Không còn muốn gắn bó với công ty sau khi đồng nghiệp thân nghỉ việc

Chia sẻ Facebook
03/07/2023 21:28:27

Không thể phủ nhận, đồng nghiệp là một trong những yếu tố quyết định nên nghỉ việc hay tiếp tục ở lại công ty của nhiều dân văn phòng. Vắng đồng nghiệp 'cạ cứng' có thể khiến ngày đi làm của bạn buồn tẻ hơn.


Khi bước vào thị trường lao động, chúng ta bắt đầu tương tác với nhiều người và có cơ hội làm việc cùng nhiều đồng nghiệp. Tuy nhiên, để tìm được những người thực sự thân thiết và có mối quan hệ tốt trong môi trường làm việc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Do vậy đi làm, “Cột sống” Gen Z tìm được những “cạ cứng” ở nơi công sở là một điều may mắn.

Nơi làm việc ít drama là điều ai cũng mong muốn. (Ảnh minh họa: Phụ Nữ Việt Nam)


Động lực đi làm là đồng nghiệp


Hải Nam (24 tuổi, Hà Nội), là một độc giả của YAN từng làm marketing cho một công ty khởi nghiệp, nhân sự trong công ty chưa đến 10 người nên ai cũng đều quen biết và chơi thân với nhau. Với Nam, đồng nghiệp là yếu tố quan trọng khiến cậu bạn quyết định gắn bó ở một công ty nào đó. Nam quan niệm, đó là những người làm việc cùng mình mỗi ngày, nếu như không thể hoà hợp sẽ rất khó để tồn tại.

Hải Nam cho hay, cậu cảm thấy may mắn khi gặp được những người đồng nghiệp cùng “tần số”. Song, sếp lớn và những chính sách của công ty khiến cậu cảm thấy khó hiểu và mức lương không thoả đáng.

Động lực đi làm mỗi ngày là vì đồng nghiệp. (Ảnh minh họa: Zingnews)


Điều duy nhất giữ chân Hải Nam là đồng nghiệp, cậu bạn thừa nhận tiếp xúc với đồng nghiệp còn nhiều hơn cả người yêu. “Ngày 8 tiếng làm cùng nhau, ăn trưa rồi có khi cũng ăn tối cùng nhau. Họ thực sự là người cùng mình vượt qua từ lúc vui đến lúc bực tức. Do vậy, dù công ty không tốt nhưng mình vẫn cố gắng nhẫn nhịn, ở lại vì đồng nghiệp”.


Hải Nam thân thiết với đồng nghiệp đến mức còn là người đứng ra “đấu tranh”, đòi quyền lợi cho những người bạn của mình. Thậm chí, cậu bạn chỉ quyết định chấm dứt công việc khi những đồng nghiệp của mình nghỉ việc. Hải Nam chia sẻ: “Hiện tại, tất cả chúng mình đều không còn làm ở công ty cũ. Dù trước đó mình đã không còn nhiều hứng thú với công việc nhưng vẫn nhất định không viết đơn, mà đợi đồng nghiệp. Chỉ đến khi công ty quyết định để đồng nghiệp nghỉ, cũng là lúc mình chấm dứt làm việc tại đó”.

Quyết định chấm dứt công việc khi những đồng nghiệp của mình nghỉ việc. (Ảnh minh họa: VTC News)

Giữa lương cao và đúng đồng nghiệp, cậu bạn vẫn chọn ở lại cùng những người anh em đã gắn bó lâu năm. Nam cho rằng, việc tìm được một công việc tốt không khó bằng việc có được những người làm cùng ăn ý, không đố kỵ hay gây khó khăn.

Cũng giống Hải Nam, Linh với Hương cùng nhau làm việc ở 1 công ty được hơn 6 năm rồi. Đó là một công ty gia đình nhỏ, nhưng vì cả 2 đều là những nhân viên kỳ cựu, có nhiều cống hiến với công ty nên có nhiều ưu tiên về chế độ đãi ngộ hơn so với những nhân viên khác.

Gắn bó cùng công ty vì những người bạn đồng nghiệp tốt. (Ảnh minh họa: Zingnews)

Bình thường, 2 người đi đâu cũng có nhau như chị em trong nhà. Tất cả mọi chuyện trong cuộc sống, từ công việc đến gia đình... đều chia sẻ với nhau. Lại thêm công việc của Linh và Hương thường xuyên phải trao đổi tương tác với nhau, nên lại càng gắn bó hơn. Làm việc lâu năm, hiểu ý nhau, năng lực của Hương cũng rất tốt, thái độ làm việc cũng rất có trách nhiệm nên Linh quý Hương hơn cả những đồng nghiệp khác trong công ty.

