https://genk.vn/don-gian-hoa-cong-viec-xu-ly-do-hoa-voi-render-farm-cua-irender-cloud-rendering-viet-nam-voi-chat-luong-the-gioi-20220503160310593.chn

Chia sẻ Facebook
06/05/2022 21:42:15

Công nghệ phục vụ đồ họa đang phát triển từng ngày, và kéo theo mô hình kết xuất đám mây (cloud rendering) cũng phải theo kịp. Bất ngờ thay khi một giải pháp từ Việt Nam là iRender lại làm được điều này, nhận được đánh giá tích cực trên toàn cầu.

Kết xuất đồ họa hay render là một trong những bước quan trọng trong quá trình sáng tạo đồ họa, tạo ra sản phẩm cuối cùng dành cho người xem sau quá trình làm việc không mệt mỏi của các họa sĩ. Thế nhưng đây không phải là một công việc đơn giản, khi tiêu chuẩn hình ảnh ngày nay của loại phim này có thể lên tới 60 - 70 fps thay cho tiêu chuẩn 24 fps trước đây của phim quay thông thường, làm một phép tính đơn giản thì 10 phút phim cũng cần xử lý tới 36.000 khung hình.

Nếu không có CPU, GPU đủ mạnh, lượng RAM đủ nhiều thì việc render sẽ tốn rất nhiều thời gian, thậm chí còn không thực hiện được vì treo máy. Ngược lại, việc trang bị những chiếc máy có cấu hình cao cấp là quá tầm với đối với họa sĩ làm việc tự do (freelancer) hoặc studio quy mô nhỏ và trung, đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm phần cứng trong thời điểm hiện tại.

Chính vì vậy, việc đưa quá trình này tới các "nông trại kết xuất đồ họa" (render farm) là điều cần thiết. Các render farm được trang bị hàng trăm, thậm chí hàng nghìn CPU và GPU để xử lý được công việc tính toán nặng nhất. Từ đó, những họa sĩ có thể tập trung vào công việc sáng tạo và không bị "kéo chân" bởi giới hạn về phần cứng, tất cả được giải quyết bởi render farm thông qua điện toán đám mây.

Bên cạnh đó, giải pháp render qua đám mây còn mở ra cơ hội làm việc từ xa. Những họa sĩ trong cùng một studio không cần thiết phải làm việc tại một địa điểm vật lý mà hoàn toàn có thể tạo ra một quy trình làm việc trực tuyến, gia tăng hiệu suất làm việc một cách vượt trội.


Một trong những cái tên nổi bật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cloud rendering là iRender đến từ Việt Nam. iRender đã giành về rất nhiều giải thưởng danh giá như cú đúp giải thưởng Sao Khuê 2021 (VINASA), top 10 doanh nghiệp startup số xuất sắc năm 2021 (top 10ICT), giải Vàng giải thưởng kinh doanh quốc tế 2021 (International Business Awards – IBA 2021).

Đặc biệt iRender cũng được xướng tên rất nhiều lần trong những bảng xếp hạng về giải pháp cloud rendering từ những diễn đàn chuyên gia và nhà phát triển phần mềm trên toàn cầu như Lumion, CGDirector, Radarrender, … Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt để iRender nổi bật trên rất nhiều giải pháp khác đã có mặt trên thị trường?

Trong thời điểm hiện tại, đa phần các dịch vụ cloud rendering đều xây dựng dựa trên mô hình SAAS (Software as a service). Cách sử dụng của mô hình này rất đơn giản, người dùng sẽ đưa dự án tới và nhận về kết quả cuối cùng, không cần phải có hiểu biết về cơ chế hoạt động của hệ thống hạ tầng.

Mô hình này hoạt động xoay quanh công cụ quản lý farm (Farm manager), ví dụ như ThinkboxDeadline của AWS, OpenCue của Google, Flamenco.io, Afanasy… Một nhược điểm lớn của loại công cụ này là khả năng tương thích với phần mềm khá hạn chế.

