Khám phá khu vực trồng 3 quả na có tổng giá trị gần 160 triệu đồng
Vào hồi tháng 9 vừa qua, mạng xã hội xôn xao về 3 quả na Chi Lăng (Lạng Sơn) có tổng giá trị gần 160 triệu đồng. Mới đây, một người dân Lạng Sơn đã chia sẻ về khu vực trồng 3 quả na đặc biệt này.
Vào hồi tháng 9 vừa qua, mạng xã hội xôn xao về 3 quả na Chi Lăng (Lạng Sơn) có tổng giá trị gần 160 triệu đồng. Theo đó, tại một sự kiện Hội chợ na Chi Lăng năm 2022 của tỉnh Lạng Sơn, 3 quả na đặc sản của địa phương này đã được đấu giá thành công, cụ thể na nữ hoàng 20 triệu đồng, na bở 50 triệu đồng và na dai 89 triệu đồng. Mới đây, một người dân Lạng Sơn đã chia sẻ về khu vực trồng 3 quả na đặc biệt này.
Theo như người dân này chia sẻ, đường đến khu vực trồng na vô cùng khó khăn, cheo leo. Mọi người phải leo dốc cao, trèo qua những vách núi đá sắc nhọn, đi qua nhiều chỗ đất trơn trượt. Được biết, người dân phải mất 2 - 3 tiếng đi bộ mới có thể đến khu vực trồng na.
Theo đó, na ở đây có vị ngon ngọt không chỉ bởi không khí và nguồn nước tự nhiên mà còn vì được trồng trong núi đá vôi. Tại đây, đất nằm xen giữa những tảng đá nên có nhiệt độ ổn định, đồng thời đất trên núi đá cũng giữ độ ẩm rất tốt, chính điều này đã tạo điều kiện cho cây na ra trái sum suê. Bên cạnh đó, việc tưới nước cho cây na cũng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. Tất cả những yếu tố này đã giúp cho quả na “ra đời” có vị ngọt lịm, thơm, ngon mà không nơi nào có được.
Người dân này còn chia sẻ về một cây na đã được trồng khoảng 8 năm, không sử dụng phân bón nhưng quả vẫn rất sum suê. Nhìn những quả na với kích thước lớn, nặng trĩu cành, mọi người tấm tắc khen ngợi và bày tỏ sự tự hào khi nông sản Việt Nam đạt năng suất cao, không chỉ được người dân trong nước ưa thích mà còn thu hút nhiều thực khách nước ngoài.
Được biết, những quả na này còn được gọi là “vàng mọc trên núi đá vôi” vì quả to, da xanh nhạt, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ít hạt, ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng. Nhiều năm trở lại đây, na Chi Lăng được mùa, được giá, vùng na tiếp tục mở rộng, thay thế cho rất nhiều cây trồng khác kém năng suất tại địa phương.
Theo như chia sẻ của người dân, tháng 8 là thời điểm na Chi Lăng vào vụ, na tươi sẽ được thu hoạch và chở xuống núi để kịp giờ cho các thương lái thu gom. Sản lượng hàng năm của na Chi Lăng ước tính đạt từ 16.000 đến 18.000 tấn, bình quân từ 28.000 - 30.000 đồng/1kg, loại 2 - 3 quả từ 60.000 - 80.000 đồng.
Tuy nhiên, để có thể cho ra đời những quả na có chất lượng tốt nhất, người dân cũng phải nhọc nhằn chăm bón rất kỹ lưỡng. Từ mùng 4 Tết, người dân đã phải lên núi tỉa cành, làm cỏ, vun đất... Cứ như thế đến hết vụ thu hoạch, bà con mới được nghỉ ngơi.
Được biết, sự kiện đấu giá thành công của 3 quả na này không chỉ giúp nâng cao giá trị của đặc sản địa phương mà còn có thể hỗ trợ và giúp đỡ các em nhỏ, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. Bởi toàn bộ số tiền đấu giá 159 triệu đồng đều dùng vào mục đích thiện nguyện.
Có thể thấy, na Chi Lăng đã trở thành thương hiệu của tỉnh và nổi tiếng khắp cả nước. Nhờ giống cây trồng này mà nhiều hộ dân nơi đây không chỉ được xoá đói, giảm nghèo mà còn “ăn nên làm ra”, có kinh tế ổn định để trang trải cuộc sống.
Bạn có ấn tượng với những quả na được ví như “vàng mọc trên núi đá vôi” này không? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Và đừng quên, cùng YAN cập nhập thêm nhiều thông tin hấp dẫn!
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên trồng được rất nhiều loại trái cây đa dạng. Những giống cây trồng cho năng suất cao, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống thực sự vô cùng quý giá. Thế nhưng, để cây trồng đạt năng suất, người nông dân cũng phải vất vả sớm tối, "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Điển hình như trường hợp của những bà con trồng na Chi Lăng, để thu về những qua na đạt giá trị cao, họ phải mất rất nhiều công sức chăm bón và thu hoạch quả. Có lẽ đó cũng là lý do mà những quả na ở nơi đây lại có giá trị khiến nhiều người bất ngờ như vậy.
Xem thêm thông tin tương tự TẠI ĐÂY.