Ít nhất 79 người di cư thiệt mạng do đắm thuyền gần Hy Lạp
Reuters cũng đưa tin, hôm thứ Năm (15/6), các lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm nạn nhân sau khi một con tàu bị đắm khiến ít nhất 79 người di cư thiệt mạng. Trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng hàng trăm người, bao gồm cả trẻ em, có thể thiệt mạng và chết đuối trong một hầm hàng đông đúc.
Sau khi một chiếc tàu di cư bị chìm ngoài khơi bờ biển Hy Lạp làm 79 người thiệt mạng, các thuyền cứu hộ phân tán theo nhiều hướng, tiếp tục tìm kiếm hàng trăm khác trong các cabin chật chội. Nếu được xác nhận, đây sẽ là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất từng được ghi nhận ở trung tâm Địa Trung Hải.
Vị trí đắm thuyền này xảy ra tại vùng biển quốc tế cách bán đảo Peloponnese phía nam Hy Lạp khoảng 75km (45 dặm) về phía tây nam. Nơi này gần với phần sâu nhất của Biển Địa Trung Hải và độ sâu lên tới 17.000 feet (5.200m), nên các nỗ lực xác định vị trí thuyền chìm có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngày 15/6, AP đưa tin Hy Lạp đang tìm kiếm hàng trăm người có thể mất tích.
Đến nay, 104 người đã được giải cứu khỏi con tàu đang ở Libya, nhưng các nhà chức trách lo ngại nhiều người khác có thể vẫn mắc kẹt dưới boong tàu.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), cơ quan di cư của Liên Hợp Quốc, ước tính dựa trên các cuộc phỏng vấn với những người sống sót rằng chiếc thuyền này chở tới 700 – 750 người, trong đó có ít nhất 40 trẻ em.
Theo Lực lượng biên phòng Hy Lạp, tính đến nay họ đã trục vớt được 79 thi thể. Những người sống sót gồm 30 người Ai Cập, 10 người Pakistan, 35 người Syria và 2 người Palestine.
Báo cáo cho biết, vào sáng sớm thứ Tư (14/6), có khoảng 400 – 750 người trên chiếc thuyền đánh cá bị lật và chìm ở vùng nước sâu, cách thị trấn ven biển phía nam Pylos khoảng 80 km.
Hãng thông tấn CNN dẫn lời các quan chức Hy Lạp cho hay, lực lượng cứu hộ nước này đã cứu sống được tổng cộng 104 người, và chuyển họ tới thành phố Kalamata.
Theo nhà chức trách Hy Lạp, khi con tàu bắt đầu vật lộn với sóng dữ vào đêm thứ Ba (13/6), những người ở boong ngoài đông đúc của con tàu đã liên tục từ chối sự hỗ trợ từ một tàu bảo vệ bờ biển Hy Lạp đang đi sau, và nói rằng họ muốn đến Ý.
Theo tờ The Guardian , phần lớn những người có mặt trên con tàu xấu số trên tới từ một số quốc gia Trung Đông. Điểm xuất hành của con tàu nằm ở một khu vực thuộc phía đông Lybia, trong khi điểm cuối cuộc hành trình là Ý.
Phát ngôn viên lực lượng biên phòng Hy Lạp Nikos Alexiou cho biết, không thể ước tính chính xác lượng người trên thuyền. Con thuyền dài 25-30m (80-100 foot) này có vẻ như đã bị lật, vì mọi người đột ngột di chuyển hết sang một bên.
Ông nói với đài truyền hình nhà nước ERT rằng khi đối mặt với một tình huống như thế này cần phải rất cẩn trọng, không thể cưỡng chế một con tàu có nhiều người trên đó, và con tàu này đã không đưa ra bất kỳ hình thức hợp tác nào.
Khi Hy Lạp tuyên bố 3 ngày quốc tang, nhà chức trách cho biết không rõ có bao nhiêu người trên tàu. Họ đang điều tra tài khoản của một tổ chức từ thiện hỗ trợ cứu hộ châu Âu, có thể có 750 người trên tàu.
IOM cho biết các báo cáo ban đầu cho thấy có tới 400 người trên tàu
Trích dẫn lời khai ban đầu từ những người sống sót, tổ chức “Save the Children” (Cứu trợ trẻ em) nói rằng có khoảng 100 trẻ em trong cabin.
Kể từ năm 2014, Liên Hợp Quốc đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp tử vong và mất tích ở trung tâm Địa Trung Hải, khiến vùng biển này trở thành nơi quá cảnh nguy hiểm nhất thế giới đối với người di cư.
Vụ đắm thuyền thảm khốc nhất Địa Trung Hải gần đây là vào ngày 18/4/2015, khi một chiếc thuyền chở khoảng 1.100 người bị lật ngoài khơi Libya, chỉ có 28 người sống sót.
Những kẻ buôn người thường sử dụng tàu, thuyền vốn không đủ điều kiện đi biển để nhồi nhét người di dân, đôi khi họ còn nhồi người xuống hầm và khóa lại trong suốt nhiều ngày. Những chuyến đi thường hướng đến Ý, đất nước nằm ngay bên kia Địa Trung Hải từ Libya và Tunisia, gần hơn nhiều so với từ Hy Lạp đến các quốc gia Tây Âu.
Bình Minh (t/h)
Tham vọng xưng bá trên biển của ĐCSTQ gây đảo lộn truyền thống cảnh sát biển thế giới
Chính quyền ĐCSTQ mất 10 năm để xây dựng hạm đội bảo vệ bờ biển lớn nhất thế giới, đảo lộn truyền thống cảnh sát biển 200 năm của thế giới.