Kênh YouTube của ứng cử viên Trưởng đặc khu Hồng Kông Lý Gia Siêu bị đình chỉ
Vào ngày 20/4, kênh YouTube của ông Lý Gia Siêu, ứng cử viên duy nhất cho vị trí Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, đã bị đình chỉ. Công ty mẹ của YouTube, Google cho biết, công ty tuân thủ luật trừng phạt của Chính phủ Mỹ và đã chấm dứt kênh. (Nguồn: Ảnh tổng hợp)
Kênh YouTube của ông Lý Gia Siêu (John Lee), ứng cử viên duy nhất cho vị trí Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, đã bị đình chỉ. Ông Đàm Diệu Tông, Chủ nhiệm văn phòng tranh cử của ông Lý Gia Siêu cho biết, vào sáng ngày 20/4, ông nhận được thông báo từ Google rằng tài khoản bị khóa vì liên quan đến vi phạm chính sách xuất khẩu và trừng phạt, tài khoản liên quan không thể khôi phục.
Google, công ty sở hữu YouTube, đã hồi đáp các câu hỏi của giới truyền thông rằng công ty đã tuân thủ các luật trừng phạt liên quan của Mỹ và đã chấm dứt kênh “Johnlee2022”.
Trong cuộc họp báo vào ngày 20/4, ông Đàm Diệu Tông (Tam Yiu-chung) cho biết sáng cùng ngày ông đã nhận được thông báo từ Google rằng kênh YouTube của ông Lý Gia Siêu đã bị ngừng sử dụng. Ông cho biết cảm thấy đáng tiếc vì việc này, đồng thời chỉ trích hành động của Google là vô lý, nhưng việc này không ảnh hưởng công tác tranh cử, không gây trở ngại đến việc họ lan truyền thông tin cho xã hội về bầu cử và ứng cử viên tranh cử.
Sắp giải nhiệm, bà Carrie Lam sẽ thế nào khi vẫn bị Mỹ trừng phạt?
Khi gặp mặt các phóng viên, ông Lý Gia Siêu cũng cũng nhấn mạnh rằng với tư cách là một quan chức nhà nước, ông có trách nhiệm làm mọi thứ trong khả năng của mình để duy trì an ninh quốc gia. Ông cũng chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Chính phủ Mỹ đối với ông là vô lý và bắt nạt, đồng thời chỉ ra rằng hành vi vô lý của Mỹ sẽ chỉ khiến tin chắc hơn nữa rằng những việc ông làm là đúng.
Vào tháng 8/2020, sau khi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông được chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt thực thi tại Hồng Kông, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố trừng phạt 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông liên quan đến “vi phạm nhân quyền và phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông”, trong đó có Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Giám đốc Tư pháp Hồng Kông Trịnh Nhược Hoa, đương nhiệm Cục trưởng Cục Bảo an Lý Gia Siêu, Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao Hạ Bảo Long, Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương Lạc Huệ Ninh, v.v.
Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ, tài sản cá nhân của những người bị trừng phạt ở Mỹ sẽ bị phong tỏa, và các công ty Mỹ sẽ không thể cung cấp tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ cho những người bị trừng phạt. Hiện tại, các sản phẩm và công nghệ của Mỹ đang được sử dụng trên toàn thế giới, từ điện thoại di động Apple thường được người Hồng Kông sử dụng, cho đến các nền tảng xã hội như YouTube, Facebook, Instagram, Twitter, … Ngay cả hệ điều hành di động Android cũng đến từ Google. Ngoài ra, hệ điều hành máy tính Windows, thường được người Hồng Kông sử dụng và các sản phẩm của Microsoft như phần mềm Office, đều đến từ Mỹ. Có thể nói, cuộc sống hàng ngày của người dân Hồng Kông không thể tách rời các sản phẩm và công nghệ của Mỹ.
Lần này, YouTube đã chặn kênh của ông Lý Gia Siêu theo lệnh trừng phạt. Không rõ các công ty Mỹ khác có làm theo hay không. Tính đến đêm 20/4, trang Facebook của ông Lý Gia Siêu vẫn hoạt động bình thường. Trên thực tế, trong gần 2 năm kể từ khi Chính phủ Mỹ công bố lệnh trừng phạt, Facebook không đình chỉ tài khoản của Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, và gần đây bà vẫn đăng các thông tin cập nhật.
Ông Phương Bảo Kiều (Francis Fong Po Kiu), chủ tịch danh dự của Phòng Thương mại Công nghệ Thông tin Hồng Kông, cho rằng các công ty Mỹ có tuân theo lệnh trừng phạt hay không phụ thuộc vào sự cân nhắc của chính họ. Facebook vẫn chưa hủy đăng ký tài khoản của ông Lý Gia Siêu và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, điều này phản ánh rằng họ có thể không nhất thiết phải tuân thủ các lệnh trừng phạt hoặc cách làm của các doanh nghiệp cùng ngành. Đối với việc ông Lý Gia Siêu không thể sử dụng dịch vụ YouTube nữa, ông Phương Bảo Kiều đề xuất rằng có thể sử dụng các giải pháp thay thế từ các công ty Trung Quốc Đại Lục, chẳng hạn như WeChat, Weibo, Bilibili và TikTok, ông tin rằng phía ông Lý Gia Siêu sẽ chọn công cụ thích hợp.
Sự kiện kênh YouTube của ông Lý Gia Siêu bị chặn, đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trong khu vực thảo luận ở Hồng Kông. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng ông Lý Gia Siêu với tư cách là một “cán bộ tốt, yêu nước yêu đảng”, thì không nên sử dụng YouTube và các nền tảng khác để quảng bá khác của chủ nghĩa tư bản đế quốc Mỹ. Bởi vì làm như thế này chính là ông đang ủng hộ các công ty Mỹ có quan hệ mật thiết với Chính phủ Mỹ, đi ngược lại với lý niệm an ninh quốc gia mà ông đang duy trì và bảo vệ.
Một số cư dân mạng nói rằng nhiều “phe xanh lam” (ủng hộ ĐCSTQ) ở Hồng Kông miệng thì nói “yêu nước và yêu đảng” , hễ nhắc đến Mỹ thì liền mắng chỉ Mỹ là “thế lực lật đổ của nước ngoài”, nhưng họ vẫn luôn sử dụng điện thoại di động của Mỹ, phần mềm của Mỹ, các nền tảng xã hội của Mỹ, và thậm chí ăn đồ ăn Mỹ .v.v, Hy vọng rằng họ có thể làm được ‘nói đi đôi với làm’, sẽ cắt đứt hoàn toàn với “thế lực nước ngoài” mà ĐCSTQ luôn miệng nói.
Lý Hoài Quất, Vision Times
Hồng Kông: Hơn 10.000 người bị bắt trong chiến dịch chống dẫn độ Kể từ phong trào chống dẫn độ năm 2019, hơn 10.000 người đã bị bắt ở Hồng Kông.