Không mắc Covid-19 nhưng nhịp tim thường xuyên đập nhanh có nguy hiểm không?

Chia sẻ Facebook
17/04/2022 15:57:26

Chưa từng mắc Covid-19 nhưng nhiều người có triệu chứng hồi hộp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực… nếu chủ quan không đi khám sẽ khó lường vì đây có thể là bệnh lý nguy hiểm.

Không mắc Covid-19, đo Spo2 nhịp tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Anh Nguyễn Văn Tuấn – trú quán tại Định Hoá, Thái Nguyên đi khám bệnh vì gần đây anh thường xuyên cảm giác nhịp tim đập nhanh hơn, hồi hộp và mệt. Thi thoảng, anh cảm nhận trống ngực đập và tâm lý lúc nào cũng hồi hộp, lo lắng. Anh đo thử nhịp tim trên máy Spo2 lên tới hơn 100 lần/phút.

Anh Tuấn cho biết mình chưa mắc Covid-19. Ban đầu các triệu chứng giống với hậu Covid-19 nhưng nhiều lần xét nghiệm vẫn âm tính. Khi đến khám, bác sĩ cho biết anh bị rối loạn nhịp tim.

Trường hợp bệnh nhân Vũ Thế A. 32 tuổi, quê Thanh Hóa, thường xuyên bị cơn hồi hộp trống ngực, khó thở, tức ngực, mệt mỏi… Các triệu chứng nghe rất quen thuộc của hậu Covid-19. Anh A. kể cả nhà anh đều mắc Covid-19 riêng anh lại âm tính dù xét nghiệm nhiều lần.

Các triệu chứng này xuất hiện một thời gian, anh lúc nào cũng lo lắng và đến khi đi khám, anh A. mới biết mình bị mắc bệnh rối loạn nhịp tim hiếm gặp ở người trẻ.

Bác sĩ khảo sát bằng điện tim đồ trong 24 giờ liên tục, thấy xuất hiện nhiều cơn rung nhĩ trong ngày. Bệnh nhân tiếp tục được làm xét nghiệm tìm các yếu tố nguy cơ thường gặp liên quan đến rung nhĩ như siêu âm tim, hormone tuyến giáp…

Còn trường hợp chị Lê Thị Hằng – Đống Đa, Hà Nội đi khám vì thường xuyên thấy hồi hộp, đánh trống ngực. Mỗi lần hồi hộp, nhịp tim lại nhanh hơn. Khi đến khám tim mạch, bác sĩ không phải hiện có bất thường gì nên bác sĩ giới thiệu chị Hằng đến cơ sở chuyên khoa tâm thần khám. Khi khám tâm thần kinh, chị Hằng được bác sĩ chẩn đoán rối loạn lo âu khiến người bệnh trong trạng thái hồi hộp, đánh trống ngực và đẩy nhịp tim lên nhanh.

Ảnh minh hoạ.

Theo bác sĩ Nguyễn An Pháp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tim đập nhanh không thể xem thường. Nếu người bệnh tim thường xuyên đập nhanh, tức là trên 100 lần/ phút, ngay cả khi bạn ở trạng thái nghỉ ngơi thư giãn, bạn cần được thăm khám tim mạch và các vấn đề liên quan.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh có rất nhiều, trong đó có những nguyên nhân không xuất phát từ tim.

Tuy nhiên, các tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài, cho dù nguyên nhân không phải do tim, thì về lâu về dài vẫn sẽ có ảnh hưởng xấu tới trái tim của bạn. Bởi vì, trái tim đập nhiều là phải làm việc quá sức để duy trì việc co bóp nhanh và nhiều trong thời gian dài, thì trái tim sẽ sớm “kiệt sức” và không thể khỏe mạnh lâu được.

Bên cạnh đó, tim đập nhanh cũng sẽ khiến người bệnh bị giảm khả năng gắng sức, mau thấy mệt khi gắng sức.

Không chỉ đập nhanh, nếu tim đập chậm hơn 60 lần/ phút, và bạn không phải là người luyện tập thể lực cường độ cao, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý của tim. Các bệnh lý dẫn đến tình trạng chậm nhịp có thể kể đến như: block dẫn truyền, hội chứng suy nút xoang,…

Nếu người bệnh còn có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực cũng hết sức cảnh giác. Bởi vì triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực là cảm giác chủ quan của người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy tim đập nhanh, mạnh, có người mô tả “tim đập như có ai đánh trống lân trong ngực”.

Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực khi đang nghỉ ngơi thường đi kèm với tình trạng rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh, rung nhĩ…). Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đánh trống ngực đều có bệnh lý ở tim. Các nguyên nhân khác gây ra biểu hiện đánh trống ngực còn có: trạng thái tâm lý (hoảng loạn, rối loạn lo âu…), do một số loại thuốc khiến nhịp tim nhanh, hoặc do sử dụng chất kích thích (thuốc lá, cà phê, nước tăng lực…)

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực hay ghi nhận tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh – chậm hoặc không đều, bạn cần được thăm khám tim mạch sớm bởi các Bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc trong những trường hợp này.

Để phòng bệnh tim mạch, bác sĩ An Pháp cho rằng người dân cần áp dụng lối sống điều độ, lành mạnh; thường xuyên tập thể dục; có chế độ ăn hợp lý, không uống rượu bia (những chất kích thích này có thể làm xấu hơn các tình trạng rối loạn nhịp tim)...; có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress, tuyệt đối không hút thuốc.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Nam thanh niên tái dại, lo lắng hỏng 'súng' vì thói quen nhiều quý ông từng làm

icon 0

Nếu người bệnh không được phẫu thuật kịp thời, gãy 'súng' có thể khiến 'cậu nhỏ' bị thiểu dưỡng, lưu thông máu kém dẫn tới hoại tử và buộc phải cắt bỏ.

Hoại tử, sốc nhiễm khuẩn buộc phải làm hậu môn giả chỉ vì đắp thuốc nam chữa nhọticon0Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) mới tiếp nhận nữ bệnh nhân bị hoại tử tầng sinh môn do đắp thuốc nam điều trị nhọt.

Body triệu người mê của mẹ bỉm sữa Việt 2 con tại Úc

icon 0

Chị Hanh Vu Nelson sinh năm 1988, bà mẹ 2 con hiện đang sống ở Perth, Tây Úc được nhiều người trong cộng đồng mê gym yêu thích vì body siêu chuẩn với số đo 3 vòng 80 - 61 - 97 với bài tập ngay tại nhà.

Vỡ tử cung vì rau cài răng lược: Nỗi ám ảnh của người mang thaiicon0Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa cấp cứu thành công một sản phụ vỡ tử cung ngay tại vị trí rau cài răng lược.

Quý ông 'săn lùng' loại rượu này cải thiện tình trạng 'trên bảo dưới không nghe' hậu Covid-19

icon 0

Rượu ba kích, tắc kè… được nhiều quý ông săn lùng thời gian này nhằm cải thiện tình trạng “trên bảo dưới không nghe” sau thời gian mắc Covid-19.

Ngày 14/4: Có 23.012 ca COVID-19 mới; số khỏi bệnh gấp gần 4 lần số mắc

icon 0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết có 23.012 ca mắc mới tại 62 tỉnh, thành; Số ca khỏi nhiều gấp gần 4 lần số mắc mới.

Đau lưng hậu Covid-19, đi khám thì do ung thư 'ăn' vào cột sống

icon 0

Tại nhiều bệnh viện, phòng khám, số bệnh nhân đến khám đã tăng trở lại. Sau gần 1 năm dịch bệnh hoành hành người dân e dè tới các bệnh viện khám dẫn tới nhiều bệnh lý phát hiện quá muộn trong đó có ung thư.

Muốn ly thân vì chồng 'kéo gỗ', 6 nguyên nhân ngủ ngáy

icon 0

Từ ngày cưới nhau, anh Th. thường xuyên ngủ ngáy. Vài năm đầu vợ anh đi làm về mệt còn ngủ được. Sau này, chị mất ngủ liên miên vì tiếng ngáy của chồng.

Trẻ 5-11 tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19, những mốc thời gian cần đặc biệt lưu ý sau tiêm

icon 0

TS.BS Lê Kiến Ngãi lưu ý có những mốc thời gian rất quan trọng: 30 phút, 24h, 3 ngày, 1 tuần và 28 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý.

Ngày 13/4: Cả nước có 24.623 ca mắc mới Covid-19, gần 14.000 ca khỏi

icon 0

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 13/4 của Bộ Y tế cho biết cả nước có 24.623 ca mắc mới, tăng hơn 1.800 ca so với hôm qua. Trong ngày có gần 14.000 ca khỏi và 20 trường hợp tử vong.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook