Không hút thuốc, không rượu bia, người đàn ông 65 tuổi mắc ung thư phổi vì một thói quen hay làm mỗi tuần

Chia sẻ Facebook
29/09/2022 00:03:52

Một người đàn ông 65 tuổi không hút thuốc và có thói quen sinh hoạt tốt bất ngờ phát hiện mình mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 2. Bác sĩ chỉ ra rằng, một thói quen thường thấy ở nhiều gia đình châu Á có thể chính là thủ phạm.

Hút thuốc lá hoặc khói thuốc thụ động là yếu tố gia tăng nguy cơ lớn nhất dẫn đến ung thư phổi, tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất. Bên cạnh đó, trong môi trường hàng ngày còn có những sát nhân không kém phần quan trọng khác.

Một người đàn ông 65 tuổi, ở Thái Lan, chưa bao giờ hút thuốc lá và có thói quen tránh xa khói thuốc từ người khác đã mắc bệnh ung thư phổi, căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Manu, một chuyên gia về bệnh hô hấp Thái Lan cho biết, người đàn ông này phát hiện thấy khối u ở phổi trái cách đây 7 năm (khoảng năm 2015) trong một lần kiểm tra sức khỏe. Ông ấy không bị ho, sốt, đau ngực hay lên cân. Các triệu chứng thể hiện ra ngoài lúc đó chỉ là dễ kiệt sức và mệt mỏi.

Sau khi soi PET SCAN, phát hiện nghi là ung thư phổi, bác sĩ đã chỉ định ông ấy tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u kích thước khoảng 4 cm. May mắn là, khi đó tế bào ung thư chưa di căn sang các cơ quan khác và bạch huyết.

Bác sĩ điều trị nhận định rằng, người đàn ông bị "ung thư phổi giai đoạn 2A", có 60% cơ hội sống thêm 5 năm sau cuộc phẫu thuật. Điều tuyệt vời là ông đã sống đến năm thứ bảy, còn bệnh ung thư phổi vẫn chưa có dấu hiệu tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh được chỉ ra, mặc dù thói quen sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi của bệnh nhân rất tốt nhưng ông lại có một thói quen tiềm tàng nhiều nguy hiểm. Đó là cứ thứ 5 hàng tuần, ông lại đốt 20 cây hương. Mỗi lần như vậy, ông vẫn ngồi trong phòng nên liên tục hít phải khói. Thói quen này đã kéo dài gần 6 năm liên tục.

Rất nhiều người thích ngửi mùi đốt hương, bởi ngày nay nó được chế tạo với nhiều mùi hương khác nhau như hương trầm, hương quế...có thể lưu lại lâu trong phòng. Nhưng liệu mùi hương có độc không? Câu trả lời là có. Hương hay nhang khi đốt lên có thể tạo ra các chất như C0, C02, S02, benzen...những hợp chất này có thể gây ra triệu chứng khó thở, buồn nôn, giảm khả năng tập trung, tăng nguy cơ bệnh tim mạch hô hấp...

Bởi việc sản xuất nhang thơm người ta đã sử dụng các loại hóa chất rẻ tiền để tẩm vào nhang từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của người tiêu dùng.

Ung thư phổi: Nhiều nguyên nhân tiềm ẩn ngay trong cuộc sống

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chiếm khoảng 12,4% các loại ung thư. Bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao thứ 2, chỉ sau ung thư gan. Theo thông tin từ Bệnh viện 103, từ năm 2000, số bệnh nhân bị ung thư phổi là 6.905 trường hợp. Đến 2013, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi đã tăng lên gấp 4 lần. Mỗi năm có khoảng 20.000 bệnh nhân, trong đó có 17.000 ca tử vong. Tỉ lệ mắc K phổi nam giới hơn so với nữ giới.

Ngoài hút thuốc, có nhiều nguy cơ gây bệnh ung thư phổi nguy hiểm không kém, tiềm ẩn trong môi trường sống hàng ngày của chúng ta. Chẳng hạn như ô nhiễm không khí, hít phải quá nhiều amiăng, khói bếp, khí độc hại, chất phóng xạ, từng bị nhiễm trùng phổi trong quá khứ hay nguy cơ đến từ nghề nghiệp đặc thù (thợ mỏ, lính cứu hỏa, v.v.) đều là những yếu tố có thể gây ung thư phổi.

Theo thông tin từ Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến cáo, có 3 nhóm người nên thường xuyên tầm soát ung thư phổi hàng năm với chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) bao gồm:


Những người hút thuốc 20 bao/năm hoặc nhiều hơn;

Những người vẫn đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây;


Những người tuổi từ 50 – 80.

Theo các chuyên gia, tầm soát ung thư phổi chỉ được khuyến cáo cho người lớn có các nguy cơ cao phát triển bệnh do tiền sử hút thuốc lá và tuổi tác; người không có các vấn đề sức khỏe làm giảm năng lực hoặc tuổi thọ; người mong muốn phát hiện sớm ung thư và nếu có thể phẫu thuật nếu cần.

Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ý rằng, kết quả tầm soát ung thư phổi có thể gợi ý một người có ung thư phổi trong khi thực tế thì không phải ung thư. Kết quả này được gọi là dương tính giả. Dương tính giả có thể dẫn đến việc thực hiện thêm các xét nghiệm khác và phẫu thuật không cần thiết, điều này làm tăng thêm các nguy cơ cho bệnh nhân.

Theo thông tin từ khoa Nội 1, Bệnh viện K, mặc dù hầu hết những trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nhưng cũng có một số người thấy được những dấu hiệu sớm của bệnh, chẳng hạn như ho nhiều, tức ngực, khó thở, khàn tiếng thường xuyên…

Những triệu chứng này không chỉ là dấu hiệu của ung thư phổ mà cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh khác. Vì thế, không nên quá sợ hãi, hoang mang khi gặp dấu hiệu bệnh. Thay vào đó, khi phát hiện bất kỳ thay đổi nào của cơ thể, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng, loại trừ khả năng bị bệnh, đồng thời kịp thời phát hiện và điều trị sớm nếu có bệnh.

Chia sẻ Facebook