Khóc trong đám cưới và những phong tục cưới độc lạ nhất thế giới
Đám cưới là dịp trọng đại của đời người nhưng ở mỗi nơi lại có phong tục, cách tổ chức khác nhau, thậm chí nhiều nơi có truyền thống đám cưới vô cùng kỳ lạ.
Người Thổ Gia (Trung Quốc)
Theo phong tục của người Thổ Gia (Trung Quốc), cô dâu phải khóc trong lễ cưới để thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn và đức hạnh. Ngoài ra, tiếng khóc còn được xem là lời chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của các nàng dâu. Vì vậy, theo truyền thuyết, cô dâu càng rơi nước mắt nhiều trước đêm tân hôn thì cuộc sống hôn nhân càng hạnh phúc.
Trước lễ cưới 1 tháng, cô dâu phải tập khóc mỗi ngày. 10 ngày đầu tiên, các cô gái sẽ phải tập khóc một tiếng. Sau 10 ngày, mẹ cô dâu sẽ tham gia khóc cùng và 10 ngày tiếp theo là đến bà ngoại. Nếu ai không khóc hoặc khóc ít sẽ bị trách mắng và chê bai.
Hàn Quốc
Bất cứ ai cũng đều mong muốn đám cưới của mình sẽ diễn ra thật hoàn hảo, vẹn toàn. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, chú rể còn phải thực hiện một nghi thức cuối cùng đó là bị đánh vào chân trước khi động phòng.
Theo đó, tục đánh vào chân chú rể sau đám cưới là một nghi lễ truyền thống của người Hàn Quốc . Sau khi đám cưới kết thúc, bạn bè, người thân của cô dâu sẽ sử dụng một sợi dây hay thắt lưng da buộc hai chân chú rể lại, sau đó họ sẽ thay phiên nhau đánh bằng gậy hoặc cá khô.
Mục đích của nghi thức này nhằm kiểm tra sức mạnh, sức chịu đựng của chú rể cũng như kiến thức của chú rể và mong muốn làm cho chú rể trở nên mạnh mẽ hơn trước đêm tân hôn.
Scotland
Ở một số khu định cư ở Scotland, nơi những truyền thống cổ xưa vẫn được tôn vinh, có một nghi thức “Hóa đen cô dâu”. Bản chất là cô dâu sẽ bị nhuộm đen từ đầu đến chân. Sau khi tắm xong, cô gái dưới sự hộ tống của bạn bè chú rể sẽ phải dạo quanh tất cả các quán nhậu của thị trấn để mọi người chứng kiến.
Người ta tin rằng sau sự “sỉ nhục” như vậy, những trò hề của chồng tương lai không còn ghê gớm nữa, sẽ không còn những cuộc cãi vã trong gia đình và không ai thèm muốn một kẻ “bẩn thỉu” như vậy.
Thụy Điển
Tại Thụy Điển, trong lễ cưới, chú rể phải tạm lánh mặt để các chàng trai trẻ chưa vợ hôn cô dâu. Điều này cũng được áp dụng tương tự với chú rể và những cô gái còn độc thân. Nghi lễ này được diễn ra với sự đồng thuận của đôi uyên ương và các khách mời. Ngoài ra, người Thụy Điển còn có phong tục đặt tiền xu vào giày của cô dâu. Người bố sẽ đặt một đồng xu bằng bạc vào giày trái của con gái, còn mẹ thì đặt đồng xu bằng vàng vào giày phải.
Châu Phi
Một trong những bộ tộc châu Phi có truyền thống vô cùng đẹp đẽ và lãng mạn, đã được nữ diễn viên người Pháp Marina Vlady mô tả trong cuốn sách Chuyến bay bị gián đoạn . Ba ngày trước đám cưới, cô dâu bị nhốt trong một túp lều được xây dựng đặc biệt, nơi cô ấy sẽ ở một mình cho đến khi hôn lễ được cử hành.
Trong khi đó, chú rể đến cửa nhà cô dâu vào mỗi tối và gõ cửa, cô gái sẽ hỏi: “Ai ở đó?”. Và chú rể sẽ nói: “Là anh”. Cô dâu không mở. Vào buổi tối thứ hai, mọi thứ hoàn toàn giống nhau.
Và chỉ đến lần thứ ba đến nhà người mình yêu, chàng trai mới trả lời được câu hỏi “Ở đó có ai?”. Chàng trai trả lời “Đó là em”. Và người đẹp mở cánh cửa cũng như trái tim mình.
Đám cưới của người Đức thường có một nghi thức nhỏ gọi là Polterabend khi các cô dâu, chú rể cùng khách mời đập vỡ đồ đạc vào buổi tối trước lễ cưới. Những thứ được đập phá thường là đồ gốm sứ như bát, đĩa, chén nhưng tuyệt đối không được làm vỡ ly hay cốc thủy tinh. Phong tục này tuy kỳ lạ nhưng là một trong những điều được mong chờ nhất trong các đám cưới tại Đức. Người Đức tin rằng việc này sẽ giúp đôi vợ chồng chào đón một cuộc sống mới tốt lành và mang đến may mắn cho họ.
Ireland
Người Ireland tin rằng vào ngày cưới, cô gái, người đang ở ngã rẽ của cuộc đời, không thể tự vệ trước những linh hồn ma quỷ, điều đó có nghĩa là cô phải được bảo vệ.
Đó là lý do tại sao , trong buổi khiêu vũ trong đám cưới, cô dâu cần phải nhảy nhưng không được rời chân khỏi sàn. Quan niệm cho rằng, nếu rời chân khỏi sàn, các nàng tiên sẽ đưa họ đến khu rừng mê hoặc.
Libya
Ở Libya, đám cưới thường diễn ra trong nhiều ngày. Có một nghi lễ khá bất thường được thực hiện vào ngày thứ 6 của lễ cưới đó là khi chú rể trao cho cô dâu một chiếc gùi - một giỏ quà trong đó bao gồm: vải, nước hoa...
Cô vợ trẻ, để không làm mất lòng chồng, nhất định phải thử ngay tất cả các món quà. Để làm điều này, họ gọi một trong những người thân của cô dâu, có thể là chị gái hoặc cô ruột. Người này phải lần lượt lấy nước hoa từ trong giỏ xoa vào chân cô dâu. Theo truyền thuyết, nhờ nghi lễ này, cô dâu mới có thể giữ chồng dưới gót chân mình cả đời.
Mauritania
Ở Mauritania (châu Phi), phụ nữ trước khi lấy chồng phải ăn uống lên đến 16.000 calo mỗi ngày để cơ thể phát triển đến mức cao nhất. Phong tục này được gọi là "leblouh" (có nghĩa là ép ăn). Một người phụ nữ béo phì, eo to, cổ ngắn, ngực nở, vai rộng được xem là đẹp, quyến rũ và là dấu hiệu cho thấy sự giàu có và địa vị của người chồng trong xã hội .
Minh Hoa (t/h)