Kháng thể đơn dòng Evusheld mở rộng cho nhóm đối tượng nào?
Đầu tháng 4/2022, 27 nước thuộc Liên minh châu Âu đã chính thức mở rộng nhóm đối tượng tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa COVID-19 do AstraZeneca sản xuất.
Trước thông tin Liên minh châu Âu vừa mở rộng nhóm đối tượng tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld , BVĐK Tâm Anh đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến nhằm giải đáp các thắc mắc của độc giả: Tại sao Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) lại mở rộng nhóm đối tượng cho phần lớn người dân? Những lưu ý trước và sau tiêm?...
Thông tin trên được các chuyên gia của BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh chia sẻ trong chương trình Tư vấn trực tuyến "Thông tin cần biết về việc tiêm kháng thể đơn dòng phòng COVID-19 EVUSHELD" tối ngày 08/4/2022 vừa qua.
Điều này đã mở ra cơ hội cho rất nhiều nhóm đối tượng khác cần thêm lớp áo bảo vệ trước sức tấn công chưa hạ nhiệt của COVID-19 như: trẻ em từ 12 tuổi, người cao tuổi có nhiều bệnh nền, nhất là người mắc bệnh cơ xương khớp, bệnh lý gan thận, thừa cân - béo phì, tiểu đường, tim mạch, nội thần kinh… những đối tượng không thể tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine nhưng có nguy cơ không sinh đủ kháng thể để chống lại COVID-19.
Thực tế cho thấy, sau 2 tuần triển khai, BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh đã giúp rất nhiều người được tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld. Và tất cả những người tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld đã có sức khỏe ổn định, yên tâm hòa nhập cộng đồng sau thời gian dài thực hiện các biện pháp cách ly triệt để với gia đình và cộng đồng.
Trực tiếp tham gia vào công tác khám sàng lọc và chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld cho người bệnh, các bác sĩ cũng không dấu được niềm vui mang đến những tấm lá chắn bảo vệ cho người yếu thế.
BS Tạ Phương Dung cho biết: "Hơn 10 ngày qua tôi trực tiếp khám và chỉ định tiêm Evusheld cho rất nhiều người dân, trong đó có cả bạn của mình. Tuy thời gian ngắn và số lượng khám trực tiếp chỉ gần 100 người bệnh nhưng có nhiều người mắc phải các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, dị ứng nặng, người ghép thận… chưa tiêm vaccine hoặc đã tiêm nhưng không tạo đủ kháng thể. Sau khi khám sàng lọc, họ đã được chỉ định tiêm Evusheld. Điều này khiến tôi cảm thấy rất vui và muốn niềm vui này được lan tỏa đến đông đảo người bệnh, thân nhân và gia đình họ".
Cùng chung niềm vui với bác sĩ Dung, PGS Đặng Hồng Hoa cũng chia sẻ về trường hợp một người bệnh mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, đang chuẩn bị bước vào cuộc điều trị bằng thuốc sinh học đã rất mừng khi được tiêm Evusheld. Sau khoảng 2 tuần tiêm Evusheld, người bệnh đã bước vào cuộc điều trị lupus ban đỏ với tâm lý tự tin. Ngoài ra, các xét nghiệm sàng lọc trước khi điều trị như chỉ số sinh hóa trong máu, chỉ số tế bào máu ngoại vi… đều trong giới hạn cho phép, giúp bác sĩ an tâm điều trị cho người bệnh.
Chương trình livestream có sự tham gia của Thạc sĩ bác sĩ Chu Thị Cúc Hương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phổi Hà Nội; BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn, Nguyên Trưởng khoa Huyết học - Độc xạ Nghề nghiệp, BV Quân Y 175; PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, BVTA Hà Nội; BS.CKII Tạ Phương Dung - Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh; BS Trần Vương Thảo Nghi - Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh.
Dưới đây là phần giải đáp của các chuyên gia BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh trước những thắc mắc của khán giả cả nước liên quan đến Evusheld đã gửi về chương trình tư vấn:
Kháng thể đơn dòng Evusheld là gì? Vì sao Evusheld lại phòng ngừa được COVID-19? Đến nay thì đã có những quốc gia nào đã cấp phép và sử dụng Evusheld này cho người dân.
BS Chu Thị Cúc Hương: Evusheld là kháng thể đơn dòng trong dự phòng trước phơi nhiễm COVID-19, bao gồm hỗn hợp 2 kháng thể đơn dòng có tác dụng kéo dài gồm tixagevimab và cilgavimab đã được thiết kế và tối ưu hóa theo công nghệ độc quyền của hãng dược phẩm AstraZeneca. Evusheld mang đến ngay lập tức kháng thể sau vài giờ tiêm. Cung cấp đủ kháng thể cần thiết để bảo vệ và giảm 83% nguy cơ nhiễm COVID-19 có triệu chứng, duy trì được khả năng trung hòa biến thể Omicron. Đặc biệt, trong nghiên cứu Provent của hãng AstraZeneca, không có ca chuyển nặng và tử vong trong suốt 6 tháng theo dõi.
Vào ngày 25/3/3022, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt cho 27 nước thuộc Liên minh châu Âu mở rộng nhóm đối tượng tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa COVID-19 do AstraZeneca sản xuất cho người dân, chỉ yêu cầu về độ tuổi từ 12 và cân nặng từ 40kg mà không giới hạn có bệnh lý hay không. Đây thực sự là một tin rất vui đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội bao gồm: người có bệnh lý nền, cao tuổi, bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh về cơ xương khớp, bệnh tự miễn, bệnh lý về phổi đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối… Ngoài ra, thống kê cho thấy có hơn 50 triệu người ở châu Âu có ít nhất 1 bệnh lý nền mãn tính. Nhóm người trên 65 tuổi (chiếm gần 20% dân số của châu Âu) thì có ít nhất 1 bệnh hoặc nhiều hơn 2 bệnh lý nền 1 lúc. Đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, nhóm người yếu thể cần được bảo vệ. Do đó, Evusheld chính là cơ hội để người dân có thể tiếp cận được lá chắn giúp họ có kháng thể bảo vệ bản thân trước đại dịch COVID-19. Điều này còn mang ý nghĩa nhân văn sâu xa, người dân không chỉ lựa chọn tiêm vaccine hay Evusheld phòng ngừa COVID-19 mà đây còn là cơ hội để người dân có được cho mình một cách thức để làm sao có kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh COVID-19.
Trong những tài liệu của giới chuyên môn và cung cấp cho truyền thông thì có những lý giải nào cho việc EMA mở rộng đối tượng cho các nước châu Âu so với Mỹ và các quốc gia khác hay không?
BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn: Quý vị đã biết là có một nghiên cứu rất nổi tiếng cho Evusheld đó là nghiên cứu PROVENT. Trong nghiên cứu này, họ tuyển những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong. Họ dựa trên căn cứ từ nghiên cứu tại Anh, họ theo dõi trên 17 triệu ca bị nhiễm COVID-19 và trên 10 ngàn ca tử vong. Họ đã phân tích đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất, bao gồm các nhóm sau:
Nhóm người trên 60 tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn nhóm dưới 60 tuổi, tiếp đến là trên 70 tuổi và nhóm người 80 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất.
• Nam giới. Nam giới dễ bị mắc COVID-19 hơn so với nữ giới. Lý do, nam chỉ có 1 nhóm sắc thể X, còn nữ giới có 2 nhóm sắc thể XX nên khả năng chống COVID-19 sẽ mạnh hơn. Ngoài ra, thành phần nội tiết tố Estrogen ở nữ có khả năng bảo vệ mạnh hơn so với Testosterone ở nam giới.
• Nhóm có các bệnh lý nền như béo phì. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 ở người béo phì tăng lên 48%. Đặc biệt, 1 nghiên cứu ở Vũ Hán thống kê cho thấy, trong số những người tử vong do COVID-19 ở Vũ Hán thì có khoảng 88,4% người có chỉ số BMI >25, rơi vào tình trạng dư cân và béo phì.
• Nhóm người bị ức chế miễn dịch bao gồm bệnh nhân ung thư, ghép tạng đặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép; bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, ức chế TNF alpha… đều có nguy cơ tiến triển nặng, vào ICU nhiều hơn, tử vong nhiều hơn.
Để bảo vệ nhóm đối tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu PROVENT. Để phục vụ nghiên cứu, họ đã chọn nhóm béo phì khoảng 41,7%, đối tượng >60 tuổi là khoảng 43%; các đối tượng về bệnh gan, thận, ung thư… Họ tiến hành bằng cách so sánh Evusheld với giả dược, được gọi là nghiên cứu ngẫu nhiên, đẳng cấp nghiên cứu cao nhất về mặt khoa học, cũng được gọi là nghiên cứu mù đôi. Họ theo dõi nghiên cứu liên tục trong vòng 6 tháng (183 ngày) và nhận thấy hiệu quả bảo vệ giảm 83% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng, có thể tiến triển nặng và tử vong. Trong nhóm sử dụng Evusheld thì không có bệnh nhân tiến triển nặng. Trong nhóm dùng giả dược thì có 5 bệnh nhân tiến triển nặng và 2 trường hợp tử vong.
Các nước châu Âu và Mỹ đã cập nhật theo nghiên cứu này. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) Mỹ cũng nhận ra rằng nhóm yếu thế nhất ở Mỹ là nhóm người suy giảm miễn dịch, và họ quyết định dùng tiền chính phủ mua Evusheld của hãng AstraZeneca. Tuy nhiên, hãng dược này ban đầu chỉ cung cấp được khoảng 700.000 liều mà số người Mỹ cần dùng Evusheld là khoảng 7 triệu người (chiếm 2,7% dân số). Do đó, Mỹ đã tổ chức quay xổ số để được tiêm Evusheld. Những người quay trúng thì được chích trước, còn lại thì phải chờ đợi. Sau Mỹ, Singapore cũng phê chuẩn và dùng tiền Chính phủ để mua và cấp cho đối tượng yếu thế nên đối tượng phê chuẩn bị bó hẹp lại, chỉ phê chuẩn cho đối tượng suy giảm hệ miễn dịch, còn nhóm khác có thể duy trì dùng vaccine dự phòng COVID-19.
Tuy nhiên, ở châu Âu, tỷ lệ người mắc bệnh về tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, béo phì rất cao, kéo theo rủi ro trong tử vong COVID-19 cũng không thấp. Do đó, châu Âu đã căn cứ vào kết quả nghiên cứu của Provent và họ nhận thấy rằng cần bảo vệ tất cả các đối tượng trong xã hội bao gồm: người lớn, thanh thiếu niên có độ tuổi trên 12 tuổi và có cân nặng trên 40kg. Điều này giống như là "trong công ngoài kích", vừa bảo vệ bên ngoài vừa được bảo vệ bên trong, giảm khả năng gây tổn thương do COVID-19.
Tại sao kháng thể đơn dòng Evusheld được phê duyệt để phòng ngừa COVID-19 trước phơi nhiễm?
BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn: Trước phơi nhiễm có nghĩa là chúng ta chưa bị nhiễm bệnh, khi chúng ta tiêm kháng thể đơn dòng thì đảm bảo 6 tháng chúng ta không bị mắc COVID-19, hoặc giảm 83% nguy cơ mắc COVID-19.
Tại sao kháng thể đơn dòng làm được điều này? Bởi vì hai kháng thể thành phần của Evusheld có nguồn gốc từ tế bào B do các bệnh nhân phục hồi sau nhiễm virus SARS-CoV-2 hiến tặng cho Đại học Vanderbilt, Mỹ. Trải qua quá trình sàng lọc từ hơn 1500 kháng thể, Đại học Vanderbilt đã chọn ra 2 kháng thể có hoạt lực mạnh nhất và có khả năng hiệp đồng. Hai kháng thể này đã được hãng dược AstraZeneca mua lại giấy phép và tối ưu hóa bằng công nghệ độc quyền tiên tiến của mình, để tạo ra Evusheld.
