Hướng dẫn mới về tiêm vắc xin phòng Covid-19

Chia sẻ Facebook
25/06/2022 02:21:22

Ngày 23/6/2022, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 3309/BYT-DP BYT-DP hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid- 19.

Công văn 3309/BYT-DP cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật và ban hành các văn bản hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng trên cơ sở hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 20/6/2022, để thuận lợi trong quá trình tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành, Bộ Y tế hướng dẫn về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng, cụ thể như sau:

1. Tiêm liều bổ sung (Liều này không phải mũi 3)

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm:

+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao.

+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin Sputnik V.

- Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell).

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

- Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

2. Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3) (không tính liều bổ sung)

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có)

- Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin mRNA.

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vắc xin Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản).

- Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

3. Tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

- Đối tượng: người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

- Loại vắc xin: vắc xin mRNA (vắc xin Pfizer hoặc Moderna); vắc xin AstraZeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1);

- Khoảng cách: ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1).

- Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3: tiêm sau khi mắc Covid-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.

- Đối tượng: trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (Mũi 1 và Mũi 2)

- Loại vắc xin: vắc xin Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

- Liều lượng: liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên

- Khoảng cách: ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Mũi 2)

- Người đã mắc Covid-19: tiêm sau khi mắc Covid-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng thực hiện các nội dung:

- Tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại (mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8 năm 2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

- Khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi.

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, thời gian qua, vắc xin Covid-19 đã cho thấy hiệu quả trong việc bảo vệ người dân giảm khả năng bệnh nặng, tránh nhập viện, thậm chí là ngăn ngừa tử vong do Covid-19.

PGS Phu cho biết vắc xin phòng Covid-19 không phải là vắc xin có miễn dịch bền vững, hiệu quả bảo vệ lâu dài và dần dần mất khả năng bảo vệ. Vì vậy, việc tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4 là cần thiết, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và nguy cơ mắc bệnh dễ chuyển nặng.

Tin Cùng Chuyên Mục

TP.HCM có 82 trường hợp sốt xuất huyết nặng, tâm dịch thiếu thuốc điều trị

icon 0

TP.HCM có 626 trường hợp sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú với 82 trường hợp  nặng, 50% số bệnh nhân nặng là do các bệnh viện tỉnh chuyển đến do quá khả năng điều trị.

Vụ tiêm vắc xin trái quy định của Bộ Y tế, do nhầm lẫn trong ghi chép

icon 0

Sau khi tiêm xong vắc xin cho bé gái 10 tuổi, nhân viên Trạm Y tế phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã ghi nhầm vào giấy chứng nhận từ vắc xin Moderna sang Pfizer.

Yêu cầu báo cáo vụ tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em trái với quy định của Bộ Y tế

icon 0

Sau khi có thông tin 1 bé gái 10 tuổi trú phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 loại Moderna và giấy xác nhận ghi tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer (khác chủng loại), cơ quan chức năng đang làm rõ.

Thiếu thuốc trong bệnh viện: Mắc giá đấu thầu, 'của rẻ là của ôi'

icon 0

Trong đấu thầu hàng hóa dịch vụ thông thường rẻ hơn là tốt nhưng điều này không đúng với thuốc chữa bệnh, vật tư tiêu hao vì 'của rẻ là của ôi'.

Trẻ sinh non mắc bệnh màng trong, xuất huyết não, rối loạn đông máu sống sót diệu kỳ

icon 0

Sau sinh trẻ tím tái, thở rên, sùi bọt cua, được chẩn đoán suy hô hấp, bệnh màng trong, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn sơ sinh, tiên lượng tử vong cao.

Kỹ thuật mới giúp bé 14 tuổi thoát khỏi bệnh động kinh

icon 0

Vừa qua, các bác sĩ khoa Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật thành công cho bé nam 14 tuổi có tiền sử động kinh 8 năm.

Bệnh nhân đột quỵ tăng đột biến, bệnh viện quá tải

icon 0

Lượng bệnh nhân đột quỵ gia tăng những ngày gần đây khiến phòng cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ quá tải, tăng gấp đôi so với số tiếp nhận trung bình theo dự kiến ban đầu.

Lượng người hiến máu tăng vọt kể từ khi ra mắt tính năng hiến máu

icon 0

Trước tháng 2/2022, trung bình mỗi ngày có khoảng 200-300 người đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và các điểm hiến máu cố định của Viện tham gia hiến máu. Từ tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, số lượng này đã được nâng lên thành 400-500 người.

Ho ra máu suốt 20 năm do mảnh ống xương heo 'núp' sau tim

icon 0

ThS, BS Phạm Thị Vân Thanh, khoa Nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết vừa gắp thành công dị vật là mảnh xương ống heo (dài 5 cm) bị bóng tim “che giấu” suốt 20 năm trong thành phế quản của bệnh nhân 50 tuổi ở Kiên Giang.

Cháu bé mắc bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' sắp được xuất viện

icon 0

Sức khỏe của cháu bé trú ở thông Chiềng, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) bị mắc “vi khuẩn ăn thịt người” đã tạm ổn và sắp được xuất viện.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook