K COFFEE - Kiên định cùng cà phê nguyên chất
Giữa làn sóng chạy theo lợi nhuận, bão hòa cà phê tại Việt Nam, K COFFEE (Phúc Sinh Group) là thương hiệu kiên định cùng cà phê nguyên chất suốt hành trình cống hiến cho nông sản sạch.
Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam, Chủ tịch Phúc Sinh Group ông Phan Minh Thông luôn đau đáu về trách nhiệm mang cà phê 100% nguyên chất đến hàng triệu người dân Việt Nam.
K COFFEE và trách nhiệm cộng đồng
Chào anh, tại sao anh lại lựa chọn sản phẩm cà phê khi thị trường cà phê Việt Nam đã bão hòa và Phúc Sinh Group đã được định vị là "Vua hạt tiêu"?
Chủ tịch Phan Minh Thông: Phúc Sinh Group hoạt động trong lĩnh vực nông sản sạch nói chung chứ không riêng hạt tiêu. Trong 21 năm thành lập và phát triển, Phúc Sinh được biết đến là tập đoàn xuất khẩu Hạt Tiêu hàng đầu trên thị trường, cũng như được mệnh danh là "Vua" xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Bên cạnh đó, Phúc Sinh nằm trong top những công ty có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước. Cà phê Phúc Sinh đã có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, chinh phục những thị trường khó tính như châu Âu, Nga, Hoa Kỳ,... Trước thực trạng cà phê pha tạp vẫn còn tồn đọng ở nước ta suốt một thời gian dài, chúng tôi rất mong muốn người dân sẽ được tiếp cận, sử dụng cà phê 100% nguyên chất của K COFFEE Phúc Sinh.
Tại sao anh lại quyết định quay trở về Việt Nam khi thị trường chưa hiểu đúng về cà phê 100% nguyên chất vị tự nhiên và cà phê sạch?
Chủ tịch Phúc Sinh Group: Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng lại có một nghịch lý đáng buồn là người dân đa số không được uống cà phê sạch. Là một công ty xuất khẩu cà phê lớn và lâu năm, Phúc Sinh Group nói chung và K COFFEE nói riêng tự nhận thấy phải có trách nhiệm thay đổi thị trường cà phê tại Việt Nam, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và để người tiêu dùng có cơ hội tiếp xúc với cà phê 100% nguyên chất.
K COFFEE và sự kiên định cùng cà phê 100% nguyên chất vị tự nhiên
K COFFEE dường như đang lựa chọn con đường nhiều thử thách, vậy trong hành trình thực hiện trách nhiệm cộng đồng, K COFFEE đã gặp những khó khăn gì?
Có rất nhiều thương hiệu đã từng đi theo con đường trên nhưng đều đã đổi hướng vì nhiều lý do, anh nghĩ sao về vấn đề này?
Chủ tịch Phan Minh Thông: Sản xuất cà phê nguyên chất nói thì dễ nhưng làm thì khó, một quy trình sản xuất cà phê sạch đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo đủ 4 giai đoạn: nông trại (Phúc Sinh sở hữu vùng nông trường riêng biệt, làm việc trực tiếp với hơn 10.000 người nông dân), nhà máy chế biến chuyên biệt (Phúc Sinh có nhà máy chế biến Cà phê Arabica Ướt xử lý cà phê sau thu hoạch theo quy chuẩn châu Âu), nhà máy rang xay (Rang theo công thức riêng biệt, không màu hóa học, giữ nguyên vị tự nhiên), đóng gói sản phẩm (thiết kế van 1 chiều để bảo quản cà phê lâu nhất).
Ở Việt Nam mọi người chỉ quan tâm đến phần ngọn, tức là rang xay và đóng gói mà không truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu, không đảm bảo được sự đồng nhất, họ cắt bớt quy trình, thu mua nguyên liệu trôi nổi để tối đa hóa lợi nhuận. Với vị thế của mình, K COFFEE tự nhận thấy phải "định nghĩa" lại cà phê sạch ở Việt Nam. K COFFEE là hãng cà phê cam kết 3 không trên bao bì: không màu hóa học, không mùi gây hại, không trộn đậu bắp, đậu nành.
K COFFEE và mục tiêu thay đổi thị trường cà phê Việt Nam
Trong tương lai gần, K COFFEE sẽ có những dự định nào để thay đổi thị trường cà phê Việt Nam?
Chủ tịch Phan Minh Thông: K COFFEE định hướng trong 3 đến 5 năm tới sẽ trở thành một trong ba công ty lớn nhất về dòng cà phê rang xay tại Việt Nam; đứng số 1 trong phân khúc sản phẩm chất lượng cao, an toàn và phát triển bền vững. Để làm được điều đó, K COFFEE sẽ mở một số lượng lớn các cơ sở phân phối sản phẩm cà phê nguyên chất, thông qua nhiều phương thức. Đặc biệt, mọi người có thể nhìn thấy các video quảng cáo của K COFFEE trên các kênh truyền hình lớn. Chúng tôi sẽ dùng tiềm lực kinh tế và kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện sứ mệnh: Người Việt Nam dùng cà phê 100% nguyên chất với giá cả phải chăng.
Cảm ơn anh với những chia sẻ trên!
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế