Khi Nga thất bại, ĐCSTQ sẽ tham gia vào cướp phá nước Nga?

Chia sẻ Facebook
24/05/2022 10:09:25

ĐCSTQ có thể được coi là đồng minh của Nga, nhưng Nga lại không đánh giá cao điều đó, cũng không xem ĐCSTQ là đồng minh, vì họ nghĩ rằng không thể dựa vào và tin tưởng ĐCSTQ.

Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Nikkei)

Khi Nga thất bại, ĐCSTQ sẽ tham gia vào cướp phá nước Nga?

Một báo cáo gần đây từ trang web ‘Deutsche Welle’ tiếng Trung cho biết, phương tiện truyền thông ‘Sự thật trực tuyến’ của Nga dẫn báo cáo của một nhà khoa học chính trị Nga, rằng Nga thực sự không có đồng minh, và Trung Quốc không phải là đồng minh của Nga. Trên phương tiện truyền thông của chính phủ Nga cũng xuất hiện quan điểm tương tự.


Theo nhà khoa học chính trị người Nga – Andrei Susdalzew, Trung Quốc không phải là “đồng minh” của Nga. Susdalzew bày tỏ trên trang web: “Trung Quốc rất cẩn thận hỗ trợ chúng tôi. Họ không phải chống lại chúng tôi, nhưng cũng không giúp được gì cho chúng tôi. Nếu chúng tôi thắng, Trung Quốc sẽ đứng về phía chúng tôi, nhưng nếu chúng tôi thua, nhất là ở thời điểm thua rất thảm hại, thì Trung Quốc rất có thể sẽ tham gia vào việc phân chia và cướp bóc nước Nga”. Susdalzew kết luận rằng: “Sự thật chứng minh, một lần nữa chúng tôi nên tin rằng chúng tôi không có đồng minh.”

Sự tham gia của Trung Quốc vào việc phân chia và cướp bóc khi Nga bại trận, đây là một sự cám dỗ rất lớn, một cơ hội trời cho để ĐCSTQ rửa sạch nỗi hổ thẹn trăm năm, đoạt lại Vladivostok, 64 ngôi làng ở Giang Đông, và lấy lại một mảnh đất rộng lớn do lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân từng trao cho Nga. Điều này chắc chắn sẽ khiến nhiều người hồi hộp.

Quan hệ Nga-Trung rạn nứt

Rất có thể ĐCSTQ sẽ sửng sốt trước tuyên bố hiếm hoi, thẳng thắn và đáng kinh ngạc này của các học giả Nga. ĐCSTQ sẽ bất an, lo lắng về mối quan hệ được vun đắp bằng khí tự nhiên và đồng đô la dầu hỏa thông qua những nỗ lực miệt mài và vô số chi phí. ‘Giọt nước cuối cùng làm tràn ly’ trong đường lối ngoại giao của ĐCSTQ, có khả năng khiến mối quan hệ của 2 bên bị rạn nứt hoặc chết yểu.


Một nhà phân tích quân sự khác của Nga là Đại tá đã nghỉ hưu Mikhail Khodarenok cũng suýt trực tiếp chỉ đích danh Trung Quốc trong chương trình trò chuyện “60 Minutes” trên kênh truyền hình nhà nước Nga Russia-1 (Rossiya 1). Ông nói: “Chúng ta hoàn toàn bị cô lập về chính trị, và mặc dù chúng ta không muốn thừa nhận điều đó, nhưng cả thế giới thực sự đang chống lại chúng ta. Chúng ta phải thoát khỏi loại cục diện này”. Khodarenok thực sự đã chỉ ra rằng Nga phải nhận ra rằng những lời hứa của ĐCSTQ là không đáng tin cậy, và ĐCSTQ không phải là đồng minh của Nga về mặt chính trị!

Phải thừa nhận rằng, từ quan điểm của Nga, thì sự ủng hộ của ĐCSTQ đối với Nga trong cuộc chiến Nga-Ukraine thực sự là nửa vời và không thỏa đáng. Trước các lệnh trừng phạt tài chính từ châu Âu và Hoa Kỳ, các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ các ngân hàng châu Âu, Mỹ và tham gia vào lệnh trừng phạt. Điều này tương đương với việc đâm dao vào lưng Nga về mặt tài chính!

Khó khăn của ĐCSTQ là không dám tách khỏi SWIFT và hệ thống đồng đô la-euro. Bởi vì sự phụ thuộc và đầu tư của nền kinh tế Trung Quốc vào các thị trường châu Âu, Mỹ là lớn hơn nhiều so với sự phụ thuộc vào Nga. Nhưng đối với Nga – người đang cần thiết sự hỗ trợ tài chính nhất, thì ĐCSTQ hoàn toàn không có sự trợ giúp nào. Ngược lại, Putin đã có hành động quyết đoán, cắt đứt Cục Dự trữ Liên bang và các chủ nợ phương Tây, cũng như các khách hàng năng lượng châu Âu, và tự mình giải quyết vấn đề. Tôi tin rằng sau khi chứng kiến ​​các biện pháp phản đòn trừng phạt tài chính của Putin, ĐCSTQ chỉ có âm thầm kinh hãi, tự than thở một mình.

Vũ khí cũng là một phương diện mà Nga rất cần, nhưng ĐCSTQ không dám làm mất lòng Hoa Kỳ nên từ chối cung cấp vũ khí hạng nặng của mình cho Nga. Đặc biệt, khi Đức lấy vũ khí kiểu Liên Xô từ Đông Đức cũ trong kho vũ khí của mình, các nước Đông Âu cũng đề nghị giúp đỡ và cung cấp vũ khí cho Ukraine, thì ĐCSTQ không làm gì mà rút lui, điều này chắc chắn sẽ khiến Nga bất mãn. Khi Nga xâm lược Ukraine, ĐCSTQ không thể ‘rút đao tương trợ’, khi ĐCSTQ xâm lược Đài Loan, họ cũng định trước không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của Nga. Trong bóng tối của cuộc chiến Nga-Ukraine, quan hệ Trung-Nga đã rạn nứt.

Quan điểm của các học giả chính trị Nga và giới học thuật về ĐCSTQ cho thấy sự không hài lòng của giới tinh hoa Nga với quan hệ Nga-Trung, sự không tin tưởng của họ đối với ĐCSTQ và sự không hài lòng của họ với hiện trạng mà Nga buộc phải trở thành kẻ thù của phương Tây.

Trong bóng tối của cuộc chiến Nga-Ukraine, quan hệ Trung-Nga đã rạn nứt. (Ảnh tổng hợp)

Mối quan hệ nghi kỵ lẫn nhau

Quan hệ Trung-Nga là mong muốn đoàn kết và hình thành liên minh, đồng thời cũng có dấu hiệu về sự kình địch và chia rẽ lẫn nhau. Nga và Trung Quốc không có những giá trị chung. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, Nga từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và chuyển thành một nhà nước do trùm tư bản nắm quyền. Còn ĐCSTQ vẫn tuân theo lý tưởng cộng sản cứng nhắc, tuân theo chế độ độc đảng. Hệ thống chính trị và nền tảng xã hội của hai bên hoàn toàn không thể so sánh và tương thích.

Sau những trao đổi lâu dài và tiếp xúc gần gũi, do sự khác biệt về hệ thống xã hội, hệ thống tài sản và hệ thống luật pháp, chắc chắn sẽ xảy ra chỗ hẹp hòi và cô lập. ĐCSTQ tin tưởng vào sức mạnh kinh tế của mình vượt xa Nga và không cam lòng dựa vào người khác; Nga tự hào về nguồn lực và sức mạnh quân sự vượt trội của mình, đồng thời không sẵn sàng cúi đầu nghe lệnh ĐCSTQ. Hai quốc gia đối nghịch nhau, quan hệ mong manh, nghi kỵ lẫn nhau, lâu dần sinh lòng xấu xa, cuối cùng không vui mà giải tán.

Ngoài ra, giữa Trung Quốc và Nga còn thiếu yếu tố địa chính trị liên kết sâu sắc và sự tin tưởng lẫn nhau trong quản trị quốc gia. Khoảng cách giữa kinh tế Trung Quốc và kinh tế Nga ngày càng chênh lệch, nên Nga chắc chắn phải phát triển tâm lý phòng bị trước tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Từ thời Nga hoàng, đến Liên Xô và thậm chí cả nước Nga ngày nay, dưới sự bành trướng và xâm lược của Nga, ĐCSTQ luôn chắp tay nhường nhịn, bán nước cầu vinh, khiến Trung Quốc mất hàng triệu km vuông lãnh thổ.


Nga cho dù có thực lực quân sự mạnh mẽ, nhưng họ dĩ nhiên biết rằng sự tụt hậu về sức mạnh kinh tế sẽ dẫn đến giảm lợi thế quân sự, dẫn đến sự phân hóa mạnh và yếu, nổi bận tâm đối với lãnh thổ tất nhiên càng ngày càng mạnh. Vùng Viễn Đông của Nga chỉ có dân số 7 triệu người, mà lãnh thổ lại rộng lớn, sức mạnh quốc gia yếu. Đối mặt với “hiểm họa người da vàng” từ phía Đông, Nga vốn xem là cái gai ở lưng. Đó là lý do tại sao Andrei Susdalzew nói, “Trung quốc tham gia chia cắt nước Nga.”

Mỹ nên liên minh với Nga tiêu diệt ĐCSTQ

Mục đích trước mắt của liên minh Trung-Nga là đối trọng với Hoa Kỳ. Mặc dù chính phủ cánh tả Hoa Kỳ hiện không hiểu rõ lắm về sự nguy hiểm của ĐCSTQ, tuy nhiên, tính hùng hổ dọa người, tác phong sói chiến, thậm chí không nhẫn nại, cuồng vọng tự kêu, cuối cùng khiến chính phủ Mỹ, trên dưới đồng lòng cùng chống lại ĐCSTQ.

Nếu Đảng Cộng hòa có thể giành lại quyền kiểm soát Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay, và thậm chí vào năm 2024 khi Trump hoặc một ứng cử viên Đảng Cộng hòa khác giành chiến thắng tại Nhà Trắng, sẽ có sự thay đổi nhanh chóng trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Hoa Kỳ cuối cùng sẽ nhận ra rằng, vì lợi ích cao nhất của Hoa Kỳ và thế giới tự do, Hoa Kỳ thực sự không cần phải là kẻ thù của Nga, mà nên chủ động phá vỡ liên minh Trung-Nga, hợp lực với Nga, tấn công từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, cùng nhau phá bỏ sự cai trị của ĐCSTQ.


Trung Quốc và Liên Xô cũ đã ký hiệp ước liên minh quân sự trước khi bắt đầu Chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Nhưng vào những năm 1960, sau khi quan hệ Trung-Xô xấu đi, thì hiệp ước liên minh giữa hai nước chỉ hữu danh vô thực. Vào tháng 6/2019, Nga và Trung Quốc công bố “quan hệ đối tác chiến lược cho một kỷ nguyên mới” . Kể từ đó, hai bên thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung và hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, bao gồm răn đe hạt nhân, nhưng cho đến nay vẫn chưa có liên minh quân sự chính thức.


Vào tháng 10/2020, khi mối quan hệ của Mỹ với Nga và Trung Quốc ngày càng xấu đi, Tổng thống Nga Vladimir Putin ám chỉ rằng “có khả năng thành lập một liên minh quân sự, nhưng trước mắt vẫn chưa cần thiết” . Đánh giá hiệu suất chiến trường từ vũ khí thông thường của Nga ở Ukraine hiện nay, thì thực tế vũ khí thông thường của ĐCSTQ kém xa Nga, ngay cả khi Nga và Trung Quốc thành lập liên minh, thì sức mạnh quân sự thông thường của hai nước hoàn toàn không thể “áp đảo Hoa Kỳ”, cũng không đủ sức cạnh tranh với NATO. Tờ ‘The Sun’ của Anh nói rằng loại liên minh này chính là ‘Trục tâm tà ác’, định trước sẽ hữu danh vô thực, ngoài mạnh trong yếu.

Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ lựa chọn mở rộng NATO để tấn công và làm suy yếu chính sách quốc gia của Nga, hiện tại chỉ tiêu hao vũ khí thông thường của Nga, còn tác động đến kinh tế và tiền tệ của Nga là không đáng kể. Xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đã đạt mức cao mới; đồng rúp đã trở lại mức trước chiến tranh và thậm chí còn tăng giá. Các chính phủ châu Âu làm theo và bắt đầu mua năng lượng của Nga bằng đồng rúp. Nền tài chính của Nga vẫn đáp ứng được các khoản chi tiêu.

Tổng thống Nga Putin và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Rbc)

Chính phủ cánh tả Mỹ đẩy Nga lại gần ĐCSTQ

Kết quả của các lệnh trừng phạt chống lại Nga là khiến Nga lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, vào ĐCSTQ và vào công nghệ tiên tiến của phương Tây có được từ Trung Quốc. Tất cả những điều này sẽ khiến ĐCSTQ càng tự tin và thậm chí thu được thêm lợi ích từ sự chờ đợi thiếu kiên nhẫn của Nga. Khi Hoa Kỳ cần giải quyết các vấn đề của ĐCSTQ, sẽ nhận thấy rằng ĐCSTQ đã có được cơ hội để thở thông qua cuộc chiến Nga-Ukraine, và sẽ trở thành một đối thủ chiến lược khó đối phó hơn đối với Hoa Kỳ.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, khi chính quyền Trump hiểu rõ bản chất của ĐCSTQ, các cuộc chiến thương mại và phong tỏa công nghệ lần lượt được thực hiện và quan hệ Mỹ-Nga cũng có dấu hiệu giảm bớt. Mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa Trump và Putin bắt đầu được thiết lập, cục diện Hoa Kỳ và Nga liên kết đối kháng ĐCSTQ bắt đầu hình thành. Liên kết này nhằm mục đích tiêu diệt ĐCSTQ, nhưng nó đã bị phe cánh tả mượn cớ ‘thân Nga’ cản trở, phá hoại. Sau đó vì gian lận trong cuộc bầu cử Mỹ và sự trỗi dậy của chính phủ cánh tả mà kế hoạch “Liên nga chống ĐCSTQ” xuất sắc này bị xem nhẹ và bỏ qua một bên.

Thậm chí, chính phủ cánh tả còn tích cực tấn công Nga, hỗ trợ Ukraine thông qua cuộc chiến Nga-Ukraine, cố gắng làm suy yếu Nga về mặt quân sự và kinh tế, điều này khiến Nga và ĐCSTQ ngày càng xích lại gần nhau hơn. ĐCSTQ cũng nhân cơ hội này để  lôi kéo Nga, sử dụng lợi ích kinh tế và việc chuyển giao công nghệ có được từ phương Tây làm mồi nhử. Nga đã bỏ lỡ cơ hội trời cho để hợp tác với Hoa Kỳ loại bỏ ĐCSTQ, cũng bị chính phủ cánh tả Mỹ đẩy vào vòng tay của ĐCSTQ.

Đồng thời mối quan hệ Trung – Nga ‘cùng nhà khác ngõ’, mỗi người một mưu đồ riêng, điều này sẽ khiến người Nga đồng ý hơn với quan điểm của Susdalzew và Khodarenok bắt đầu xa lánh ĐCSTQ. Đối với ĐCSTQ, họ có thể nảy sinh ước mơ tham gia chia cắt nước Nga, nhưng trước tiên họ sẽ đánh mất lòng tin của Nga và chính thức bước vào tình cảnh bi đát không có bạn bè, không có đồng minh, rơi vào thảm cảnh 4 bề là địch.


Tác giả: Giáo sư Tạ Điền


Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinh Hoa.


Tử Vi (Biên dịch từ The Epoch Times )

Từ Khóa :

Chia sẻ Facebook