Xem đồng nghiệp như chị em trong nhà. (Ảnh minh họa: Chuyện Đi Làm)

Mọi chuyện sẽ vẫn trôi qua êm đẹp nếu như Hương không xin nghỉ việc. Hương có dự định lập gia đình, theo chồng về quê kinh doanh, giờ công ty chỉ còn lại mình Linh. Thật ra thì cả công ty cũng trên dưới 50 nhân sự, cũng không phải là ít, nhưng Linh chỉ thân thiết với Hương nhất. Thiếu Hương, Linh cảm thấy trống vắng, không còn "cạ cứng" khi đi làm nữa nên lúc bấy giờ Linh cũng có ý định xin nghỉ việc theo Hương, vì không còn động lực để gắn bó với công ty nữa.


Nếu thực sự quý nhau, sẽ luôn có cách giữ kết nối


Khi đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc, bạn sẽ trải qua trạng thái “mình có nên ở lại hay không?” . Điều này là hoàn toàn bình thường, bởi khi dành 8 tiếng/ngày trong cùng một không gian, giữa các bạn sẽ hình thành sự gắn bó nhất định.

Thời gian ở bên đồng nghiệp còn nhiều hơn người yêu. (Ảnh minh họa: Careerbuilder)

Trong những năm đầu đi làm, công việc gần như “hợp nhất” với cuộc sống của bạn. Vì vậy khi có đồng nghiệp rời đi, bạn sẽ thấy buồn và tiếc nuối.

Nhưng sau này bạn sẽ hiểu rằng, mỗi người đều có một cuộc đời để sống, và sẽ có vô số con người đi qua cuộc đời mình nên bạn cũng đừng quá buồn khi họ muốn thay đổi công việc. Nếu có duyên họ sẽ tiếp tục đồng hành, còn nếu không thì cũng không cần quá nặng lòng. Dần dần mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Buồn bã khi đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc cũng là điều dễ hiểu. (Ảnh minh họa: Báo Đồng Khởi)

Nếu các bạn thực sự quý nhau và có chung sở thích, chắc chắn sẽ tìm ra cách duy trì tình bạn. Chẳng hạn như dù không gặp nhau thường xuyên, nhưng vẫn luôn theo dõi, cập nhật tình hình cuộc sống của nhau. Sợi dây liên kết vẫn luôn ở đó, bất kể khoảng cách địa lý hay múi giờ. Khi cần thiết, bạn nên rời khỏi vùng an toàn để tiến xa hơn trong sự nghiệp. “Cạ cứng” công sở vẫn sẽ đồng hành cùng bạn, dù không còn làm cùng công ty.

Có nhiều cách duy trì mối quan hệ dù không còn làm chung. (Ảnh minh họa: Zingnews)

Mỗi một cuộc gặp mặt đều có ý nghĩa và giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm. Mặc dù việc quyết định thay đổi một môi trường làm việc cũng để lại cho ta nhiều tiếc nuối về khoảng thời kì đã qua, những người bạn đồng nghiệp, cộng sự từng “kề vai sát cánh”, nhưng nó cũng là thời cơ mới để bạn thử thách chính mình, vượt qua thực tại.

Bạn có thể sẽ cảm thấy buồn và áp lực khi đồng nghiệp xin nghỉ làm nhưng hãy nhớ rằng mọi chuyện đều có hai mặt: lợi và hại. Hãy chấp nhận những áp lực trước mắt và vượt qua chúng theo cách của riêng bạn. Tất cả mọi cuộc gặp gỡ đều là duyên số, dù dài hay ngắn, giữa những người đồng nghiệp với nhau đều có những kỷ niệm vui buồn đan xen. Khi chia tay không khỏi cảm thấy bồi hồi, lưu luyến cho khoảng thời gian đồng hành, sát cánh cùng nhau trong công việc. Hãy gửi lời tạm biệt đến đồng nghiệp của mình một cách vui vẻ và chúc họ thành công trên con đường theo đuổi đam mê.


Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY!

Chia sẻ Facebook