Cho đến thời điểm này thì Evusheld là kháng thể duy nhất có thể dự phòng trước phơi nhiễm. Kháng thể đơn dòng này, khi chích vào cơ thể sau 6 tiếng là lập tức lượng kháng thể đi vào máu để tạo ra nồng độ tối thiểu đủ để tiêu diệt virus SARS-CoV-2 xâm nhập. Điều thú vị là các nhà khoa học tạo ra kháng thể này để chúng phân bố nhiều nơi tại niêm mạc đường hô hấp, mà con đường chính mà SARS-CoV-2 xâm nhập chính là đường hô hấp. Thụ thể ACE 2 có nhiều ở vùng hầu họng, khi vào trong máu sẽ phân bổ đến các nơi khác trong cơ thể. Khi virus xâm nhập, các kháng thể sẽ chặn luôn ở cửa ngõ để virus không vào trong, tạo hiệu quả phòng bệnh cao.
Với biến thể Omicron thì Evusheld còn hiệu quả?
BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn: Đến thời điểm hiện tại, một loạt các kháng thể đơn dòng đã không còn hiệu quả với Omicron, vì vậy ngày 24/2 vừa qua, FDA đã rút luôn thông tin về một số kháng thể đơn dòng điều trị COVID-19.
Đối với Evusheld, trong nghiên cứu về SARS-CoV-2, bộ đôi Tixagevimab và Cilgavimab có tác dụng hiệp đồng nên hoàn toàn có thể kiểm soát tốt virus SARS-CoV-2. Do đó người ta vẫn tiếp tục khuyến cáo chỉ định điều trị để phòng ngừa biến chủng Omicron vốn có tốc độ lây nhiễm tăng nhanh hơn từ 4-6 lần.
Trước thực tế này, những người yếu thế, người có các yếu tố như mắc bệnh béo phì, tuổi trên 60, người bệnh ung thư đang điều trị xạ trị/ hóa trị, các bệnh thận đang điều trị ghép thận đang điều trị ức chế miễn dịch,… có nguy cơ tiến triển nặng khi mắc COVID-19. Một nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ công bố, với nhóm bệnh nhân ghép thận, đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch và chích vaccine thì khả năng sinh ra kháng thể chỉ 20%. Có nghĩa là 80% còn lại không thể sinh kháng thể. Như vậy, họ là nhóm đối tượng có mức độ rủi ro rất cao về nguy cơ tử vong, mức độ trở nặng và chi phí điều trị cũng cao hơn, làm tăng gánh nặng cho xã hội.
Người bị ung thư có phải là người bị suy giảm miễn dịch? Trong thời gian đang vào thuốc thì khả năng miễn dịch rất thấp, và nếu tiêm vaccine thì khả năng được bảo vệ cũng không cao, dễ tử vong hơn? Vậy có phải người bị ung thư tiêm Evusheld có cơ hội được bảo vệ nhiều hơn so với vaccine COVID-19? Làm thế nào những người bị ung thư có thể đăng ký tiêm Evusheld tại BVĐK Tâm Anh?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi: Chúng ta còn nhớ về giải Nobel Y học năm 2018 của hai giáo sư Mỹ và Nhật đó là về ứng dụng miễn dịch trong điều trị bệnh lý ung thư. Giải thưởng này cũng gián tiếp khẳng định một phần nào thành quả của quá trình nghiên cứu khoa học và tìm tòi khoảng hơn 1 thập niên trước đó về những ảnh hưởng của miễn dịch, cơ chế gây ra rối loạn miễn dịch cho bệnh nhân ung thư.
Cơ thể có khả năng miễn dịch tự nhiên từ lúc sinh ra, hoặc sau khi tiếp xúc với bệnh lý, Thông qua cơ chế hóa học như dịch tiết ra trong cơ thể, cơ chế hoạt động của tế bào… cơ thể sẽ nhận diện và tiêu diệt vật lạ xâm nhập hoặc tiết ra kháng thể để góp phần tiêu diệt những vật lạ đó.
Những nghiên cứu trong khoảng 1-2 thập niên gần đây, tế bào ung thư được xếp vào nhóm ác tính và nguy hiểm. Nguyên nhân là do tế bào ung thư hầu như khóa hẳn các chức năng nhận diện và tiêu diệt những tế bào lạ, tế bào xấu của cơ chế miễn dịch trong cơ thể. Bản thân tế bào ung thư đã gây ra những ảnh hưởng xấu và đồng thời khóa luôn những chức năng tiêu diệt tế bào ung thư của cơ thể. Điều này đã tạo ra sự suy giảm miễn dịch "kép". Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh sử dụng thuốc điều trị như thuốc hóa trị, phẫu thuật hoặc xạ trị,… cũng sẽ làm giảm số lượng tế bào máu, giảm dinh dưỡng và suy giảm sức khỏe của cơ thể.
Đó là lý do vì sao bệnh nhân ung thư lại được xếp vào nhóm suy giảm miễn dịch. Đối với đại dịch COVID-19, ban đầu chúng ta cũng hơi e dè khi sử dụng vaccine cho nhóm bệnh nhân ung thư. Không phải vì chúng ta quên hay không xem trọng họ, mà là vì muốn chắc chắn hiệu quả của vaccine liệu có an toàn cho bệnh nhân ung thư hay không?
2 năm trước khi vaccine được đưa vào sử dụng, không chỉ có Việt Nam mà châu Mỹ, châu Âu cũng chưa sử dụng vaccine cho bệnh nhân ung thư. Sau một thời gian, các nhà khoa học xác nhận vaccine có hiệu quả và an toàn thì mới bắt đầu sử dụng cho người ung thư. Khi ấy, người bệnh ung thư cần được ưu tiên tiêm vaccine và tiêm ở các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cao nhất cho người bệnh.
