Iran thực hiện vụ hành quyết đầu tiên liên quan tới biểu tình chống chính phủ
Iran đã tiến hành vụ hành quyết đầu tiên được biết đến liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ, với việc treo cổ một người đàn ông bị tòa án cách mạng kết tội “gây chiến chống lại Chúa”.
. @amnesty is horrified at today’s execution of protester Mohsen Shekari by Iranian authorities less than 3 weeks after sentencing him in a grossly unfair sham trial. His execution exposes the inhumanity of Iran’s so-called justice system as dozens of others face the same fate. pic.twitter.com/xwZ7lcc8oK
— Amnesty Iran (@AmnestyIran) December 8, 2022
Mohsen Shekari, 23 tuổi, đã bị buộc tội chặn đường và làm bị thương một thành viên của lực lượng dân quân Basij ủng hộ chế độ vào ngày 25 tháng 9, trong giai đoạn đầu của các cuộc biểu tình kích động bởi cái chết của cô Mahsa Amini khi bị giam giữ.
Truyền thông nhà nước đã công bố một đoạn video trong đó anh Shekari nhận tội. Đoạn video cho thấy anh này có vết bầm tím trên má phải.
Gia đình anh Shekari đã đợi bên ngoài nhà tù nơi anh bị hành quyết.
Mahmoud Shekari, chú của Shekari, nói với tờ The Guardian rằng chính quyền “đã bắt đầu một trò chơi quen thuộc để tra tấn gia đình anh” bằng cách không trả thi thể anh.
Ông cho biết gia đình đã được đưa đến hai nghĩa trang, nhưng khi họ đến hai địa điểm, họ được thông báo rằng thi thể không có ở đó.
Người chú cho biết mẹ của Shekari đã nhiều lần được cảnh báo không được công khai việc con trai mình bị bắt, và ngay cả khi nhìn thấy con trai mình vào đêm trước khi anh bị treo cổ, bà vẫn được lệnh giữ im lặng về số phận của anh.
Shekari đã không được phép có luật sư do chính anh lựa chọn và các dấu hiệu tra tấn hiện rõ trên khuôn mặt anh, chú của anh nói.
Mô tả về vụ việc dẫn đến việc anh bị bắt, người chú nói: “ Mohsen là người lực lưỡng và khỏe mạnh; khi thấy lực lượng an ninh tấn công người biểu tình, anh ấy đã tháo lan can bên đường cao tốc và đặt nó giữa đường để chặn đường lực lượng an ninh.”
Ông Mahmoud cho biết anh Shekari làm việc trong một quán cà phê và là người kiếm tiền chính trong gia đình.
Hãng thông tấn Mizan, do cơ quan tư pháp Iran điều hành, cho biết anh Shekari đã bị kết án tại tòa án cách mạng của Tehran, nơi thường tổ chức các vụ án kín, vào ngày 1/11.
Tòa án cho rằng anh đã sử dụng vũ khí “với ý định giết người, gây khủng bố và gây rối trật tự, an ninh xã hội”. Anh đã kháng cáo bản án nhưng nó đã được tòa án tối cao giữ nguyên vào ngày 20/11.
Các nhóm nhân quyền cho biết anh Shekari đã bị tra tấn và buộc phải nhận tội. Mahmood Amiry-Moghaddam, giám đốc của nhóm Nhân quyền Iran có trụ sở tại Oslo, đã kêu gọi một phản ứng quốc tế mạnh mẽ, “nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với những vụ hành quyết hàng ngày đối với những người biểu tình”.
Trong một trong những phản ứng quốc tế đầu tiên, Bộ Ngoại giao Áo cho biết vụ hành quyết là “vô nhân đạo” và kêu gọi chính phủ Iran “ngừng tất cả các vụ hành quyết tiếp theo” liên quan đến các cuộc biểu tình.
Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết ông phẫn nộ trước tin tức về vụ hành quyết, trong khi ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã lên án “sự vô nhân đạo không có giới hạn” của chế độ Iran.
Có tới 21 người đã bị buộc tội với các bản án có khả năng mang án tử hình. Hàng trăm người khác đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình.
Hôm thứ Hai, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, một chi nhánh của quân đội, đã ca ngợi cơ quan tư pháp vì lập trường cứng rắn và kêu gọi cơ quan này hành động nhanh chóng và dứt khoát để đưa ra các bản án đối với các bị cáo bị buộc tội “tội ác chống lại an ninh quốc gia và đạo Hồi”.
Thêm năm người nữa bị kết án tử hình hôm thứ Ba vì giết một thành viên Basij, khiến Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án. Tổ chức này cho biết trong một tuyên bố: “Chính quyền Iran phải ngay lập tức hủy bỏ mọi bản án tử hình, kiềm chế không tìm cách áp đặt án tử hình và bãi bỏ mọi cáo buộc đối với những người bị bắt liên quan đến việc họ tham gia biểu tình một cách ôn hòa.”
Trong khi đó, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi khi đến phát biểu trước đám đông khán giả hầu hết toàn là nam giới trong một sự kiện được tổ chức trong bối cảnh an ninh thắt chặt tại trường đại học thành phố, đã tuyên bố các cuộc biểu tình không liên quan gì đến những bất bình về kinh tế hay văn hóa, mà là một âm mưu của Mỹ nhằm hạ bệ Iran.
Ngân Hà (theo The Guardian)
Iran từ chối cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc về các cuộc biểu tình
Iran cho biết họ sẽ không hợp tác với phái bộ của Liên Hợp Quốc muốn điều tra về phản ứng của chính quyền đối với các cuộc biểu tình chống chính phủ.