Khi con mắc lỗi, chẳng có gì đáng sợ: Đáng sợ nhất là bố mẹ BUỘT MIỆNG nói câu này, cuộc đời con về sau nở hoa hay tăm tối là vì vậy
Cách giáo dục của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, tương lai của trẻ.
Khi trẻ làm sai điều gì đó, việc đổ lỗi không phải là giáo dục. Nó là hành động công khai tước đi lòng tự trọng của trẻ.
Có một câu chuyện như này: Tại công viên nước, trong lúc người lớn không để ý, có hai bé gái không biết bơi, đã trượt chân ngã từ thành bể bơi xuống nước cùng một lúc. Khi nhân viên cứu hộ đưa lên bờ, cả hai em đều sặc và ho liên tục.
Mẹ của cô bé thứ nhất vội lao đến quát: " Mẹ đã bảo mày không được đùa nghịch mà, ngã xuống nước nhỡ chết đuối thì sao?". Cô bé nghe mẹ nói liền bật khóc nức nở, tiếng nấc đầy ấm ức.
Ảnh minh họa.
"Được rồi, công chúa nhỏ của mẹ dám xuống nước cơ à? Dũng cảm ghê. Nhưng con nhớ lần sau không được tự ý đi ra chơi một mình nhé, vì có thể gặp phải nguy hiểm đó".
Sau đó, cả hai mẹ con cùng cười. Và rồi, cô bé thứ hai học bơi và biết bơi tốt. Nhưng cô bé thứ nhất thì không dám xuống nước nữa, bởi những trải nghiệm buồn đã gặp phải.
Trách mắng, đổ lỗi là biểu hiện của sự kém cỏi trong giáo dục
Đứa trẻ nào chưa từng bị ngã khi đang đi bộ?
Đứa trẻ nào chưa từng bị sặc khi bơi?
Tuy nhiên, khi một đứa trẻ mắc lỗi, với tư cách là cha mẹ, bạn đã thực sự nghiêm túc xem xét câu đầu tiên mình nói với con hay chưa? Rốt cuộc, điều đó có khả năng ảnh hưởng đến tính cách trong suốt phần đời còn lại của con hay không?
Nhiều bậc cha mẹ, có thể là sau khi con mắc phải một sai lầm có thể đoán trước được, đã nói đủ điều tiêu cực:
- Lại ngã à? Phải cẩn thận vào chứ!
- Mẹ phát chán vì con, chuyện đơn giản thế cũng làm không xong!
- Sao lúc nào cũng lơ đễnh thế? Không tập trung được à?
Ắt hẳn những lời trách mắng này không phải thật lòng cha mẹ muốn nói. Bởi cha mẹ nào chẳng yêu thương và xót con. Nhưng những lời mang tính sát thương như vậy, một khi thốt ra sẽ khiến trẻ đau lòng. Một đứa trẻ chưa thể hiểu hết được chuyện, cha mẹ không có ý xấu khi nói những lời lẽ tiêu cực.
Thực tế, kiểu trách móc đó không phải là giáo dục, mà là hành động tước đi lòng tự trọng của đứa trẻ nơi công cộng.
Nhiều người tưởng rằng "trẻ con chưa nghĩ nhiều thế". Nhưng đối với đứa trẻ, việc bị mắng mỏ nơi công cộng là một đòn giáng vào lòng tự trọng. Hậu quả của điều này là hầu hết trẻ sẽ chọn cách rút lui, thay vì chủ động đối mặt vượt qua những sai lầm, khó khăn. Theo thời gian, tính cách tiêu cực khi đối mặt với vấn đề của trẻ sẽ hình thành và phát triển.
Thực tế, khi một đứa trẻ bị đổ lỗi, trách móc quá nhiều, đặc biệt là từ cha mẹ - người mà trẻ tin cậy hết lòng thì dần dần, quan điểm của trẻ sẽ tự nhiên trở nên tiêu cực. Điều này vô cùng đáng sợ, bởi suy nghĩ và thái độ tiêu cực sẽ phủ một lớp bụi lên trái tim trẻ. Trẻ sẽ có xu hướng đánh giá thấp bản thân, sống tự ti, luôn nhìn cuộc sống xung quanh một cách tăm tối.
Chính vì suy nghĩ đó mà trẻ thường rụt rè, đánh mất nhiều cơ hội quý báu trong cuộc sống. Chẳng hạn, một đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ trách móc "Sao mà chậm hiểu thế" , hay "Người lớn đang nói chuyện, hiểu gì mà nói xen vào" thì khi đi học, con cũng chẳng dám giơ tay phát biểu, nói lên ý kiến của mình.
Ngược lại, nếu cha mẹ có thể biến lời trách móc thành lời an ủi tích cực thì trẻ sẽ nhận được sự khích lệ rất lớn. Chẳng hạn như cô bé thứ nhất trong câu chuyện ở công viên nước.
Có một câu chuyện như này: Đứa trẻ nó học rất chăm nhưng do cầm bút sai tư thế nên ở ngón tay bị nổi mụn nước lớn, thậm chí còn hơi sưng tấy. Nhưng người mẹ không trách con cầm bút sai mà còn khen: "Con mẹ giỏi quá. Học hành chăm đến mức phồng rộp cả tay. Sau này nhất định là nhà văn lớn đấy". Tất nhiên, người mẹ cũng không quên hướng dẫn lại con cách cầm bút.
Nhưng cách phản ứng thông minh của người mẹ đã khiến con phấn chấn tinh thần hơn, và ngày càng mê học, trở thành lớp trưởng, còn đạt giải cao trong môn Văn. Nếu khi ấy, chị mắng con: "Mỗi việc cầm bút cũng không nên hồn" , có lẽ mọi chuyện đã khác.
Thực tế cho thấy, lời nói của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Nó có thể biến con trở thành một đứa trẻ tích cực hoặc tiêu cực. Chính vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, khi con mắc lỗi, cha mẹ nên cố gắng nói điều tích cực trước. Sau đó cha mẹ mới hướng dẫn con sửa sai.
Giống như câu chuyện "nửa ly nước" nổi tiếng. Khi con nhỏ vô tình làm đổ cốc nước, thay vì mắng mỏ, người mẹ đã đùa vui: "Ái chà, vẫn còn nửa cốc nước" ...
Theo Thanh Hương
Pháp luật & bạn đọc