Khoảnh khắc một cơn bão sét lại trùng với "nguyệt thực toàn phần"
Trong lần nguyệt thực toàn phần này, rất nhiều người ở Việt Nam đã được chiêm ngưỡng hình ảnh siêu thực của Mặt Trăng máu. Thú vị hơn khi có một khoảnh khắc trùng hợp xảy ra.
Quả là một dịp không thể bỏ lỡ đối với những người yêu thích thiên văn khi hiện tượng nguyệt phần hay còn gọi là "Mặt Trăng máu" đã diễn ra tối ngày 8/11. Đây là nguyệt thực thứ 2 và là cuối cùng trong năm 2022, thế nên hiện tượng này rất được nhiều người mong chờ xuất hiện trên bầu trời Việt Nam để chứng kiến khoảnh khắc tuyệt đẹp.
Mới đây nhất, khi sự kiện nguyệt thực toàn phần diễn ra, cư dân mạng đã truyền tay nhau khoảnh khắc thú vị có "1-0-2" khi lúc trăng máu xuất hiện cũng chính là lúc một tia sét đánh xuống, trùng ngay với lúc nguyệt thực toàn phần diễn ra. Khoảnh khắc trùng hợp trên đã tạo nên một không khí kì thú về hiện tượng đặc biệt này.
Được biết, khoảnh khắc trùng hợp này được một nhiếp ảnh gia ghi lại ở Cebu, một thành phố được xem là đô thị hóa bậc nhất tại Philippines. Nhiếp ảnh gia chia sẻ khoảnh khắc đặc biệt mà mình ghi lại với cảm giác vô cùng tự hào vì bản thân đã chứng kiến giây phút từ lúc bắt đầu, đến khi nguyệt thực toàn phần kết thúc và săn được những bức ảnh có giá trị trong sự kiện thiên văn này.
Ở Việt Nam, nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 15h02 đến 20h56, phần cực đại xuất hiện từ lúc 17h59, do mây che và Mặt Trăng ở nhiều nơi còn thấp nên ở Việt Nam rất khó quan sát. Thế nhưng không ít người dân đã ghi lại từ khắp mọi nơi về hiện tượng thiên văn đặc biệt dịp cuối năm này.
Trước đó, trên bầu trời TP Đà Nẵng, Mặt Trăng máu xuất hiện khá sớm do điều kiện thời tiết thuận lợi. Theo đó, thời điểm nguyệt thực đạt cực đại ở Đà Nẵng vào lúc 18h, tạo nên một bữa tiệc thiên văn đúng nghĩa dành cho người dân nơi đây.
Ở Hà Nội, sương mù dày đặc nên phải đến 18h40, nguyệt thực toàn phần mới xuất hiện, lúc này thời điểm cực đại đã qua. Lúc này, Mặt Trăng được ghi nhận tại Hà Nội với màu cam hơi sẫm chút màu đỏ chứ không còn là màu vàng rực rỡ như thường ngày Đến khoảng 20h tối, Mặt Trời đã chiếu rõ hơn và Mặt Trăng đã lên cao, người yêu thiên văn có thể ngắm rõ trăng tròn ngày rằm.
Nguyệt thực toàn phần ở tháng 11 hay còn gọi là Trăng Máu Hải Ly, sau khi đạt cực đại, nguyệt thực chuyển sang giai đoạn một phần, Mặt Trăng từ từ chuyển sang màu trắng thường thấy.
Khoảnh khắc Mặt Trăng đầy huyền ảo còn xuất hiện ở rất nhiều nơi như Quảng Ngãi, Bắc Giang, Nghệ An, TP. HCM,... Nhiều người yêu thiên văn sẵn sàng mang các thiết bị khác nhau từ máy ảnh, ống nhòm để đón xem nguyệt thực xuất hiện nhưng do mây mù che khuất nên rất khó để quan sát.
Nguyệt thực tối ngày 8/11 vừa qua cũng là lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Năm 2023 cũng sẽ có 2 nguyệt thực vào tháng 5 và tháng 10.
Nguyệt thực toàn phần được xem là hiện tượng thiên văn vô cùng thú vị. Bạn nghĩ gì về thông tin trên? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Và đừng quên, cùng YAN cập nhập thêm nhiều thông tin hấp dẫn!
Nguyệt thực toàn phần được xem là một hiện tượng thiên văn rất thú vị và ít khi xảy ra, thế nên việc ngắm nhìn Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ với khoảnh khắc trăng máu luôn khiến những người yêu mến các khoảnh khắc này trở nên thích thú hơn bao giờ hết. Tuy nhiên nếu bỏ lỡ ngày hôm qua thì người yêu thích thiên văn sẽ phải chờ đến năm sau có thể diện kiến nguyệt thực toàn phần xuất hiện tại Việt Nam một lần nữa. So với những hiện tượng khác thì nguyệt thực được xem là dễ quan sát nhất, người xem không cần dùng đến các thiết bị chuyên dụng nào mà chỉ cần đến nơi có tầm nhìn thoáng, không gian rộng rãi để quan sát.