IBM rời Nga, bắt đầu sa thải nhân viên trên quy mô lớn
Thứ Ba (7/6), IBM, một trong những ‘gã khổng lồ’ công nghệ của Hoa Kỳ, thông báo rằng họ đã bắt đầu sa thải toàn bộ nhân viên người Nga của mình khi công ty kết thúc hoạt động tại nước này. IBM là một trong nhiều công ty rút khỏi các hoạt động tại Nga do hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga.
Theo Axios, IBM thông báo trong cuộc họp báo hôm thứ Ba (7/6) rằng tất cả nhân viên IBM vẫn đang hưởng lương tại Nga sẽ bị sa thải khi công ty này bắt đầu “đóng cửa có trật tự” các hoạt động tại Nga.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của IBM, ông Arvind Krishna, nói trong một bản ghi nhớ được công bố hôm thứ Ba: “Các đồng nghiệp của chúng tôi ở Nga đã phải chịu đựng nhiều tháng căng thẳng và không chắc chắn mà không phải do lỗi của họ…. Chúng tôi biết điều này thật khó khăn và tôi muốn đảm bảo với họ rằng IBM sẽ tiếp tục hỗ trợ họ và thực hiện tất cả các bước cung cấp hỗ trợ hợp lý, khiến quá trình chuyển đổi của họ có trật tự nhất có thể.”
Trang web tiếng Nga của IBM sẽ không còn nữa.
“Tất cả chúng ta đang học trong khi đi bộ,” ông Krishna nói trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Hai (6/6).
IBM nói với các nhà đầu tư rằng việc chấm dứt hoạt động ở Nga sẽ không có tác động đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Theo IBM, khoảng 300 triệu USD trong tổng doanh thu 57,4 tỷ USD của IBM năm ngoái đến từ Nga.
IBM có một số khách hàng lớn ở Nga, gồm Ngân hàng Liên bang Nga, các công ty năng lượng và công ty đường sắt, cũng như “Yahoo!Finance” .
Các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ đối với các ngân hàng Nga đã khiến IBM khó trả lương cho nhân viên Nga hơn, theo Reuters. IBM cũng ngừng cung cấp “hàng hóa, linh kiện, phần mềm, dịch vụ, tư vấn và công nghệ” cho các công ty ở Nga.
IBM là một trong nhiều công ty phải tạm ngừng hoạt động tại Nga do cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào ngày 24/2.
Ngày 30/5, Chủ tịch IBM, ông Krishna đã quyết định đóng cửa tại Nga. Ông viết: “Chúng tôi đã chọn tạm dừng hoạt động, để có thể đánh giá các lựa chọn dài hạn, trong khi vẫn tiếp tục thanh toán và cung cấp dịch vụ cho nhân viên của chúng tôi tại Nga.”
“Khi hậu quả của cuộc chiến tiếp tục gia tăng, sự không chắc chắn về hậu quả lâu dài của nó cũng ngày càng lớn, chúng tôi hiện đã quyết định đóng cửa các hoạt động của IBM tại Nga một cách có trật tự. Chúng tôi tin rằng động thái này là đúng đắn và cần thiết, và là bước tiếp theo trong tiến trình tự nhiên sau khi tạm ngừng hoạt động.”
Trước đó, theo Reuters, công ty thực phẩm đóng gói lớn nhất thế giới Nestle và công ty thực phẩm Mondeleze International, đã ngừng hoạt động tại Nga, động thái tiếp nối theo sau các đối thủ Procter & Gamble và Unilever.
Ngày 16/5, hãng đồ ăn nhanh McDonald’s của Mỹ cũng thông báo sẽ rút khỏi Nga và bán lại toàn bộ hoạt động kinh doanh tại quốc gia này. Theo lý giải của McDonald’s, cuộc xung đột tại Ukraine cùng với môi trường kinh doanh khó đoán trước cho thấy việc tiếp tục hoạt động tại Nga “không còn ổn định và phù hợp.”
Mỹ và châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng như đóng cửa không phận với các máy bay Nga, chặn các ngân hàng Nga tiếp cận mạng lưới tài chính SWIFT toàn cầu và hạn chế quyền sử dụng 639 tỷ USD vốn dữ trữ nước ngoài của nước này.
Điều này đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ hệ thống thanh toán toàn cầu đến một loạt sản phẩm công nghệ cao, khiến hoạt động kinh doanh ở Nga ngày càng phức tạp và bấp bênh.
Hiện cuộc chiến Nga-Ukraine đã kéo dài hơn 100 ngày, quân đội Ukraine đang giao tranh ác liệt với quân đội Nga tại khu vực miền Đông Ukraine.
Sau nỗ lực thất bại của Nga trong việc chiếm thủ đô Kyiv của Ukraine vào đầu cuộc chiến, trọng tâm của nước này đã chuyển sang các mỏ than và các khu vực nhà máy ở miền đông Ukraine.
Nhiều năm qua, khu vực này được lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát một phần. Điều này cho phép Nga sử dụng lực lượng ly khai, hỗ trợ cuộc tấn công chống lại Ukraine, đồng thời nơi này cũng gần với biên giới Nga hơn, cho phép Nga có đường tiếp tế ngắn hơn.
Nhưng mặt khác, Nga cũng phải đối mặt với đội quân thiện chiến nhất của Ukraine. Họ đã ở đó và chiến đấu với phe ly khai suốt 8 năm.
Nga có hỏa lực vượt trội, trong khi các hậu vệ Ukraine vô cùng ngoan cường và có khả năng phản công. Kết quả là cả Nga và Ukraine đều bị tổn thất nặng nề, nhưng cả hai đều không chiếm ưu thế chiến thắng rõ rệt, cuộc chiến rơi vào cục diện bế tắc.
Trước cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/2, các quan chức Ukraine cho biết, Nga kiểm soát khoảng 7% lãnh thổ đất nước, gồm bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập năm 2014, lực lượng ly khai ở thành phố Donetsk, miền Đông Ukraine và các khu vực do Luhansk kiểm soát. Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân đội Nga đã kiểm soát 20% lãnh thổ đất nước.
Bình Minh (t/h)
Công ty con của Google tại Nga sẽ nộp đơn xin phá sản Công ty con của Google tại Nga sẽ nộp đơn xin phá sản, trong đó tuyên bố rằng họ không thể tiếp tục duy trì hoạt động.