IMF: Kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II
Khởi đầu Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với “thách thức lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai.”
Embed from Getty Images
Bà Kristalina Georgieva nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine đã “làm tình hình đại dịch COVID-19 trầm trọng hơn- một cuộc khủng hoảng trong một cuộc khủng hoảng – tàn phá cuộc sống, kéo giảm tăng trưởng, và đẩy lạm phát lên.”
Bà tiếp tục: “Thêm vào đó là sự bất ổn gia tăng mạnh mẽ trên các thị trường tài chính và mối đe dọa liên tục của biến đổi khí hậu, và chúng ta phải đối mặt với một loạt các tai họa tiềm ẩn.”
Người đứng đầu IMF nhấn mạnh đến vấn đề tác động của giá lương thực và năng lượng tăng cao đối với các hộ gia đình trên toàn thế giới. Đồng thời bà Geprgieva cho rằng, cuộc khủng hoảng đang tạo ra những vấn đề to lớn đối với “các quốc gia dễ mắc nợ cao” , những quốc gia này sẽ cần phải cơ cấu lại nợ.
Bà Georgieva kêu gọi các quốc gia giàu có giảm các rào cản thương mại, giúp các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ, đồng thời cải thiện hệ thống thanh toán xuyên biên giới.
Cảnh báo của IMF được đưa ra trong bối cảnh nhiều người lo sợ về một cuộc suy thoái toàn cầu, với sản lượng của Trung Quốc giảm mạnh do các biện pháp hạn chế virus corona kéo dài của nước này. Đồng thời, châu Âu và Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn với cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt, trong khi các thị trường mới nổi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga, nhà cung cấp lương thực lớn của thế giới.
Gia Huy
FAO: Nguy cơ lương thực đe dọa sinh kế của 193 triệu người trên thế giới
Tổ chức Nông lương (FAO) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết hôm thứ Tư (4/5) rằng khoảng 193 triệu người trên thế giới phải chịu cảnh thiếu ăn