Khi đến “10 năm then chốt” của sức khỏe, hãy cảnh giác 5 loại bệnh này
Từ 55 đến 65 tuổi là giai đoạn quan trọng của cuộc đời, trong 10 năm này, rất nhiều bệnh tật có thể xuất hiện, thậm chí có những bệnh còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, trong
“10 năm then chốt”
này của tuổi thọ, bạn cần cảnh giác với 5 căn bệnh sau.
1. Đột quỵ
Đột quỵ là một loại bệnh về tim mạch, biểu hiện chủ yếu là tai biến mạch máu não đột ngột, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như liệt và mất ngôn ngữ. Người cao tuổi dễ bị tai biến mạch máu não hơn, bởi vì thành mạch máu của họ tương đối mỏng, dễ xảy ra các vấn đề về mạch máu. Hơn nữa khả năng miễn dịch của người cao tuổi tương đối yếu, dễ bị virus tấn công, đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, người cao tuổi cần đặc biệt chú ý phòng ngừa tai biến mạch máu não.
2. Bệnh Alzheimer
Alzheimer là căn bệnh về thoái hóa thần kinh phổ biến, có ảnh hưởng đến các khả năng nhận thức như trí nhớ, sự chú ý và kỹ năng tư duy. Tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer ngày càng cao, đặc biệt là người cao tuổi lại càng phải chú ý cảnh giác hơn với sự xuất hiện của nó. Mọi người nên tham gia các bài tập thể dục thể thao nhiều hơn để duy trì sức khỏe tốt, cải thiện quá trình lưu thông máu, thúc đẩy sự phát triển trí não và ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ.
3. Bệnh tim
Bệnh tim là một loại bệnh mãn tính phổ biến có thể gây ra những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng cho người lớn tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tim cũng tăng theo tuổi tác, so với người trẻ thì nguy cơ mắc ở người già là cao hơn nhiều.
4. Ung thư
Ung thư là khối u ác tính có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể, tỷ lệ mắc ở người lớn tuổi thường sẽ cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác.
Có nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi mắc bệnh ung thư, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do khả năng miễn dịch, quá trình trao đổi chất của tế bào và khả năng chống lại tế bào ung thư đều đã suy yếu. Ngoài ra, người lớn tuổi trước đây có thể đã từng tiếp xúc với các chất gây ung thư như thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật v.v, điều này cũng có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư của họ.
5. Viêm khớp
Viêm khớp là một loại bệnh mãn tính gây ra đau cơ, khớp và ảnh hưởng đến chức năng khớp. Người lớn tuổi dễ bị viêm khớp do các khớp cử động ít hơn, cơ teo dần và cử động khớp bị hạn chế.
Nhiều người lớn tuổi có thể phát triển trọng lượng cơ thể dư thừa khi họ già đi, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Vì vậy, duy trì cân nặng bình thường là điều đặc biệt quan trọng. Một người cao tuổi có cân nặng bình thường hay không phụ thuộc vào chiều cao và thể trạng của họ. Nói chung, cân nặng tiêu chuẩn của người cao tuổi có liên quan đến chiều cao và nó được đo bằng chỉ số chỉ số khối cơ thể (BMI).
Ngoài ra, trọng lượng của người cao tuổi cũng có thể được xác định theo tạng người của họ. Ví dụ, người cao 1m65, thể trạng bình thường thì cân nặng tiêu chuẩn là 50-70kg; người cao 165cm, thể trạng mập mạp thì cân nặng tiêu chuẩn là 70-90kg.
Đối với vấn đề tuổi thọ, tất cả mọi người đều đang muốn tìm kiếm các phương pháp để có thể kéo dài một cách hiệu quả. Trên thực tế, có rất nhiều cách để kéo dài tuổi thọ, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là hình thành một số thói quen tốt.
Phát triển một số thói quen tốt có thể giúp bạn sống lâu hơn:
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý, khám sức khỏe định kỳ, hàng ngày ăn một số loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng như rau tươi, trái cây, đậu đỗ, ăn ít đồ dầu mỡ, cay, chiên xào, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt v.v, tất cả đều có thể cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, bảo vệ trái tim và chống lão hóa.
2. Quản lý cảm xúc
Luôn chú ý quản lý cảm xúc của bản mình, dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu, tham gia nhiều các hoạt động tích cực, loại bỏ căng thẳng và duy trì sự lạc quan. Ngoài ra hãy luôn giữ tâm thái ôn hòa và tràn đầy năng lượng, để đạt được mục tiêu kéo dài tuổi thọ.
3. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ
Hãy chú ý và điều chỉnh hợp lý các thói quen sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày. Luôn đảm bảo ngủ đủ giấc, phơi nắng, uống nước đun sôi để nguội, ăn nhiều chất xơ, ăn ít đồ ngọt, ít uống rượu bia v.v. Đây là những thói quen tốt giúp kéo dài tuổi thọ.
4. Tăng cường rèn luyện thân thể
Tham gia các môn thể thao có lợi như chạy bộ, bơi lội, đi bộ, dưỡng sinh, yoga, thiền định… để có thể nâng cao khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi của cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sinh lực cơ bắp và kéo dài tuổi thọ.
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây .
Vision Times,
Ngọc Diệp biên tập
Thiền định có tác dụng tích cực đối với trị liệu HIV và ung thư Thực hành thiền định trong thời gian dài có thể giúp đạt được sức khỏe, mở mang trí huệ, kích hoạt năng lực nội tại…