Hốt hoảng vì tiểu máu sau buổi chạy marathon

Chia sẻ Facebook
03/08/2022 14:04:12

Sau buổi chạy hơn 1 giờ đồng hồ, vừa lao vào nhà vệ sinh nam runner đã hốt hoảng vì nước tiểu có màu đỏ như máu tươi.

Hốt hoảng vì nước tiểu 'đỏ' sau buổi chạy marathon

Anh Nguyễn Viết Quang (36 tuổi, trú tại Văn Giang, Hưng Yên) tranh thủ cuối tuần nên xỏ giày đi chạy. Anh chạy được khoảng 14km thì quay về nhà. Lúc đi vệ sinh, anh giật mình vì nước tiểu 'đỏ rực' như có máu tươu hoà lẫn.

Quá hoảng sợ nên anh Quang lên diễn đàn hỏi các runner khác có rơi vào cảnh ngộ như của mình không. Anh Quang cho biết thêm mình chạy bộ được gần 1 năm nay và chưa bao giờ có hiện tượng này.

Anh không có các triệu chứng mệt mỏi, đi tiểu buốt, hay đau bụng. Trước đó, sức khoẻ của anh Quang hoàn toàn bình thường. Khi chạy, anh mang theo bình nước để bù nước khi khát.

Câu chuyện của anh Quang được nhiều người chia sẻ, họ cũng từng bị đi tiểu ra máu sau khi chạy đường dài.

Chị Thu Hường (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cũng từng hốt hoảng tới ngay bệnh viện khám sau buổi chạy việt dã với bạn bè ở Ba Vì. Chị Hường cũng thường xuyên tập thể dục như bơi lội, chạy bộ và gym.

Ban đầu, chị Hường còn tưởng bị sỏi thận hoặc u bàng quang nhưng khi đi khám bác sĩ cho rằng đó là hiện tượng bình thường. Sau 2 ngày hiện tượng nước tiểu “đỏ” cũng mất dần.

Ảnh minh hoạ.

Theo khảo sát, cứ 10 vận động viên marathon chuyên nghiệp có đến 7 người mắc trường hợp tiểu ra máu. Tình trạng này không chỉ thường gặp đối với người chạy đường dài, nó còn có thể xảy ra sau khi thực hiện bất kỳ loại hoạt động thể chất nào với cường độ cao trong thời gian dài như bóng đá, bơi lội, đạp xe, boxing...

Tiểu ra máu do vận động (còn được gọi là viêm thận giả tạo, tiểu ra máu căng thẳng hoặc tiểu ra máu 10km) là tình trạng hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu, có màu đỏ tươi, hồng hoặc nâu coca được thấy ở nhiều vận động viên.

Theo TS.BS Nguyễn Hoàng Đức (Trưởng khoa Tiết niệu - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM), tình trạng tiểu ra máu khi chơi thể thao có thể hiện ra hoặc dưới hình thức vi thể, nguồn gốc bệnh ở thận hoặc ở bọng đái kết hợp với những dấu hiệu khó chịu trên vùng xương mu, đi tiểu khó và thường biến mất sau 72 giờ khi dừng hoạt động thể thao.

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này hiện vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động gây nên tình trạng tiểu ra máu khi chơi thể thao như:


Thứ nhất, thận bị thiếu máu, thiếu oxy, sự gia tăng thẩm thấu cả hồng huyết cầu và các protein vào nước tiểu.


Thứ hai, ngoại chấn thương khi vận động với cường độ mạnh trong thời gian dài khiến cho thận bị thúc ép, xô đẩy, rung động liên tục.


Thứ ba, bàng quang bị chấn thương do va chạm vào mặt sau cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu đỏ.


Thứ tư , do sự tán huyết khi chạy trên mặt phẳng cứng sau 1 - 3 giờ gây nên tình trạng tán huyết ở vùng bàn chân.


Thứ năm, cơ bị rách, đứt tạo điều kiện cho các myoglobin (một loại protein hình cầu tồn tại trong tế bào cơ tim và cơ xương đóng vai trò dự trữ, cung cấp oxy cho hoạt động các cơ) chạy ra ngoài mạch máu và thẩm thấu qua nước tiểu thường được tìm thấy sau 24 - 48 giờ vận động.

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức lưu ý, tiểu máu do vận động thường dễ nhầm lẫn do triệu chứng lâm sàng tương tự các bệnh lý khác như sỏi thận, lao thận, viêm thận hoặc bướu thận…

Trường hợp tiểu máu do chơi thể thao, người chơi thể thao cần phải lấy mẫu nước tiểu trong 72 giờ đầu (vì sau 72 giờ nước tiểu sẽ trở lại bình thường).

Nếu tình trạng tiểu máu vẫn tiếp tục diễn ra, cần thực hiện các xét nghiệm như siêu âm, chụp X-quang, CT cắt lớp, MRI cộng hưởng từ, nội soi nhằm tìm ra nguyên nhân và sớm có phương án điều trị kịp thời.

Tiểu ra máu khi chơi thể thao thường không nguy hiểm. Tình trạng sẽ tự khỏi và không cần can thiệp điều trị đặc biệt.

Tuy nhiên, để tránh trường hợp này xảy ra, người chơi thể thao nên đảm bảo uống nước đầy đủ và có cường độ luyện tập phù hợp.


Phương Thúy

Tin Cùng Chuyên Mục

Bé 46 ngày tuổi da bong tróc, 'thủ phạm' là căn bệnh lây qua đường tình dục

icon 0

Bệnh nhân nhi 46 ngày tuổi, ở Hải Dương được gia đình đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng bong da tay chân, quấy khóc không rõ nguyên nhân.

Mẹ bầu 14 tuần vác thêm khối u 'khủng' như thai 7 tháng tuổi

icon 0

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật tách bỏ thành công khối u lớn tương đương thai 7 tháng cho sản phụ đang mang thai tuần thứ 14.

Thối má vì làm đẹp theo trend các bạn trẻ đang chuộng

icon 3

Má sưng phù, xuất hiện nhiều vón cục căng tức như muốn vỡ tung, cô gái 24 tuổi không thể ăn uống, nói chuyện khó khăn bởi chỉ cần cử động nhẹ cơ mặt là đau buốt óc.

Chưa 30 đã sợ 'chuyện ấy'

icon 0

Chồng từng nghi ngờ, thậm chí âm thầm thuê người theo dõi sợ tôi có người khác. Nhưng thực tế tôi không hề có ai, vẫn chu toàn cho gia đình nhưng đúng là 'chuyện ấy' thì … không còn hứng thú gì nữa.

Vì sao cà tím được mệnh danh là vua các loại rau?icon0Cà tím được xem là “vua của các loại rau”, có tác dụng nhiều trong hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư.

Uống mật ong có giảm cân được không?icon0Mỗi ngày 2 ly nước mật ong hoặc mật ong chanh, mật ong pha với nghệ có thể đánh bay mỡ cho chị em.

Đà Nẵng: 22 du khách nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩmicon0Tối 2/8, Bệnh viện 199 (Bộ Công an) cho biết đã tiếp nhận cấp cứu cho 22 ca nghi bị ngộ độc thực phẩm khi đang đi du lịch tại Đà Nẵng.

Đậu mùa khỉ và Covid-19: Bệnh nào đáng sợ?icon0Các hạn chế đi lại phòng chống dịch Covid-19 đã gỡ bỏ thì nguy cơ dịch đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.

'Nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu' trong khi tiến độ tiêm vắc xin chậm, có người né tiêm

icon 0

Đánh giá về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu.

Chuyên gia chỉ cách tập luyện thể thao hiệu quả mà không lo tăng cân

icon 0

Trong quá trình tập luyện thể dục, thể thao sẽ đối diện với những tác động không mong muốn như căng cơ, co rút cơ bắp; thậm chí có người càng tập càng béo. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook