Jake Tapper đáp trả nhân viên truyền thông của ĐCSTQ, thu hút 1,5 triệu lượt xem
Người dẫn chương trình CNN Jake Tapper đã hồi đáp dòng tweet của nhân vật truyền thông thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thu hút sự chú ý của 1,5 triệu cư dân mạng chỉ trong một ngày.
“Để vinh danh tôi bị chế nhạo bởi bộ máy Đảng Cộng sản Trung Quốc/người bảo vệ chế độ diệt chủng
@chenweihua, dưới đây là mười câu chuyện chúng tôi đã phát sóng trên chương trình @TheLeadCNN, về những vi phạm nhân quyền ghê tởm của chính phủ mà ông ta làm việc — và hơn thế nữa.”
Trần Vệ Hoa là trưởng văn phòng EU của tờ Nhật báo Trung Quốc (China Daily), tờ báo này nằm dưới sự kiểm soát bởi Bộ Tuyên truyền trung ương ĐCSTQ. Dòng tweet của ông Tapper là để đáp lại sự khiêu khích của Trần Vệ Hoa một năm trước.
Đến 6h giờ sáng ngày 11/5, dòng tweet của ông Tapper đã thu hút 1,5 triệu lượt xem. Trước đó một khoảng thời gian, ông Tapper đã tung ra một loạt video có tên “Phía sau bức tường của Trung Quốc” (behind China’s wall), vạch trần đủ loại hỗn loạn dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
Video đầu tiên ông đăng là vào tháng 2/2021, một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị thương được phát sóng trên CNN , mô tả vụ cưỡng hiếp tập thể và đánh đập mà cô phải chịu trong trại tạm giam của ĐCSTQ.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã ban hành một báo cáo về Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vào tháng 8/2022, lập luận rằng ĐCSTQ đã thực hiện “những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” đối với người Duy Ngô Nhĩ và “các cộng đồng khác chủ yếu là người Hồi giáo”.
“Các cáo buộc về các hình thức tra tấn hoặc ngược đãi, bao gồm điều trị y tế bắt buộc và điều kiện giam giữ khắc nghiệt, cũng như các trường hợp bạo lực tình dục và bạo lực dựa trên giới tính, là đáng tin cậy.”
Video thứ hai là vào tháng 12/2022, các giám đốc điều hành của TikTok, một công ty con của công ty công nghệ ByteDance, đã nhiều lần từ chối yêu cầu bình luận của ông Tapper trong một cuộc phỏng vấn. Người đứng đầu chính sách công của TikTok Châu Mỹ Michael Beckerman liên tục né tránh, nói rằng “đây không phải là trọng tâm của tôi.”
Đoạn video thứ ba là vào tháng 12/2021, ông Tapper chú ý đến sự biến mất của ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Soái (Peng Shuai), khi đó ngoại trừ Giải quần vợt nữ quốc tế, các công ty khác của Mỹ đều giữ khoảng cách với vấn đề này. Cuối cùng, trong chương trình ông Tapper đã chỉ trích các công ty Mỹ im lặng.
Video thứ tư nói về Thế vận hội mùa đông tháng 1/2022 được tổ chức tại Bắc Kinh và vụ bê bối đàn áp nhân quyền đằng sau nó, bao gồm đàn áp dân chủ ở Hồng Kông, nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, áp lực lên Đài Loan và các hành động khiêu khích ở Biển Đông. Mỹ, Canada và Vương quốc Anh đều phát động tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh và không cử đại diện chính phủ tham dự.
Video thứ năm là từ tháng 2/2022, ông Tapper chỉ trích Bắc Kinh vì đã chọn các vận động viên người Duy Ngô Nhĩ làm người rước đuốc trong Thế vận hội mùa đông, nhằm che đậy hành vi đàn áp nhân quyền, tự do của ĐCSTQ.
Video thứ sáu được đăng vào tháng 2/2022, giới thiệu cách chính quyền ĐCSTQ kiểm soát và ảnh hưởng đến Hollywood ở Mỹ.
In honor of my being trolled by Chinese Communist Party apparatchik/genocide defender @chenweihua , here are ten stories we've done at @TheLeadCNN about the hideous human rights abuses committed by the government he works for — and more. (thread)
— Jake Tapper (@jaketapper) May 7, 2023
Cư dân mạng ủng hộ ông Tapper, yêu cầu trục xuất Trần Vệ Hoa về Trung Quốc
“Sự thật xấu xí là CNN không cử phóng viên thể thao đến Bắc Kinh, nhưng lại ngày ngày chính trị hóa Thế vận hội. Đây là lý do tại sao xếp hạng của CNN thấp như vậy, cho đến nay chúng là mức thấp nhất trong ba mạng truyền hình cáp.”
“Thật buồn cười khi Trần mê mẩn với xếp hạng của CNN. Anh ta làm việc cho tờ báo nhà nước China Daily [của ĐCSTQ]. Rất ít người mua tài khoản truyền thông này. Nếu không có tài trợ của nhà nước, thì nó sẽ đóng cửa chỉ sau một giờ.”
Nhiều cư dân mạng ca ngợi phản ứng của ông Tapper với cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ.
“Hãy tiếp tục làm công việc tuyệt vời của ông và truy cứu trách nhiệm của chính quyền ĐCSTQ.”
“Cảm ơn ông đã đứng lên chống lại ĐCSTQ và cơ quan ngôn luận của nó!”
“Trần nên được gửi từ châu Âu về nước [Trung Quốc]. Ông ta không nên vừa được tận hưởng tự do của chúng ta, trong khi cố gắng phá hủy tự do của chúng ta thông qua các hoạt động gián điệp của ông ta.”
Dưới các dòng tweet của ông Tapper, dư luận viên của ĐCSTQ có vẻ như đang góp phần khuấy nước đục. Họ đăng nhiều dòng tweet bằng tiếng Anh để đánh lừa dư luận và chuyển hướng sự chú ý.
Vào tháng 4, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn khiếu nại hình sự đối với “Nhóm công tác đặc biệt về các biện pháp phản kích lại dư luận 912” thuộc Bộ Công an của ĐCSTQ, cáo buộc 34 sĩ quan cảnh sát của nhóm sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo, để sách nhiễu những người Trung Quốc bất đồng chính kiến ở Mỹ và phát tán tuyên truyền chính thức của ĐCSTQ.
Bản cáo trạng đề cập rằng ĐCSTQ đã cử cảnh sát viết các bài báo và video dựa trên các chủ đề cụ thể, sau đó sử dụng các trang trại nội dung (troll farm) để truyền bá tuyên truyền của ĐCSTQ. Mục đích duy nhất là tạo ra sự chia rẽ trong nước Mỹ. Các tài khoản này đã được đăng ký dưới vỏ bọc tên người dùng nước ngoài để phổ biến các tuyên truyền và tường thuật các thông tin của chính quyền ĐCSTQ bằng tiếng Anh.
Theo Lâm Yên, Epoch Times
Vì sao không có người nghèo trên Internet ở Trung Quốc? Tờ New York Times đã đăng một bài viết có tiêu đề "Tại sao các nhà kiểm duyệt của Trung Quốc xóa các video về nghèo đói" hôm 4/5...