Vì vậy, vaccine là một cơ chế miễn dịch chủ động, được đưa vào cơ thể với hy vọng cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để phòng ngừa COVID-19. Thế nhưng, với những bệnh nhân ung thư, cơ chế hoạt động của họ đã bị rối loạn do các yếu tố bệnh lý, tác dụng phụ của điều trị… thì khả năng cơ thể tạo ra kháng thể sẽ thấp hơn, hoặc khó tạo hơn so với những người bình thường. Khi ấy "tấm áo giáp" mang tên vaccine không thể phủ kín toàn bộ mà vẫn còn những lỗ hổng, vì thế không chắc chắn được về khả năng bảo vệ của vaccine. Với sự ra đời và hiệu quả đã được chứng minh của Evusheld thì người bệnh được phủ thêm một lớp áo giáp nữa, đó chính là lượng kháng thể được tiêm vào cơ thể và tạo ra ngay lập tức kháng thể để giúp người bệnh có được khả năng phòng bệnh hiệu quả.
Vậy bao nhiêu lâu nữa thì tôi nên tiêm mũi Evusheld nhắc lại?
Đây là câu hỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: quá trình trị liệu của người bệnh còn đang thực hiện hay đã tạm dừng. Điều này giúp sàng lọc và giảm đi yếu tố nguy cơ cho người bệnh ung thư điều trị. Yếu tố thứ hai là liệu những chủng COVID-19 đang hiện hữu như Omicron BA1, BA2, BA3 hoặc những chủng mới khác xuất hiện có ít độc tính hơn những chủng virus cũ hay không, và đồng thời theo dõi hiệu quả của kháng thể đơn dòng này sẽ giúp tìm ra hướng điều trị tiếp theo cho người bệnh.
Người bệnh ung bướu làm thế nào để có thể đăng ký tiêm Evusheld?
Trong thời gian tiêm Evusheld vừa qua, ngoài những câu hỏi về sức khỏe, tác dụng, tác dụng phụ… của Evusheld thì người bệnh còn lo lắng đến vấn đề cơ thể có chịu đựng nổi liều tiêm này hoặc có bị trì hoãn điều trị hay không? Niềm vui của tôi đến chậm hơn so với các bác sĩ khác. Phải sau khoảng 3 đến 7 ngày, khi liên hệ lại người bệnh, được biết họ đều khỏe và phấn khởi và có thể tiếp tục quá trình điều trị ung thư tôi mới thở phào nhẹ nhõm và chung vui cùng niềm vui của người bệnh. Về quy trình đăng ký tiêm, người bệnh có thể đăng ký trên hệ thống fanpage của BVĐK Tâm Anh hoặc liên hệ trực tiếp với tổng đài của bệnh viện cung cấp những thông tin chi tiết cho việc đăng ký tiêm này.
Ngoài bệnh ung thư thì còn có những bệnh nào được xếp vào suy giảm miễn dịch và làm sao để biết một người có suy giảm miễn dịch hay không thưa bác sĩ? Có cần làm các xét nghiệm về miễn dịch hay xét nghiệm kháng thể sau tiêm vaccine COVID-19 hay không?
BS Tạ Phương Dung: Đây là câu hỏi rất hay. Có nên làm xét nghiệm kháng thể hay không? Tôi xin trả lời là không. Vì thực tế có những người tiêm đủ 3 mũi vaccine cũng đi đo lượng kháng thể và dù lượng kháng thể rất cao nhưng vẫn bị nhiễm COVID-19. Vì sao vậy? Lý do, thứ nhất lượng kháng thể nhiều hay ít không đủ để chống lại virus SARS-CoV-2; thứ hai là có những biến thể thay đổi như là Alpha, Delta, Omicron. Bây giờ Omicron lại có biến thể phụ là BA1, BA2, nên có thể kháng thể đó chống lại chủng này nhưng không chống được chủng kia. Do đó, chúng ta không nên tốn công vô ích đi xét nghiệm kháng thể.
Làm thế nào để biết là sức đề kháng kém hay suy giảm miễn dịch?
Suy giảm miễn dịch được phân thành hai loại: suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch do mắc phải. Suy giảm miễn dịch nguyên phát (tự nhiên) cần được xác định qua chẩn đoán tại bệnh viện. Suy giảm miễn dịch mắc phải có nguyên nhân là do sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như bệnh ung thư, người ghép thận và ghép các cơ quan khác; các bệnh như viêm cầu thận lupus, viêm cầu thận IgA… các bệnh về khớp như viêm đa khớp dạng thấp, hoặc trong các bệnh lý về hô hấp phải sử dụng corticoid để điều trị những cơn suyễn cấp hay tình trạng viêm phổi tắc nghẽn kéo dài... và một số các bệnh lý của da liễu.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể phát hiện bạn có tình trạng suy giảm miễn dịch hay không trong lúc khám bệnh, kiểm tra sức khỏe hay kiểm tra những bệnh lý khác. Tất nhiên, người bệnh đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như một loạt các bệnh lý nêu trên thì rơi vào tình trạng suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, người trên 60 tuổi, béo phì (BMI > 25), người mắc bệnh về hô hấp mãn tính như COPD, người bị viêm gan mãn tính, bệnh nhân suy thận… người có độ lọc cầu thận dưới 30 (suy thận nặng) cũng nằm trong nhóm bị suy giảm miễn dịch.
Trước tình hình nhiễm COVID-19 hiện nay với tỷ lệ nhiễm cao và lây nhanh hơn, vào ngày 6/4/2022, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng đã đưa ra nhận định: các loại vaccine chống lại COVID-19 hiện tại gần như giảm đi rất nhiều tác dụng phòng chống bệnh COVID-19, hầu như chỉ còn tác dụng ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn và giảm tỷ lệ tỷ vong.
Tại nước ta, dù hầu hết mọi người đều đã tiêm 2 mũi vaccine, nhiều địa phương người dân đã tiêm 3 mũi nhưng tỷ lệ nhiễm vẫn rất cao. Tại Hà Nội, có những ngày nhiễm hơn 30 nghìn người, hầu hết là người đã tiêm vaccine. Do đó, đối với các vaccine hiện tại, cần lưu ý về khả năng phòng chống bệnh bị suy giảm nhiều. Bên cạnh đó, dù tình hình dịch bệnh tại Việt Nam và một số nước có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhưng ngày 18/3 vừa qua, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố, dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt, chúng ta mới chỉ đang ở trên đỉnh dịch. Dịch có thể sẽ xuống dựa vào vaccine và lây nhiễm cộng đồng nhưng nó cũng có thể bùng lại. Vì vaccine đã dùng quá lâu, hiệu quả bảo vệ suy giảm, sự lây nhiễm trong cộng đồng tạo kháng thể tự nhiên cũng giảm theo thời gian, khi đó dịch sẽ trở lại mạnh mẽ và nặng nề hơn.
Tôi bị thoái hóa đốt sống lưng, thoái hóa khớp, viêm khớp nhiều năm đã dùng thuốc chữa viêm khớp, nhiều loại thuốc bao gồm cả tiêm, uống, tôi không biết những thuốc như thế nào gọi là thuốc ức chế miễn dịch; thuốc điều trị làm giảm đau kháng viêm khớp có phải là những thuốc đó hay không?
Những người trên 60, 70, 80 tuổi mắc những bệnh lý về xương khớp hay những người bị bệnh khớp kết hợp với tiểu đường hay tim mạch thì có được ưu tiên sử dụng Evusheld?
BS Đặng Thị Hồng Hoa: Bệnh xương khớp có thể chia thành 2 nhóm chính: nhóm thoái hóa khớp và nhóm các bệnh khớp do miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh vảy nến… Bệnh nhân mắc bệnh khớp do miễn dịch thì tỉ lệ chuyển nặng và tử vong cao hơn người thoái hóa khớp. Những người mắc bệnh khớp miễn dịch mà ở tuổi trên 60, đặc biệt ở nam giới thì tỷ lệ tử vong càng cao hơn nữa.
Thoái hóa khớp nguyên phát là quá trình lão hóa của cơ thể, hệ thống cơ xương khớp. Ngoài ra, các bộ phận khác của cơ thể cũng bị lão hóa và suy giảm khả năng bảo vệ, đề kháng, sinh miễn dịch. Vì vậy, người trên 60 tuổi thì khả năng chống đỡ đối với virus SARS-CoV-2 cũng bị suy giảm. Đặc biệt, người bị thoái hóa khớp mà mắc thêm các bệnh nền khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mãn tính… thì khả năng chống đỡ, sinh kháng thể sau khi dùng vaccine, khả năng tạo kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 sẽ giảm hơn so với người trẻ khỏe mạnh. Do đó, những đối tượng này được khuyến khích sử dụng bộ đôi kháng thể đơn dòng Evusheld để được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2.
Đối với người mắc những bệnh khớp do miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, lupus ban đỏ hệ thống và một số bệnh khác có liên quan đến cơ xương khớp thì tỷ lệ suy giảm miễn dịch cũng gia tăng do sự thay đổi của môi trường, lối sống, thức ăn, khói bụi,... Do đó, tỷ lệ nhiễm COVID-19 và biến chứng nặng cũng tăng lên. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của những người này có hiện tượng rối loạn đáp ứng miễn dịch (là tình trạng đáp ứng miễn dịch quá mức hay không đủ) với biểu hiện đáp ứng miễn dịch quá mức nhưng lại không có tính bảo vệ mà lại phá hủy. Khi đó, các kháng thể trong cơ thể phá hủy chính các tổ chức của cơ thể, làm suy yếu hệ vận động và các bộ phận khác của cơ thể như hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... Vì vậy, đáp ứng miễn dịch của cơ thể ở những bệnh nhân này giảm sút rất nhiều.
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh về cơ xương khớp còn sử dụng rất nhiều thuốc để điều trị trong đó có các thuốc thuộc nhóm Corticoid. Ngay cả bệnh nhân chỉ bị bệnh gout - không cần sử dụng corticoid - cũng có thể quản lý được tốt. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại mắc thêm các hội chứng cushing, tiểu đường, tăng huyết áp,... do hậu quả của việc dùng thuốc Corticoid không hợp lý. Bản thân người mắc bệnh đã bị suy giảm miễn dịch mà còn sử dụng thuốc không hợp lý, nên họ dễ mắc thêm các bệnh cơ hội khác. Vì vậy, việc tăng cường thêm sự bảo vệ từ các kháng thể ngoại sinh như Evusheld rất cần thiết đối với bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp.
COVID-19 có thể đi qua với người này như một cơn cảm cúm, không có di chứng nhưng cũng có thể khiến một anh thanh niên khỏe mạnh mắc COVID-19 được 1 tháng thì bị suy thận nặng. Đó có thể là một diễn biến, sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là do tác động của COVID-19. Trong trường hợp này nên được lý giải như thế nào?
