Khó tin: số lượng thiên thạch “khổng lồ” va vào Trái đất mỗi năm
Mỗi năm, trong bầu khí quyển của Trái đất có đến hàng triệu mảnh đá bị đốt cháy, tạo thành “sao băng” khi những mảnh thiên thạch lóe sáng và xuất hiện trên bầu trời.
Như bạn đã biết, trong lịch sử loài người vào khoảng 66 triệu năm trước đã có một vụ va chạm thiên thạch lớn (khoảng 10km) khiến loài khủng long trên Trái đất hoàn toàn tuyệt chủng. Trên thực tế, những mảnh thiên thạch có kích thước khổng lồ va vào Trái đất rất hiếm. Tuy nhiên, việc những thiên thạch nhỏ va vào Trái đất lại “thường xuyên” hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Thậm chí con số này có thể lên tới hàng triệu thiên thạch mỗi năm.
Thông thường thiên thạch hiện nay chúng ta tìm thấy có kích thước tương đối nhỏ. Chúng có kích thước rất đa dạng, rơi vào khoảng 1 mét đến kích thước siêu nhỏ chỉ bằng một hạt bụi.
Thiên thạch thường là những mảnh vỡ của một tiểu hành tin hoặc sao chổi. Ngoài ra, chúng cũng có thể là các mảnh vụn bị thổi bay của một hành tinh lớn trong hệ mặt trời hoặc mặt trăng. Theo như Meteoritical Society, hiện nay có khoảng 300 thiên thạch được cho là có nguồn gốc từ sao Hỏa.
Khi thiên thạch va vào bầu khí quyển Trái đất, chúng sẽ bị đốt cháy và lóe sáng lên. Hiện tượng này được gọi là quả bóng lửa. Có hàng ngàn quả bóng lửa xuất hiện trên bầu trời hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta không thể nhìn thấy vì chúng chỉ xuất hiện ở các vùng biển, những nơi vắng người và cũng có thể bị che khuất bởi ánh sáng mặt trời.
Các nhà nghiên cứu cho rằng rất khó để ước tính chính xác số lượng thiên thạch va vào Trái đất mỗi năm. Đó là bởi vì chỉ 29% hành tinh của chúng ta là đất và chúng ta không thể nào tìm thấy được tất cả những mảnh thiên thạch rơi vào đại dương và chìm xuống đáy.
Tuy nhiên theo Tancredi, một nhà phân tích dữ liệu đến từ Meteoritical Society đã ước tính rằng số lượng thiên thạch va vào mặt đất của Trái đất mỗi năm được tính theo công thức lấy số thiên thạch rơi vào khu vực đô thị chia cho tỷ lệ phần trăm diện tích đất của các vùng chịu sự bành trướng của đô thị.
Sau đó, Tancredi đã đi đến kết luận rằng có khoảng 6100 thiên thạch va vào Trái đất mỗi năm và trong số đó 1800 mảnh rơi vào mặt đất.
Bên cạnh đó, Tancredi cũng cho biết những mảnh thiên thạch lớn có chiều rộng khoảng 10m sẽ va vào Trái đất khoảng từ 6 đến 10 năm một lần. Một vụ nổ thiên thạch lớn (tương tự như sự kiện Tunguska ở Nga vào năm 1908) sẽ xuất hiện vào mỗi 500 năm.
Khoảng 300 nghìn đến 500 nghìn năm, một vụ nổ mạnh mẽ từ vũ trụ do mảnh thiên thạch có kích thước 1km sẽ xảy ra. Trong khi đó để chứng kiến một vụ va chạm đã kết thúc kỷ Phấn Trắng và xóa sổ loài khủng long trên Trái đất, bạn phải chờ khoảng 1 triệu đến 2 triệu năm.