Khi tình người được đền đáp: CEO gặp lại chiến sĩ đã giúp mình năm xưa
Dù đã 18 năm trôi qua, thế nhưng anh Vũ vẫn luôn muốn tìm lại vị chiến sĩ CSGT đã giúp đỡ mình năm nào để nói lời cảm ơn. Nhờ hành động nghĩa tình đó, anh mới có thể tiếp tục phấn đấu và đạt được những thành quả như hiện tại.
Dù đã 18 năm trôi qua, thế nhưng anh Nguyễn Quốc Vũ (sinh năm 1984, sống tại TP.HCM) vẫn không quên được vị ân nhân đã giúp đỡ mình thoát khỏi cảnh kiện tụng năm nào. Đó chính là vị chiến sĩ CSGT đã cho mình 400 nghìn đồng khi còn là một sinh viên nghèo. Câu chuyện của anh Vũ đã khiến biết bao người cảm động.
CEO về đền ơn vị chiến sĩ CSGT đã giúp đỡ mình sau 18 năm
Chia sẻ với Lao Động, anh Vũ kể lại, cuộc gặp gỡ định mệnh đó là từ 18 năm trước, khi anh vẫn còn là một cậu sinh viên nghèo. Đang trên đường về quê ăn Tết, anh bất ngờ gặp va chạm, tuy nhiên vì quá nghèo nên không đủ tiền để thương lượng. Dù đã vét hết số tiền tiết kiệm suốt một năm trời, thế nhưng đối phương vẫn nhất quyết không kí đơn bãi nại.
Thấy vậy, một chiến CSGT Bình Thuận đã tiến đến, cho anh 400 nghìn đồng (khi đó gần bằng số tiền lương của vị cảnh sát) để giải quyết và tiếp tục hành trình về quê.
Hành động nghĩa tình đó đã khiến cho anh Vũ vô cùng xúc động và biết ơn. Dù lúc đó, cơ thể cũng bị thương do va chạm, thế nhưng anh vẫn cảm thấy rất ấm lòng, cố gắng về nhà ăn Tết cùng gia đình. Anh luôn cố gắng đổi đời, mong một ngày nào đó gặp lại được vị ân nhân năm xưa để nói lời cảm ơn.
Nhiều năm sau vụ việc, anh Vũ bắt đầu đi làm và dần trở thành doanh nhân, hiện đang là tổng giám đốc một công ty. Năm 2020, khi kinh tế ổn định, anh đã tìm về huyện Hàm Tân, đến trụ sở công an huyện để gặp vị ân nhân năm xưa nhưng đều không có kết quả. Rất may, qua thông tin từ những người bạn làm CSGT tại TP.HCM, anh Vũ đã tìm được thông tin của người chiến sĩ CSGT đã giúp mình năm nào.
Được biết, vị chiến sĩ đó là Thiếu tá Phạm Hải Tiệp, hiện đang công tác tại đội CSGT-TT Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Gặp lại chàng sinh viên nghèo mình từng giúp đỡ năm xưa, Thiếu tá Tiệp rất bất ngờ. Chính anh cũng không thể ngờ được rằng hành động nhỏ của mình lại khiến ai đó cảm kích đến vậy.
Tâm sự với báo Công An TP.HCM, Thiếu tá Tiệp cho biết trong suốt thời gian làm CSGT, anh đã từng giúp đỡ rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, người gặp nạn… Dù vậy, anh vẫn coi những việc làm của mình chỉ là chuyện nhỏ, không đáng để tung hô. Thế nhưng đối với anh Vũ, đó lại là niềm động lực to lớn, giúp anh bước tiếp trên đường đời.
Được cho vài chục ngàn, cậu bé nghèo đền ơn ân nhân gấp trăm nghìn lần sau 20 năm
Đền ơn đáp nghĩa là một hành động tốt đẹp, bất kỳ nơi đâu cũng đều có. Điển hình như tại Trung Quốc, một chàng trai nghèo sau khi trở thành ông chủ đã tìm đến người phụ nữ từng giúp đỡ mình để đền ơn. Cụ thể, trang China Times đăng tải, vào năm 1993, cậu bé Hứa Vinh Phong đã cùng với 2 người bạn của mình lặn lội từ quê lên thành phố để tìm đường làm ăn. Khi đang trên đường đi, họ đã bị kẻ gian lấy sạch mất tiền. Cả ba người chỉ đành sống ngoài đường, lót lá khô để ngủ, ăn đồ thừa của người khác.
Ngay khi nghe được câu chuyện của họ, cô Đới Hạnh Phân, sống ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã quyết định cho 3 đứa trẻ về nhà, để họ tắm nước nóng, ăn một bữa cơm đầy đủ và ngủ qua đêm. Ngày hôm sau, cô còn cho 3 người tiền để mua vé tàu trở về quê, không quên đưa họ chút bánh bao ăn dọc đường. Khi đó, số tiền cô cho nhóm Vinh Phong lên đến hơn 100 nghìn đồng, trong khi mức lương lúc đó của cô chỉ khoảng 90 NDT (khoảng 310.000 đồng theo tỉ giá hiện tại).
Sau khi rời nhà cô Hạnh Phân, anh chàng Vinh Phong đã đến Thẩm Dương và vào làm việc cho một xưởng nội thất với mức lương ban đầu là 300 NDT/tháng (hơn 1 triệu đồng). Nhờ làm việc chăm chỉ, đến cuối năm 1994, anh đã có thể trở thành một ông chủ xưởng sản xuất đồ gỗ được nhiều người biết đến. Sau này, anh lại nắm trong tay một tập đoàn giá trị thương mại ước tính hàng trăm triệu USD.
Mặc dù đã đổi đời nhưng Vinh Phong vẫn chưa bao giờ quên vị ân nhân năm xưa. Anh đã dùng rất nhiều cách để tìm lại thông tin của cô Hạnh Phân. Đến năm 2013 (sau hơn 20 năm kể từ cuộc gặp đầu tiên), anh Vinh Phong mới có thể hội ngộ cô Hạnh Phân. Để tỏ lòng biết ơn, anh còn đưa vợ đến Chiết Giang và gửi tặng ân nhân số tiền trị giá 1 triệu NDT (khoảng 4,3 triệu NDT so với thời bấy giờ, tương đương gần 3,6 tỉ đồng theo tỉ giá hiện tại). Tuy nhiên cô Hạnh Phân lại từ chối số tiền này vì cho rằng bản thân làm việc tốt không phải vì mong chờ được báo đáp.
Nhiều người vẫn thường nói, lòng tốt thì luôn được báo đáp xứng đáng. Dù rằng hầu hết mọi người làm việc tốt đều không màng đến chuyện có nhận lại được gì hay không, nhưng việc đền ơn đáp nghĩa vẫn là hành động nên làm.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN !
Đền ơn đáp nghĩa là một việc làm rất đáng trân trọng, tuyên dương. Thực tế không phải bất kỳ ai cũng sẵn sàng dang tay ra giúp đỡ người khác. Và cũng không phải ai sau khi được giúp đỡ cũng nghĩ đến việc đền đáp ân nhân. Chưa kể là khi đã trải qua một quãng thời gian rất dài, lên đến hàng chục năm giống như câu chuyện trên.
Có lẽ chính người giúp đỡ cũng chẳng màng đến việc bản thân có thu lại được gì hay không. Dù vậy, hành động đền ơn đáp nghĩa vẫn là một việc làm mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện. Hãy luôn nhớ rằng "cho đi là nhận lại" và ngược lại. Như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Theo dõi thêm bài viết TẠI ĐÂY.