Huawei và câu chuyện “sản xuất” lượng điện khổng lồ trên mặt biển
Với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 của hầu hết các nước trên thế giới, cuộc đua tham ra Race to Zero - Cuộc đua về số 0 đang nóng lên từng ngày bằng chiến dịch phủ rộng các dự án năng lượng mặt trời.
Đây là một chiến dịch toàn cầu nhằm tập hợp sự lãnh đạo và hỗ trợ từ các doanh nghiệp, thành phố, khu vực, và nhà đầu tư để khôi phục môi trường trong lành, khỏe mạnh, 0-Carbon.
Đây là một nỗ lực toàn cầu cùng phối hợp để chống lại biến đổi khí hậu. Chiến dịch toàn cầu này cần tập hợp sự lãnh đạo và hỗ trợ từ các doanh nghiệp, thành phố, khu vực, và nhà đầu tư để khôi phục môi trường trong lành, khỏe mạnh, 0-Carbon.
Singapore - quốc đảo nhỏ và khan hiếm tài nguyên cũng đã tham gia tích cực vào chiến dịch này. Hòn đảo này hiện đã triển khai một trong những dự án điện Mặt Trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, dự án có công suất 5MW này đã được triển khai ở eo biển Johor.
Được phát triển bởi Sunseap Group, một nhà cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời tại Singapore, nhà máy điện mặt trời rộng 5 hecta trên biển này có quy mô tương đương 5 sân bóng đá. Với 13.312 tấm pin mặt trời, 40 biến tần và hơn 30.000 phao nổi, ước tính sản xuất tới 6.022,500 kWh năng lượng mỗi năm, cung cấp đủ năng lượng cho 1250 căn hộ chung cư 4 phòng trên đảo và bù trừ cho khoảng 4258 tấn cacbon dioxit.
Điện mặt trời: Bước đi thuận tự nhiên để đối phó với biến đổi khí hậu
Năm 2021, Chính phủ Singapore công bố Kế hoạch Xanh Singapore 2030 (Singapore Green Plan 2030). Sáng kiến trên toàn quốc nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự quốc gia của Singapore về phát triển bền vững, tiếp nối từ tuyên bố vào năm 2020 rằng Singapore sẽ đặt mục tiêu giảm một nửa lượng phát thải khí nhà kính đạt đỉnh vào năm 2050. Tầm nhìn không phát thải khí carbon vào năm 2050 chỉ có thể đạt được nếu quốc gia này giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch một cách đáng kể. Do đó, việc tìm ra các phương pháp thay thế để tạo ra năng lượng là điều cần thiết, bởi hiện nay khí đốt tự nhiên tạo ra 97% sản lượng điện ở Singapore.
Bị hạn chế bởi diện tích nhỏ, Singapore thiếu khả năng tiếp cận với các nguồn năng lượng tự nhiên và tái tạo như năng lượng gió và thủy điện. Tuy nhiên, nằm gần như trên đường xích đạo, Singapore có lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm cao. Quốc đảo này nhận được rất nhiều ánh nắng mặt trời. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng trong Kế hoạch Xanh 2030 là triển khai năng lượng mặt trời lên mức đỉnh 1,5 GW vào năm 2025, với các kế hoạch xa hơn là đạt mức đỉnh 2 GW vào năm 2030.
Tuy nhiên, để Singapore đạt được những mục tiêu đầy tham vọng như vậy và mở ra tiềm năng thực sự của điện mặt trời xanh, nước này cần chuyển sang sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại.
Điều kiện không thuận lợi khiến gia tăng nhu cầu về công nghệ cao
Những hạn chế về diện tích của Singapore đã khiến Sunseap nhìn ra ngoài khơi, ra vùng biển rộng, như một giải pháp thay thế khả thi cho năng lượng tái tạo, cuối cùng là triển khai hệ thống điện mặt trời ở các vùng nước ven biển. Bằng cách đó, Sunseap còn đạt được một cột mốc quan trọng khác: Xây dựng một hệ thống cáp ngầm dưới biển kết nối giàn nổi với đất liền, tạo ra mạng lưới phân phối điện 22 KV.
Không giống như các vùng nước trong đất liền, hệ thống trên biển phải chịu nhiều điều kiện và dễ bị thay đổi, từ dao động về nhiệt độ và sóng lớn đến tính chất ăn mòn của nước mặn. Những điều kiện bất lợi như vậy, kết hợp với quá trình lọc sinh học thường tìm thấy ở vùng nước ấm nhiệt đới - nơi vi sinh vật, thực vật, tảo, và động vật nhỏ tích tụ trên bề mặt - có thể đẩy nhanh quá trình suy thoái của các thành phần của hệ thống điện mặt trời, chẳng hạn như bộ biến tần.
Bằng cách khai thác chuyên môn của mình trong việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) và đám mây, Huawei đã đưa công nghệ ICT mới nhất vào thiết bị điện mặt trời để tối ưu hóa việc phát điện. Sunseap đã chọn Huawei là nhà cung cấp bộ biến tần thông minh Huawei SUN2000-90KTL-H2 đã được kiểm chứng thực tế có thể giúp cho dự án năng lượng mặt trời nổi hiệu quả hơn, an toàn hơn và đáng tin cậy hơn.
Bruce Li , Giám đốc điều hành của mảng kinh doanh năng lượng số Huawei Asia-Pacific cho biết: "Chúng tôi rất vinh dự được Sunseap, nhà cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời Singapore lựa chọn để cung cấp bộ biến tần năng lượng mặt trời hàng đầu trong ngành cho một trong những dự án điện Mặt Trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới". Là một chuyên gia trong việc tích hợp các công nghệ điện tử kỹ thuật số và công nghệ năng lượng, Huawei cam kết giúp mọi người và các ngành công nghiệp trên toàn thế giới hưởng lợi từ năng lượng mặt trời sạch với các giải pháp điện Mặt Trời thông minh sáng tạo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Chúng tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Sunseap và đóng góp vào Kế hoạch Xanh năm 2030 của Singapore."
Hỗ trợ " Kế hoạch Xanh" của Singapore với các giải pháp điện Mặt Trời thông minh.
Biến tần Huawei đã góp phần tạo ra hàng trăm gigawatt điện trên các hệ thống năng lượng mặt trời lớn trên toàn thế giới, chứng tỏ khả năng hoạt động thành công của công ty ở mọi quy mô và trong mọi điều kiện. Ngoài ra, các bộ biến tần đã trải qua một loạt các thử nghiệm về độ ăn mòn của muối và tản nhiệt, chứng tỏ khả năng phục hồi của chúng trong các môi trường khắc nghiệt và nhiệt độ từ–55°C đến 80°C. Bằng cách sử dụng các bộ biến tần của Huawei, Sunseap đã có thể cải thiện quá trình vận hành và bảo trì (O&M) của dự án nổi trên mặt nước, cũng như ngăn ngừa gỉ sét và hao mòn vật liệu nói chung.
Bên cạnh những lợi ích về hiệu suất, thiết kế môđun đảm bảo việc vận hành nhanh chóng và dễ dàng, tối thiểu nhất khối lượng công việc tại dự án. Với những ưu điểm như vậy đã tạo một sự khác biệt quan trọng khiến Sunseap chọn Huawei làm đối tác công nghệ của mình.
Shawn Tan, Phó Giám Đốc Phòng Kỹ Thuật tại Sunseap, cho biết: "Tính di động của bộ biến tần chuỗi của Huawei là một tính năng quan trọng vì nó cho phép chúng tôi lắp đặt các bộ biến tần trực tiếp lên bệ nổi, bên cạnh các tấm pin mặt trời. Điều này giúp chúng tôi không cần sử dụng cáp DC và tủ gom DC, giảm chi phí và thời gian triển khai. Nhờ thiết kế độc đáo của các bộ biến tần, nhiệt được tản ra một cách hiệu quả hơn, làm tăng độ tin cậy tổng thể của toàn bộ hệ thống thiết bị điện mặt trời."
Nhờ sử dụng biến tần chuỗi thông minh của Huawei, Sunseap có thể sắp xếp hợp lý quá trình O&M và các kỹ sư của họ hiện có thể tiến hành kiểm tra định kỳ hàng ngày từ xa một cách thuận tiện. Wilson Tsen, Giám đốc Phát triển Kinh doanh và Quản lý Dự án tại Sunseap, nhận xét : "Nhờ giải pháp điện mặt rrời thông minh của Huawei và nền tảng O&M thông minh của hãng, chúng tôi có thể thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị nhà máy, phao nổi và dây neo tiện lợi và dễ dàng hơn. Công nghệ của Huawei đơn giản đóng vai trò người thay đổi cuộc chơi: "Chúng tôi không chỉ có thể chẩn đoán các vấn đề về từ xa, mà còn có thể khắc phục sự cố mà không cần phải có mặt tại chỗ."
Việc hoàn thành dự án này và thời gian kết nối lưới điện sẽ đóng vai trò là phương án để các quốc gia khan hiếm đất đai và đông dân cư khác trong khu vực học tập triển khai các dự án tương tự.
Frank Phuan, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Sunseap, nhận xét: "Kế hoạch Xanh từ chính phủ Singapore là một cam kết mạnh mẽ chống lại biến đổi khí hậu và nhà máy 5 MW nổi ngoài khơi mà chúng tôi có ở đây chỉ là một công trình nhỏ trên con đường trung hòa carbon. Tôi hy vọng, trong tương lai, Sunseap và Huawei sẽ tiếp tục đóng góp vào cảnh quan năng lượng sạch tại Singapore."