Bác sĩ Tạ Phương Dung: Trường hợp sau khi mắc COVID-19 bị suy thận nặng không phải là hiếm. Thứ nhất, tỷ lệ bệnh thận trong người dân khá cao, trên 10%. Có tới 80% người không biết mình bị bệnh thận mặc dù họ đã mắc bệnh. Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe hàng năm, trong đó có kiểm tra thận. Hơn nữa, bản thân virus SARS-CoV-2 đi vào hệ hô hấp đầu tiên, muốn xâm nhập vào các cơ quan, tế bào trong cơ thể qua màng tế bào thì nó phải gắn với thụ thể ACE-2. Trong đó thận là cơ quan có nhiều thụ thể ACE-2 nhất, sau đó là ruột và các nội tạng khác. Cho nên khi xâm nhập vào cơ thể, gắn với thụ thể ACE-2 và xâm nhập tế bào gây bệnh thì thận và phổi sẽ là cơ quan nhiễm nhiều hơn và sẽ tình trạng nặng hơn. Việc bệnh nhân trước đó hoàn toàn khỏe mạnh mà bây giờ bị tổn thương thận cũng là điều dễ hiểu. Chưa kể là những bệnh nhân đã có bệnh thận trước đó rồi mà không đi khám hoặc chỉ khám sơ sài nên không phát hiện bệnh thận. Hơn nữa, bệnh thận này chỉ được khẳng định qua sinh thiết thận. Do đó, công thức điều trị của ức chế miễn dịch đối với những người sau ghép thận cũng sẽ khác. Tốt nhất là bệnh nhân nên đến khám để được các bác sĩ phối hợp điều trị.
Ngoài ra, rất đông người dân có xu hướng mắc COVID-19 một lần cho xong. Đây là quan điểm thực sự sai lầm. Đúng là nhiều người chỉ bệnh thoáng qua, thậm chí có người không triệu chứng, chỉ biết mình mắc COVID-19 do xét nghiệm tầm soát hoặc xét nghiệm nhanh khi thấy người nhà mắc bệnh. Bệnh thì có thể nhẹ nhưng hậu COVID-19 mới là vấn đề quan trọng. Tình trạng này đối với người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch còn nguy hiểm hơn, chẳng hạn bệnh nhân ghép tạng. Khi bị nhiễm COVID-19, họ bắt buộc phải giảm hoặc ngừng một số liều thuốc ức chế miễn dịch như nhóm ức chế tăng sinh. Lý do, dùng thuốc ức chế miễn dịch nhằm giảm đến mức thấp nhất sự phản kháng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng vaccine hoặc các loại thuốc khác thì vô tình lại kích hoạt hệ thống miễn dịch đó. Hai tác động ngược nhau cùng lúc tồn tại sẽ không có cái nào được hoàn thiện: vaccine không tạo ra kháng thể hoặc kháng thể không đủ; còn thuốc điều trị không đáp ứng được tốt nên người bệnh… không nhận được gì. Do đó, đối với những người đã ghép tạng hoặc những người bị suy giảm miễn dịch mà dùng thuốc ức chế miễn dịch nhất định không để bị nhiễm COVID-19. Bởi vì khi phải giảm 1 số thuốc ức chế miễn dịch để COVID-19 không có cơ hội bùng phát thì bệnh nhân phải đối diện với nguy cơ bệnh nặng hơn hoặc tạng ghép bị mất đi. Do đó, người dân đừng nên có suy nghĩ này. Hơn nữa, có người không chỉ mắc một lần mà nhiều trường hợp bị tái nhiễm. Do đó, tốt nhất là phải phòng ngừa và đừng để bị nhiễm COVID-19.
Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 13 tuổi, nặng 65kg, bị béo phì, hen suyễn. Tôi khá lo lắng vì nhiều trường hợp béo phì nhiễm COVID-19 dễ bị nặng. Tôi có thể đăng ký tiêm cho cháu được không? Gia đình tôi ở Long An thì đăng ký khám và tiêm như thế nào?
Tình trạng trẻ bị hen suyễn nặng, tiền sử viêm phổi nặng hoặc thường xuyên gặp các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, bị dị ứng nặng phải cấp cứu; trẻ em bị béo phì, mắc thêm những bệnh lý về tim mạch và những bệnh lý khác thì có phải là nhóm đối tượng được ưu tiên chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld không?
BS Chu Thị Cúc Hương: Như bạn chia sẻ, con bạn 13 tuổi mà lại nặng 65kg, bị béo phì, tức là chỉ số BMI>25. Đây là một trong những đối tượng nhạy cảm, dễ tổn thương trong đại dịch COVID-19. Thực tế là TP Hồ Chí Minh đã trải qua 1 năm rất giông bão, rất nhiều bệnh nhân COVID-19, cả trẻ em lẫn người cao tuổi nhưng kèm theo béo phì đều dễ bị tổn thương và rất nhiều người đã không qua khỏi. Ngoài ra, con bạn còn bị hen phế quản, là tình trạng viêm mạn tính đường thở, trong đó có sự tham gia của rất nhiều tế bào và thành phần tế bào. Điều này khiến cho tình trạng co thắt, tăng tiết, phù nề tuyến tiết nhầy xảy ra, gây nên các triệu chứng như ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, tái đi tái lại về nửa đêm đến sáng. Tình trạng này có thể tự hết hoặc sau khi dùng thuốc.
Tuy nhiên, do viêm mạn tính đường thở nên trong điều trị cho người lớn và trẻ em thường dùng Corticoid dạng hít (ICS). Việc dùng ICS có thể sẽ gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch. Khi dùng ICS, Corticoid, Corticosteroid đường toàn thân (ví dụ như dạng Meron uống) khoảng 3-5 ngày thì hết triệu chứng. Do đó, nhiều người bệnh tự ý mua dùng cho những lần bệnh sau. Tuy nhiên, sau 1 thời gian thì họ đối diện với nguy cơ mắc phải hội chứng cushing với biểu hiện mặt to ra nhưng chân tay thì teo lại. Ngoài ra, phụ thuộc corticoid còn gây ra tình trạng suy thượng thận, khiến cortisone trong máu giảm và gây nguy hiểm. Cho nên đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như thế thì rất cần được bảo vệ.
Nếu gia đình chị ở Long An thì có thể đưa cháu đến khám sàng lọc và tiêm tại BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh. Tình trạng con của bạn đã đủ tiêu chuẩn tiêm Evusheld và cần phải tiêm sớm.
Thưa bác sĩ, chúng tôi có thể đặt hẹn giờ để tiêm Evusheld được không vì giữ gìn 2 năm rồi rất ngại sẽ bị nhiễm COVID-19 khi đi tiêm tại bệnh viện. Chúng tôi là 1 gia đình thì có thể đặt tiêm riêng một phòng hay không? Có những người bệnh lớn tuổi, 80-90 tuổi hoặc những người đi xe lăn thì bệnh có dịch vụ đến tận nhà tiêm không?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi: Quý khán giả có nhu cầu tìm hiểu về tiêm Evusheld thì có thể chủ động liên hệ đến tổng đài của bệnh viện và cung cấp những thông tin cần thiết để được tư vấn. Nếu quý khách đủ tiêu chuẩn tiêm thì bộ phận tổng đài sẽ sắp xếp lịch tiêm cụ thể. Trường hợp, thông tin khách hàng cung cấp chưa đủ để đưa ra kết luận tiêm hay không thì nhân viên tư vấn sẽ gửi đến các bác sĩ chuyên khoa xem xét về tình trạng bệnh lý, đưa ra quyết định tiêm hay không tiêm Evusheld. Đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nguy hiểm và khẩn cấp thì bác sĩ sẽ chủ động liên hệ với bệnh nhân để hỏi thăm tình trạng bệnh và tư vấn những việc cần làm để người bệnh giữ gìn sức khỏe trước dịch bệnh COVID-19.
Khác với những kháng thể đơn dòng dùng trong điều trị tiêm ở mạch máu (đường tĩnh mạch), Evusheld sẽ tiêm 1 lần 2 mũi ở 2 bên mông, đảm bảo an toàn cho người tiêm. Tại BVĐK Tâm Anh, việc tiêm Evusheld sẽ được bố trí phòng tiêm riêng dành cho nam và nữ. Khi đi tiêm quý khách cần mang theo đầy đủ các giấy tờ xét nghiệm và các kết quả khám và điều trị bệnh trước đây, cũng như những đơn thuốc đang dùng.
Kháng thể đơn dòng Evusheld nằm trong danh sách các loại thuốc không cần kê đơn, vì vậy đối với người bệnh ghép tạng, suy thận, suy gan không cần quá lo lắng về việc có tiêm được Evusheld hay không. Bởi Evusheld giống như lớp áo giáp bảo vệ cho những người yếu thế có bệnh nền nặng và người cao tuổi. Nhu cầu tiêm Evusheld có thể sẽ khác tùy vào mỗi gia đình. Đối với những gia đình ngại để ông bà và bố mẹ tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì bệnh viện sẽ có những hỗ trợ tiêm Evusheld tại nhà cho họ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích bệnh nhân nên tiêm tại bệnh viện, vì có đầy đủ thiết bị máy móc kiểm tra sức khỏe cũng như hỗ trợ cho việc tiêm kháng thể đơn dòng tốt hơn.
Những câu hỏi của độc giả gửi về fanpage BVĐK Tâm Anh: Tôi đã mắc COVID-19 và có kháng thể tự nhiên rồi thì có cần tiêm Evusheld và vaccine nữa không? Mắc COVID-19 sau bao lâu mới được tiêm Evusheld? Làm sao để biết mình mắc Delta hay Omicron? Tiêm Evusheld có tác dụng với các biến thể khác không?
BSCKI Phạm Mạnh Hoàn: Theo nguyên tắc, người từng bị nhiễm COVID-19 sẽ sinh ra một lượng kháng thể nhất định, tuy nhiên lượng kháng thể này sẽ suy giảm theo thời gian đặc biệt đối với người bị suy giảm hệ miễn dịch, nái nhiễm cao và nhiều lần. Do đó, khi chúng ta tiêm Evusheld, cơ thể sẽ được cung cấp lượng kháng thể để tránh việc tái nhiễm và phòng các triệu chứng nặng do COVID-19 mang lại. Việc những người có hệ miễn dịch yếu sử dụng Evusheld có thể mang đến nhiều ý nghĩa cho cộng đồng. Một nghiên cứu về SARS-CoV-2 cho thấy, một số bệnh nhân ung thư khi mắc COVID-19 thì lượng virus tồn tại trong cơ thể lên đến 165 ngày. Khi virus COVID-19 tồn tại lâu trong cơ thể thì tốc độ nhân lên của nó ngày càng lớn và sinh ra biến thể mới, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay có một vấn đề khiến các nhà khoa học đau đầu là hiện tượng thoát vaccine, tức là những người tiêm đủ vaccine nhưng khi mắc COVID-19 vẫn chuyển biến nặng và có thể tử vong. Các bài nghiên cứu kết luận rằng những người rơi vào trường hợp "thoát vaccine" có đến 44,4% trường hợp là kháng thể yếu nên mới chuyển biến nặng. Các đối tượng đã từng mắc COVID-19 hay những người chưa mắc và bị suy giảm hệ miễn dịch rất nên tiêm Evusheld để đảm bảo duy trì lượng kháng thể ít nhất 6 tháng.
Theo chỉ định thì Evusheld dành cho những người chưa mắc COVID-19, vậy trước khi tiêm có cần làm xét nghiệm PCR không? Trường hợp mới nhiễm COVID-19 thì tiêm Evusheld có hiệu quả không?
BSCKI Phạm Mạnh Hoàn: Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ thì không cần xét nghiệm PCR. Nếu thuộc nhóm đối tượng có bệnh nền nặng, sức khỏe yếu, suy giảm hệ miễn dịch…, có nghi ngờ và các biểu hiện mắc COVID-19 thì phải kiểm tra rồi mới được tiêm Evusheld. Trong trường hợp bạn không có biểu hiện mắc COVID-19 nhưng có tiếp xúc với F0 thì vẫn phải chờ theo dõi 1 thời gian mới có quyết định cho tiêm Evusheld.
BS.CKII Tạ Phương Dung bổ sung thêm: Khi tiêm Evusheld không phải test COVID-19 hay làm một bất cứ xét nghiệm nào, trừ khi bạn có tiếp xúc với f0 từ 1 đến 2 ngày. Trường hợp bạn tiếp xúc với f0 dã lâu thì không cần theo dõi thêm. Sau 6 tiếng tiêm Evusheld bạn sẽ có 1 lớp kháng thể bảo vệ. Do đó, khi đi đến BVĐK Tâm Anh tiêm sẽ rất khó bị nhiễm COVID-19. Virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ không thể tấn công ngay mà phải mất một khoảng thời gian sau mới có thể xâm nhập và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy trong quá trình 6 tiếng sau tiêm Evusheld bạn sẽ yên tâm khi có lớp màng bảo vệ COVID-19 nhanh chóng.
Tôi bị một số bệnh và đang phải điều trị bằng thuốc, khi tiêm Evusheld tôi có phải ngừng uống thuốc hay không?
BS.CKII Tạ Phương Dung: Khi tiêm Evusheld bạn vẫn có thể uống thuốc và điều trị các bệnh lý khác bình thường. Trường hợp quý vị vừa tiêm vaccine thì chờ sau 2 tuần mới nên tiêm Evusheld; nhưng ngược lại, sau khi tiêm Evusheld quý vị có thể tiêm vaccine ngay sau đó mà không cần phải chờ một khoảng thời gian.
Tôi đang điều trị ung bướu, khi biết về thông tin tiêm Evusheld tôi rất muốn được tìm hiểu và tiêm, tuy nhiên, tôi chưa biết nhiều về Evusheld. Vậy nếu tôi đặt lịch khám ở BVĐK Tâm Anh thì có thể vừa được tư vấn tiêm Evusheld vừa thăm khám bệnh được không ạ?
BS Trần Vương Thảo Nghi: Tôi rất khuyến khích người bệnh nên điều trị và theo dõi cùng một bác sĩ để được theo dõi sát sao hơn tình trạng bệnh. Rất đúng khi các bác sĩ đưa ra các ý kiến trung lập khi chưa hiểu biết rõ về Evusheld. Kháng thể đơn dòng Evusheld hoàn toàn không có tác dụng phụ và kháng bất kỳ loại thuốc nào. Evusheld chỉ nhận diện được Virus SARS-CoV-2 và tập trung tấn công nó. Vì vậy các bệnh nhân ung thư có thể yên tâm điều trị và sử dụng thuốc trong quá trình tiêm Evusheld. Trong gói tiêm Evusheld đã bao gồm có cả phí khám bác sĩ chuyên khoa, vì vậy khi tiêm Evusheld ở BVĐK Tâm Anh bệnh nhân được khám bệnh với các bác sĩ chuyên khoa rồi mới tiêm Evusheld. Với các bệnh nhân đang điều trị ung thư, chúng tôi khuyến khích nên nghỉ ngơi 1 tuần sau khi tiêm. Vì hai lý do: thứ nhất, để bệnh nhân an tâm khi đang mang bệnh nặng, đảm bảo tinh thần cho bệnh nhân thật tốt; thứ 2, muốn kiểm chứng Evusheld tiêm xong không có tác dụng phụ gây mệt mỏi.
Nếu áp dụng cả hai phương pháp điều trị cùng một lúc, người bệnh ung thư đang chịu nhiều áp lực sẽ thấy lần truyền thuốc hóa trị này gây mệt mỏi hơn và có thể hiểu nhầm rằng nguyên nhân do tiêm Evusheld. Người bệnh và thân nhân của họ đã bỏ ra kinh phí để tiêm Evusheld với mục đích bảo vệ nhưng vô tình lại gây thêm nỗi lo lắng, hoang mang không đáng có. Vì thế, thời gian chờ để chứng minh cho người bệnh và người thân thấy người bệnh vẫn khỏe khoắn, không gặp vấn đề gì sau khi tiêm Evusheld, thậm chí còn khỏe hơn sau khi tiêm vaccine.
Đối với vaccine, bạn có thể hiểu một cách đơn giản là tiêm "vỏ" của virus hoặc một con virus đã chết vào cơ thể để tạo ra một tình huống giống như nhiễm bệnh, khi đó cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch với bệnh lý đó để sau này nếu nhiễm bệnh thật, cơ thể sẽ có phản ứng để chống lại virus. Vì thế, sau khi tiêm vaccine có thể xuất hiện các phản ứng như mệt mỏi, nhức mỏi, đau mình, thậm chí đau người từ 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên, tiêm Evusheld là đưa kháng thể vào cơ thể nên sẽ không xảy ra các phản ứng mệt mỏi này.
Tóm lại, thời gian nghỉ ngơi 5 - 7 ngày chỉ đơn thuần nhằm chứng minh cho người bệnh thấy rằng họ sẽ không bị mệt mỏi sau khi tiêm và có thể an tâm bước vào liệu trình điều trị ung thư tiếp theo.
BS.CKII Tạ Phương Dung bổ sung: Với bệnh nhân, trong một liệu trình điều trị có thể trì hoãn vài ngày sau khi tiêm Evusheld để bắt đầu một liệu trình điều trị mới. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang dùng một loại thuốc điều trị liên tục như thuốc tăng huyết áp, thuốc điều trị đái tháo đường, điều trị ức chế miễn dịch cho vấn đề hô hấp, hay bệnh thận cần dùng thuốc liên tục… thì họ vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc điều trị sau khi tiêm Evusheld. Do đó, nếu như một liệu trình có thể trì hoãn được (điều trị từng đợt) thì trì hoãn, còn nếu điều trị liên tục hằng ngày thì chúng ta cứ tiếp tục bình thường, không cần phải ngưng.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
• Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội
Hotline: 1800 6858
• TP Hồ Chí Minh:
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
o Hotline: 0287 102 6789
• Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
• Website: https://tamanhhospital.vn