiếm và tiến hành cướp phá các thành bang. Sau đó, đến triều đại Hammurabi của Babylonia, người Babylonia thống nhất các vùng đất Lưỡng Hà, người Sumer diệt vong. Đến khoảng năm 1700 trước Công Nguyên, người Sumer đã dần bị đồng hóa với người Assyria và Babylonia.
Nguồn: History