Huawei mạnh tay chi 22,4 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển - ICTNews
Trong năm qua, Huawei đã chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm 22,4% tổng doanh thu.
Tin nóng ICT
Bà Mạnh Vãn Chu tái xuất và công bố kết quả tài chính của Huawei
Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của Huawei lần đầu tiên tái xuất trước báo giới sau cuộc chiến pháp lý gần 3 năm tại Canada và công bố kết quả tài chính của tập đoàn này năm 2021.
Ngày 28/3, Huawei chính thức công bố Báo cáo Thường niên năm 2021. Theo đó, hãng đã đạt doanh thu 99,88 tỷ USD vào năm 2021, lợi nhuận ròng cán mốc 17,85 tỷ USD, tăng 75,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Huawei đã chi 22,4 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển (R&D) trong năm qua, chiếm 22,4% tổng doanh thu và góp phần nâng tổng chi phí R&D 10 năm qua lên hơn 132,66 tỷ USD. Tầm nhìn tương lai, Huawei cho biết sẽ tiếp tục chiến lược tăng cường đầu tư hơn nữa vào R&D.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei nhận định: "Tổng quan, hiệu suất năm 2021 của Huawei phù hợp với dự báo trước đó. Hoạt động kinh doanh giải pháp hạ tầng viễn thông duy trì ổn định, hoạt động kinh doanh giải pháp doanh nghiệp tăng trưởng và hoạt động kinh doanh thiết bị tiêu dùng nhanh chóng mở rộng sang các lĩnh vực mới. Ngoài ra, chúng tôi còn bắt tay vào việc phát triển nhanh chóng hệ sinh thái ".
Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của Huawei cũng cho biết thêm: "Mặc dù doanh thu sụt giảm trong năm 2021, song năng lực tạo ra lợi nhuận và tạo ra dòng tiền của chúng tôi đang tăng lên, cũng như năng lực đối phó với tương lai bất ổn gia tăng đáng kể".
Nhờ lợi nhuận của các mảng kinh doanh chính được nâng cao, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Huawei đã tăng lên mạnh mẽ vào năm 2021, lên tới 9,37 tỷ USD. Tỷ lệ nợ phải trả giảm xuống còn 57,8%, cấu trúc tài chính tổng thể cũng trở nên linh hoạt và bền vững hơn.
Năm 2021, mảng kinh doanh giải pháp hạ tầng viễn thông của Huawei đã đạt doanh thu 44,19 tỷ USD và hỗ trợ các nhà mạng trên khắp thế giới triển khai mạng 5G hàng đầu. Báo cáo độc lập của bên thứ ba cho thấy, mạng 5G do Huawei xây dựng cho khách hàng ở 13 quốc gia mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, đặc biệt là Thụy Sĩ, Đức, Phần Lan, Hà Lan, Hàn Quốc và Ả Rập Xê-út.
Bằng cách hợp tác với các nhà mạng và đối tác, Huawei đã ký hơn 3,000 hợp đồng thương mại cho các ứng dụng 5G công nghiệp. Các ứng dụng 5G này hiện được thương mại rộng rãi trên quy mô lớn trong các lĩnh vực như: Sản xuất, khai khoáng hầm mỏ, nhà máy sắt thép, cảng biển và bệnh viện.
Nhờ xu hướng chuyển đổi số tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ, mảng kinh doanh giải pháp doanh nghiệp của Huawei cũng tăng trưởng nhanh chóng, tạo ra doanh thu 16,08 tỷ USD trong 2021. Năm qua, doanh nghiệp này đã đưa ra 11 giải pháp ứng phó với các kịch bản cho: Chính phủ, giao thông vận tải, tài chính, năng lượng và sản xuất.
Công ty cũng thành lập nhiều đội nhân sự chuyên trách, bao gồm Đội khai thác than, Đội Giao thông thông minh, Đội hải quan và cảng biển nhằm kết hợp các nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả hơn. Hơn 700 thành phố và 267 công ty trong danh sách Fortune Global 500 đã chọn Huawei làm đối tác chuyển đổi số. Huawei hiện cũng hợp tác với hơn 6.000 đối tác dịch vụ và vận hành trên khắp thế giới.
Mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng của Huawei tập trung vào nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, xa hơn nữa là xây dựng hệ sinh thái toàn cầu nhằm kiến tạo kỷ nguyên thông minh và kết nối vạn vật - thuộc chiến lược Seamless AI Life - Cuộc sống liền mạch với AI cho người tiêu dùng toàn cầu của Huawei.
Mảng này đã tạo ra doanh thu 38,21 tỷ USD trong năm 2021 và ghi nhận các mức tăng trưởng doanh số ổn định ở nhóm sản phẩm thiết bị đeo thông minh, màn hình thông minh, tai nghe âm thanh không dây (TWS) và dịch vụ di động Huawei (HMS). Đặc biệt, phân khúc thiết bị đeo thông minh và màn hình thông minh đều tăng trưởng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng cộng, HarmonyOS đã được sử dụng trên 220 triệu thiết bị Huawei tính đến 2021, trở thành hệ điều hành dành cho thiết bị di động phát triển nhanh nhất thế giới.
Chia sẻ về tầm nhìn tương lai, Chủ tịch Guo Ping nhấn mạnh: "Sắp tới, Huawei sẽ tiếp tục đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi thông minh và carbon thấp. Với đội ngũ nhân sự tài năng, nỗ lực nghiên cứu khoa học và tinh thần đổi mới không ngừng nghỉ, chúng tôi sẽ tăng cường đầu tư liên tục để định hình lại các mô hình phù hợp với nền tảng lý thuyết, kiến trúc, phần mềm mới và củng cố vị thế cạnh tranh lâu dài của Huawei".
Nguyễn Thái
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Sỹ làm Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội
icon 0
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Sỹ, Trưởng phòng CNTT, Sở TT&TT Hà Nội giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở này. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Bộ TT&TT công nhận ông Trần Như Hiền tập sự Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính
icon 0
Theo Quyết định 299 ngày 18/2/2022 của Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Trần Như Hiền, chuyên viên Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ TT&TT được công nhận tập sự Phó Vụ trưởng Vụ này.
Tạp chí điện tử Môi trường xây dựng bị phạt 60 triệu đồng vì đăng nội dung sai sự thật
icon 0
Trong tổng số tiền 100 triệu đồng tạp chí điện tử Môi trường xây dựng mới bị Sở TT&TT Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính, hành vi đăng tải thông tin sai sự thật bị phạt 60 triệu đồng.
Ngắm văn phòng thông minh, đẹp như mơ của Microsoft tại Việt Nam
icon 0
Là một trong những văn phòng thông minh nhất của Microsoft trên toàn cầu, văn phòng mới của Microsoft Việt Nam tại Hà Nội hứa hẹn sẽ trở thành một trong những hình mẫu về mô hình làm việc kết hợp (hybrid work) của tương lai.
Ông Nguyễn Văn Yên giữ chức thành viên hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT
icon 0
Ông Nguyễn Văn Yên Trưởng Ban Công nghệ của VNPT vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên và phụ trách mảng công nghệ của Tập đoàn này.
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Viettel mới là ai? icon 0
Trước khi được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch Viettel, Đại tá Tào Đức Thắng từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt như: Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (2014-2015), Tổng giám đốc Tổng công ty Mạng lưới Viettel (2013-2014).
Nhìn lại sự nghiệp ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Viettel vừa nghỉ hưu
icon 0
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996, đã giữ vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel được 16 năm, và làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Global từ năm 2016.
Ông Tào Đức Thắng chính thức nhận bàn giao chức danh Chủ tịch Viettel
icon 0
Ngày 8/2/2022, Viettel đã tổ chức Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel cho ông Tào Đức Thắng thay ông Lê Đăng Dũng về nghỉ hưu theo chế độ.
'Siêu tập đoàn công nghệ 500.000 tỷ' xin giải thể vì không góp đủ tiền
icon 0
CEO của 'doanh nghiệp 500.000 tỷ' trước đó từng tuyên bố sẽ gây dựng một tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu, đại diện Việt Nam ra thế giới để cạnh tranh, mang về ngoại tệ và tạo việc làm cho người lao động.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính Bộ TT&TT
icon 0
Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ TT&TT vừa được kiện toàn gồm có 24 thành viên, với Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng.
XEM THÊM BÀI VIẾT