Trong lĩnh vực đồ họa, có rất nhiều phần mềm khác nhau với vô số những phiên bản cũng có cách sử dụng, khả năng tương thích khác nhau. Mỗi studio hoặc người dùng cá nhân lại sử dụng một hoặc một số phần mềm để tạo thành một quy trình làm việc cho riêng mình, sao cho phù hợp với phong cách, yêu cầu nghệ thuật của dự án… Chính vì vậy mô hình SAAS với công cụ farm manager bỗng trở thành trở ngại trong quá trình sáng tạo, một số người dùng sẽ không sử dụng được hoặc gặp các lỗi kết xuất trong sản phẩm cuối cùng.

Đặc biệt trong thời điểm hiện tại, các GPU thế hệ mới của NVIDIA với tính năng RTX (Realtime Raytracing) cho phép mô phỏng ánh sáng trong thời gian thực, đang dần được áp dụng vào các phần mềm đồ họa như Lumion, Enscape và Unreal Engine. Bên cạnh đó là công nghệ kết xuất trên nhiều GPU (multi – GPUs) cũng đã được các phần mềm như Octane, Redshift, iRay, NVIDIA Omniverse cập nhật. Tiến trình nâng cấp để áp dụng RTX và kết xuất multi – GPUs trong lĩnh vực đồ họa ngày càng nhanh, các dịch vụ cloud rendering với mô hình SAAS lại càng trở nên lỗi thời.

Trở lại với câu hỏi về việc điều gì khiến giải pháp của iRender nổi bật so với đối thủ? Câu trả lời nằm ở việc iRender không còn sử dụng mô hình SAAS cũ mà chuyển tới mô hình IAAS.

Để giải thích một cách ngắn gọn, thay vì phải sử dụng một giải pháp quản lý phần cứng từ bên thứ 3 như SAAS, IAAS cho phép người dùng tương tác trực tiếp với những phần cứng mạnh mẽ Người dùng có thể điều khiển những máy chủ mạnh mẽ thông qua một công cụ điều khiển PC từ xa của iRender (Remote desktop protocol), hoặc có thể sử dụng Parsec - một phần mềm có giao thức truyền dẫn hình ảnh chất lượng cao với độ trễ thấp tới mức có thể chơi được game.


Mỗi khách hàng sẽ tự tạo lập một môi trường làm việc (được gọi là image), sau đó cài đặt toàn bộ những phần mềm cần thiết lên môi trường này. Cách làm đó giúp loại bỏ hoàn toàn sự tương thích hạn hẹp của mô hình SAAS, và phù hợp với bất cứ quy trình làm việc nào. Ví dụ, một studio đồ họa có thể cài đặt toàn bộ workflow hoặc tùy biến nhiều phần workflow của họ để sử dụng như một văn phòng trên mây với đầy đủ môi trường phần.mềm làm việc không khác gì thực tế.

Với iRender, các họa sĩ có thể tận dụng được cấu hình của một chiếc máy có giá bán hàng trăm triệu đồng, tận dụng được sức mạnh của rất nhiều card đồ họa đầu bảng Nvidia RTX 3090 để thực hiện việc kết xuất đồ họa, tất cả thông qua chính chiếc máy tính cá nhân và một đường truyền mạng ổn định.

Mô hình IAAS của iRender còn mở ra các cách sử dụng khác, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực đồ họa. Các startup về trí tuệ nhân tạo có thể dùng phần cứng mạnh mẽ để áp dụng vào AI / học máy, hay người sáng tạo video dạng quay cũng có thể sử dụng iRender để kết xuất những dự án video dài, ... Từ đây, tính đa dụng của iRender trở nên cao hơn so với các giải pháp sử dụng mô hình SAAS xưa cũ.

iRender đại diện cho các dịch vụ công nghệ thế hệ mới với khả năng thích ứng nhanh để giải quyết những vấn đề gây "đau đầu" với người dùng. Nhờ việc rút ngắn được quãng chờ đợi cho việc kết xuất, iRender "giải phóng" họa sĩ 3D giúp họ dành nhiều thời gian cho công việc sáng tạo hơn, hay đơn giản là nghỉ ngơi để gia tăng chất lượng cuộc sống.

Bài viết: Minh Đức Thiết kế: Trường Dương

Chia sẻ Facebook