Khi người khuyết đức, bất hạnh là không thể tránh khỏi

Chia sẻ Facebook
18/04/2022 14:16:45

Một học giả thời nhà Minh từng nói: “Người không giữ đức, tất bất hạnh triền miên”. Trong lịch sử có rất nhiều đại quan vì lạm dụng quyền lực, sống không có đức cuối cùng phải chịu nhận kết cục thảm hại. Dưới đây là một vài ví dụ.

Khi người khuyết đức, bất hạnh là không thể tránh khỏi.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa đặc biệt coi trọng đức hạnh của một người. Nhiều văn tự cổ đều giáo huấn con người cần biết hoàn thiện bản thân trở thành người tốt để nhận được phước lành và tránh bất hạnh.

Ông tin rằng con người cần phải có đạo đức mới dễ nhận nhiều điều may. Ông từng ví đời người giống như một tòa nhà. Chỉ khi lấy đức hạnh làm nền tảng, thì danh vọng, quyền thế hay sự giàu sang mới có thể nhờ đó mà được dựng lên.

Cũng giống như xây nhà, nếu chỉ chú trọng danh lợi tiền tài nhưng nền móng đức hạnh kém bền vững thì bất hạnh ắt kéo tới và người này sẽ mất tất cả.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một số ca sĩ, diễn viên biến mất sau một thời gian ngắn nổi tiếng, tại sao một số người nhanh chóng đánh mất tất cả tiền bạc sau khi trúng số, hoặc tại sao một số quan chức cấp cao bị hạ bệ còn nhanh hơn thời gian họ đi lên nắm quyền? Đó đều là những ví dụ về nền tảng đức hạnh không đủ để duy trì danh vọng của họ.

Có rất nhiều ví dụ về thiếu đức mà dẫn đến suy bại. Dẫu vậy ngày nay người ta thường nói nhiều về sự thăng trầm của đời người hơn là đức hạnh. Họ cho rằng những may mắn, danh vọng trong đời người là tự nhiên mà có. Tuy nhiên, trên thực tế, đức chi phối tất cả. Người vô đức tựa như đi cà kheo bên rìa đá, không sớm thì muộn cũng trượt chân.

Người vô đức tựa như đi cà kheo bên rìa đá, không sớm thì muộn cũng trượt chân. (Ảnh: Pinterest)

Làm quan mà vô đức hại dân, cuối cùng cũng thân bại danh liệt

Lịch sử Trung Hoa có rất nhiều ví dụ về các đại quan trong triều lạm dụng quyền lực, sống không có đức cuối cùng phải chịu nhận kết cục thảm hại.

Vào thời nhà Đường, ngự sử trung thừa Lai Tuấn Thần từng rất được hoàng đế trọng dụng, giao cho nhiệm vụ điều tra các quan khác trong triều.

Nắm quyền lực trong tay, Lai câu kết cùng Võ Thừa Tự ngụy tạo chứng cứ vu cáo hãm hại rất nhiều đại thần trung thành. Ông cũng được biết đến là người đã chế tạo ra nhiều thiết bị và hình thức tra tấn tàn bạo để ép người khác nhận tội. Quyền thế và sự tàn ác của Lai đã khiến người người khiếp sợ và căm phẫn một thời.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau ông đã bị trừng phạt sau 1 lần bày mưu hãm hại công chúa thất bại. Lai Tuấn Thần bị xử tử vì tội dối trá và phản bội, xác của ông bị lột da và lấy mất nội tạng.

Trường hợp tương tự đang diễn ra tại Trung Quốc

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, một số quan chức của đảng đã theo sát chính sách khủng bố và tích cực tham gia chiến dịch đàn áp. Họ đã sách nhiễu, bắt giữ, tra tấn, vu khống, kết án, thậm chí giết hại vô số học viên vô tội.

Các quan chức trong Ủy ban Trung ương ĐCSTQ như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lý Đông Sinh, đã trở thành những nhân vật chủ chốt trong việc thực thi chính sách khủng bố và cũng là tay sai đắc lực dưới trướng Giang Trạch Dân, lãnh đạo lâm thời của ĐCSTQ.

Mặc dù nắm giữ trong tay quyền lực mạnh mẽ, nhưng họ lại thiếu đạo đức và luân lý. Việc không ngừng duy trì chiến dịch bức hại Pháp Luân Công, đã khiến từng người một trong số họ nhanh chóng chịu nhận những kết cục thích đáng.

Tái hiện cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công trong trại giam ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui)

Làm việc thất đức, mất đi sinh mạng

Một số quan chức đảng phải đối mặt với những hậu quả nặng nề hơn việc mất đi quyền lực. Lý Phúc Quốc thuộc Cục Cảnh sát Tào Phi Điền tại thành phố Đường Sơn đã được thăng chức vào năm 2013 cho các nỗ lực trong việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công địa phương từ năm 2006.

Nhưng trong vòng chưa đầy 3 năm kể từ khi được bổ nhiệm, ông Lý Phúc Quốc được chẩn đoán mắc ung thư máu và chết sau đó 2 tháng, khi mới 47 tuổi.

Lý Phúc Quốc là người đứng đầu bộ phận an ninh nội địa của huyện năm 2006-2013 và tham gia vào hầu hết các trường hợp bức hại các đệ tử Pháp Luân Công địa phương.

Cụ thể, ngay sau khi được bổ nhiệm làm phó giám đốc công an, ông Lý đã bắt giữ cô Lý Ân Anh và giam giữ cô tại trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang. Cô đã bị tra tấn đến bờ vực của cái chết tại trại và qua đời chưa đầy 2 tuần sau khi được đưa đi điều trị.

Để lừa một học viên, Lý Phúc Quốc và nhóm tay chân của mình đã giả vờ là khách hàng tại cửa hàng của ông Trịnh Trường Tân trong năm 2012. Sau khi vào cửa hàng họ lục soát và bắt giữ ông Trịnh. Cuối cùng ông Trịnh đã bị kết án 10 năm tù cho niềm tin tín ngưỡng của mình và đã bị tra tấn trong suốt thời gian giam giữ.

Ông Trịnh bị gãy xương sọ và bị chấn động não sau những màn tra tấn tàn bạo. Kết quả, hiện ông đã bị mù cả hai mắt, tư duy lẫn lộn và tiểu tiện không tự chủ.

Tranh vẽ một màn tra tấn học viên trong nhà tù. (Ảnh: Falun Art)

Lý Phúc Quốc đã gây ra rất nhiều bất hạnh cho các học viên và gia đình của họ trong suốt thời gian cầm quyền. Liên tục hành ác khiến âm đức tiêu hao, cái chết nhanh chóng tìm tới ông ngay sau khi nhậm chức giám đốc.


Người thất đức có thể bằng thủ đoạn tàn ác mà đạt được điều họ muốn, nhưng nó sẽ không lâu bền. Một số người có thể nói họ chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ và đó là công việc của họ. Tuy nhiên, như các nhà hiền triết cổ đại đã nói, “Hàm oan cho người vô tội không khác gì so với giết chết anh ta bằng một con dao”.

Khi các quan chức ĐCSTQ thực hiện nhiệm vụ của mình là tra tấn công dân vô tội đến chết vì đức tin của họ, hay các bác sĩ quân y phẫu thuật cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, những hành động đó không khác gì giết người. Vậy nên tương lai không xa họ phải chịu trách nhiệm cho những tội lỗi mà mình đã gây ra.

Xây dựng một nền tảng đức hạnh vững chắc

Làm thế nào để không bị khuyết đức và tránh xa những tai họa? Rất đơn giản, hãy coi trọng đạo đức và làm nhiều việc thiện.


Nhiều nhà thông thái cũng đã đưa ra lời khuyên tương tự: “Nếu một người có đức, họ sẽ được phúc báo”, “Hành thiện tích đức có thể cái biến số phận con người”, “Đức hạnh cao nhiều hy vọng”, “Gia đình nhân nghĩa, phước đức dồi dào”, chỉ có thể là như vậy.


Hoàng An, Theo NTDTV

Chia sẻ Facebook