Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa thuận lợi

Chia sẻ Facebook
22/04/2022 01:35:32

Thủ tục đăng ký khởi sự kinh doanh ở Việt Nam ban đầu là trực tuyến, nhưng các bước sau đó là bước thủ công chứ không phải là quy trình online liền mạch, quy định trả hồ sơ trong 3 ngày nhưng thực tế vẫn dài hơn...

Các chuyên gia góp ý kiến để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi gia nhập cộng đồng kinh doanh của người dân - Ảnh: N.BÌNH


Hiện nay thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam đã được rút gọn, cắt giảm nhiều bước. S o với trước, quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp đã giảm được 1/2 thủ tục, số đơn vị một doanh nghiệp phải tương tác còn 4 đơn vị, nhiều thủ tục đã được hủy bỏ như bước l àm dấu và thông báo mẫu dấu, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp với phòng đăng ký kinh doanh, thuế môn bài, trình báo sử dụng lao động.


Tuy nhiên, nếu so với các nước có thể thấy thủ tục đăng ký kinh doanh của Việt Nam vẫn còn tốn rất nhiều thời gian, tổng thời gian trả kết quả ở Việt Nam là 3 ngày làm việc. Doanh nghiệp vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với cơ quan thuế để nộp giấy trao đổi thông tin với cơ quan thuế.


Cho biết những thông tin này tại hội thảo "Quy định về gia nhập thị trường: hiện trạng và kiến nghị" do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP.HCM tổ chức ngày 21-4, ông Đinh Tuấn Minh, g iám đốc nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế xã hội (MASSEI), cho biết dù đã cải thiện rất nhiều nhưng thủ tục để gia nhập thị trường ở Việt Nam vẫn còn làm ngần ngại nhiều người.


Chẳng hạn, mặc dù quy định thời gian hoàn thiện một hồ sơ là 72 giờ, nhưng thực tế các quy định khó hiểu, thiếu mẫu đơn chuẩn nên doanh nghiệp thường bị trả hồ sơ đi lại nhiều lần, cuối cùng thời gian làm thủ tục đăng ký khởi sự doanh nghiệp bao giờ cũng dài hơn so với quy định. Ngoài ra, thời gian trả kết quả thường qua bưu điện nên cũng mất thêm nhiều ngày trong khi đã có bản online.


"Vì những e ngại trên nên phần lớn các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh bên ngoài thay vì tự thực hiện. Ngay ở Hà Nội, 90% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này. Điều đó cho thấy các thủ tục vẫn còn đánh đố và làm ngần ngại người muốn tham gia kinh doanh", chuyên gia này nhìn nhận.


Một thách đố khác là vướng mắc trong kê khai ngành nghề kinh doanh, khó xác định kê khai sao cho đúng, cho đủ. Do đó, ông Đinh Tuấn Minh cho rằng các thủ tục hướng dẫn đăng ký kinh doanh cần rõ ràng, phục vụ người đăng ký khởi sự kinh doanh chưa biết gì vẫn có thể hướng dẫn được.


Dựa trên thực tế này, nhóm chuyên gia khuyến nghị, cần xây dựng một nền tảng làm đầu mối tiếp nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp duy nhất, cải thiện chất lượng dịch vụ hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp qua mạng. Ngoài ra, cơ quan hành chính công nghiên cứu sắp xếp giao diện để dễ dàng truy xuất từng loại hình doanh nghiệp và thủ tục cụ thể, có thể áp dụng phương thức xác thực thông tin cá nhân thông minh, giúp người tham gia tránh được các thủ tục pháp lý.


Liên quan đến chính sách dài hạn, nhóm khuyến nghị có thể chuyển đăng ký doanh nghiệp không phân biệt địa giới hành chính, tạo ra sự cạnh tranh giữa các dịch vụ. Bỏ hay giảm bớt khai báo ngành nghề kinh doanh, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh thì thông báo trực tuyến, thay cho việc đăng ký mấy chục ngành mà chưa biết họ sử dụng hay không...

Chia sẻ Facebook