Không ai dạy tôi trở thành người tốt đúng nghĩa như Sư phụ Lý

Chia sẻ Facebook
23/06/2022 13:39:39

“Bôn ba ngoài xã hội nhiều năm, gặp đủ người tốt – xấu nhưng tôi không gặp ai dạy tôi trở thành người tốt đúng nghĩa như Sư phụ Lý. Điều đó thật trân quý!”


Đó là lời bộc bạch thật lòng của chị Lê Thị Xuân. Chị Xuân quê ở huyện Ứng Hòa, sau lấy chồng và hiện đang sinh sống tại Thanh Trì, Hà Nội. Qua giới thiệu, người viết có dịp nói chuyện với chị Xuân. Chị kể về cuộc đời khó khăn, bôn ba và giờ là cuộc sống đầy viên mãn của mình. Tuy nhiên, tôi ấn tượng nhất với câu chị nói: “Trải qua nhiều nắng mưa, đi khắp tỉnh thành, gặp đủ dạng người nhưng không gặp được ai dạy cho chị từng ly từng tí để trở thành người tốt đúng nghĩa như thế…” . Đó là lý do tôi viết câu chuyện này.

Chị Lê Thị Xuân. (Ảnh: Nguyện Ước)

Cuộc đời như một bản tình ca buồn

Chị Xuân sinh năm 1973, trong gia đình có 8 anh chị em, chị là con thứ hai. Năm chị 15 tuổi, mẹ chị qua đời, bố chị lấy vợ và sinh thêm 2 người con nữa. Cuộc sống khốn khó khiến chị phải mài mặt, bươn chải ngoài xã hội nhiều hơn trên ghế nhà trường. Hết bán bánh mỳ đến buôn quần áo đổ đống, rồi đi làm thuê, bán thuê cho người ta. Mãi rồi chị cũng mở được cửa hàng nhỏ buôn bán tại cầu Văn Điển.

Ngày qua ngày bôn ba kiếm sống, tuổi xuân của chị cứ thế trôi qua như những cơn gió mùa đến rồi đi. Thoáng cái chị đã 38 tuổi mà chưa có mối tình qua vai. Bạn bè chợ búa động viên chị kiếm đứa con mà nuôi. Được cái chị chẳng nghĩ gì nhiều cho mình, cuộc đời đến đâu thì đến.

Chị Xuân bên cửa hàng chăn ga gối đệm của mình. (Ảnh: Nguyện Ước)

Đúng là cái duyên đến bất ngờ và ra đi cũng không ngờ. Người ta mai mối cho chị lấy một người đã có gia đình với 2 đứa con. Duyên đến và chị lên xe hoa. Ở với nhau được 3 năm thì người chồng ra đi vì mắc bệnh viêm tụy cấp. Chị ở lại với 2 đứa con anh, 1 con chị và mọi gánh nặng gia đình nhà chồng. Nhiều người khuyên chị đừng ở đó nữa, chịu sao nổi mọi nỗi khổ nơi đó. Nhưng cái tâm chị sáng, chị vẫn ở lại chăm lo cho bố mẹ già và gánh vác toàn bộ công việc bên chồng.

Có được sức khỏe vô biên mà không môn tập nào đem đến được

Tại chợ Quỳnh Đôi, chị Xuân bán hàng chăn gối, màn mùng. Một ngày kia chị được một cô bán dép ở gian kế bên giới thiệu một môn tập. Cô ấy nói rằng đã tập được 4 năm thấy vô cùng tốt. Cô ấy mắc rất nhiều bệnh nhưng sau 4 năm tập luyện, không những bệnh hết, sức khỏe ngày càng khỏe mà tâm thái cô đã không còn nhiều ở tranh tranh đấu đấu với đời. Cô luôn vui vẻ, hết lòng vì mọi người, không còn cái khẩu khí chợ búa nữa.

Chị Xuân được chị ở cửa hàng bên cạnh giới thiệu môn tập Pháp Luân Công. (Ảnh: Nguyện Ước)


Chị Xuân vốn không mắc bệnh gì nặng, chỉ là khó chịu trái gió trở trời hay là cái tuổi nó đuổi cái sức khỏe đi mà thôi. Chẳng nghi ngờ gì, chị Xuân cũng tập thử. Ngày qua ngày tập luyện, rất nhanh sau đó sức khỏe của chị cải thiện rõ rệt. Chị mỗi ngày một khỏe, một trẻ ra, bao nhiêu công việc từ gia đình đến cuộc sống mưu sinh, chị đều thoăn thoắt như thoi hoàn thành. Việc nối tiếp việc, tay liên tiếp tay, chẳng từ một việc nhỏ chị làm chẳng một chút mệt mỏi. Đến ngay như người cha chồng đã 85 tuổi của chị còn thốt lên: “Bố thấy con tập môn này sức khỏe tốt, bố phục điều đó. Nhà bố nhiều việc, con mà không có sức khỏe không làm nổi.”

Chiểu theo Pháp lý, trở thành người tốt đúng nghĩa

Khi anh chị em bên ngoại biết chị tập Pháp Luân Công, họ ra sức khuyên can. Họ cho rằng môn này của Trung Quốc thì không nên tập. Hơn nữa dư âm của vụ án đổ bê tông tại Bình Dương khiến nhiều người cảnh giác thái quá; Họ sợ chị mình tập có kết quả không tốt…

Đọc sách giúp chị Xuân hiểu được làm người tốt đúng nghĩa như thế nào. (Ảnh: Nguyện Ước)

Đọc sách của Sư phụ Lý, mỗi chữ mỗi câu đều dạy đệ tử của mình làm thế nào để trở thành người tốt. Không phải chỉ tốt trên bề mặt mà trong tâm, từng ý từng niệm đều phải tốt. Không chỉ mọi việc phải biết nghĩ cho người khác mà luôn luôn lấy thiện, lấy tâm từ bi mà đối đãi với hết thảy. Những thứ xấu của bản thân phải buông bỏ, dù chịu thiệt, chịu oan vẫn luôn thảng đãng, vui vẻ; không oán không giận, lấy khổ làm vui. Nguyên lý Chân Thiện Nhẫn là Pháp lý chỉ đạo mọi việc, yêu cầu mỗi đệ tử Đại Pháp phải làm được thật sự Chân, thật sự Nhẫn và thật sự, thật sự Thiện…

Chị nói những điều như vậy với anh chị em của mình. Dù một sớm một chiều họ không hiểu ngay, nhưng dần dần thấy chị thực hành đúng như vậy; nhất là sức khỏe của chị hơn hẳn nhiều người, họ đã không còn phản đối nữa.

Trở thành người tốt đúng nghĩa ở mọi nơi mọi lúc

Sư phụ dạy đệ tử của mình phải trở thành người tốt đúng nghĩa ở mọi nơi mọi lúc. Bên nhà chồng, chồng chị ra đi sớm để lại trên vai chị nhiều gánh nặng và tư tâm. Các thành viên trong gia đình chẳng ai hiền; có những nỗi khổ chị chỉ tin tưởng và kể duy nhất cho con gái chồng và em gái chồng, còn lại tuyệt không dám kêu nửa câu với ai. Những uất ức, khó chịu chị gói chặt trong tâm. Nhưng từ ngày tu luyện, những thứ ấy đã tiêu tan. Vì Sư phụ đã dạy chị biết buông bỏ và tìm lỗi sai từ mình. Chị nhận ra là mình cũng không đúng, tưởng là mình tốt nhưng thật sự chị chưa đủ tốt.

Chị Xuân tập bài công pháp số 5. (Ảnh: Nguyện Ước)


Tu luyện rồi chị thay đổi bản tính của mình. Tại gia đình chị không nói linh tinh, ước chế cái gì cần nói thì nói; chủ yếu là nhẫn nhịn, không để bụng bất kỳ chuyện gì; làm được gì cho mọi người chị làm, không ngại việc, không ngại khó, ngại khổ. Bố chồng, con chồng, mọi việc gia đình chồng chị đều chăm nom chu đáo, ân cần thật lòng. Chú em chồng trong một lần ngà say nói: “Nói thật lòng, từ ngày chị tu Pháp Luân Công, em thấy chị khác hẳn. Thôi, có gì em làm không phải, chị bỏ qua.”

Tại chợ, chị buôn bán không giả dối, luôn sòng phẳng; không nóng nảy với khách, không nói lung tung như trước nữa. Ai cũng thấy sự điềm đạm, gần gũi và nhân cách đạo đức ở chị.

Pháp Luân Công dạy con người trở thành tốt thật sự từ trong tâm

Chị Xuân nói:


“Bố mẹ nuôi ăn nuôi lớn, tự lo cho bản thân, còn xã hội dạy cho mình cách kiếm lợi, bán sức lao động mà tồn tại. Nhưng không ai dạy cho mình cách trở thành người tốt đúng nghĩa như thế nào; không dạy khi gặp mâu thuẫn phải tìm lỗi sai ở mình; không dạy buông bỏ cái xấu; không dạy phải tốt từng ý từng niệm, biết nghĩ cho người khác… Dạy từng ly từng tí ấy tôi chỉ tìm thấy ở những lời giảng của Sư phụ Lý.


Chẳng riêng gì tôi, tôi nghĩ đệ tử nào khi đã chân chính tu luyện Pháp Luân Công, họ đều thay đổi bản thân, từng bước trên con đường trở thành người tốt thật sự trong mọi hoàn cảnh. Họ thay đổi, hoàn cảnh xung quanh cũng vì thế mà thay đổi tốt đẹp. Đó là điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất của Pháp Luân Công; cũng là niềm tin kiên định của mỗi đệ tử Đại Pháp.

Ở đâu, làm gì chị luôn chiểu theo Chân Thiện Nhẫn mà hành xử. (Ảnh: Nguyện Ước)


Tôi hôm nay may mắn được tu Đại Pháp, đó là vinh diệu lớn nhất đời tôi. Nếu tôi không tu, tôi không có những ngày tốt đẹp như hôm nay. Tôi có sức khỏe, tâm thái luôn thanh thản dù dòng đời cuộn đen bao nhiêu. Nhiêu đó là đủ với tôi…”.


Nếu bạn muốn trở thành người tốt đúng nghĩa có thể tìm đọc sách Pháp Luân Công. Tôi để lại số điện thoại của mình: 096 2229426.”


Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết.”


Theo Nguyện Ước

Chia sẻ Facebook