Hồng Kông: Kết án các nhà hoạt động cầu nguyện Thiên An Môn

Chia sẻ Facebook
05/03/2023 19:41:29

AP đưa tin, 3 nhà hoạt động Hồng Kông thuộc một nhóm mà nay không còn nữa đã bị kết án hôm thứ Bảy 4/3.

AP đưa tin, 3 nhà hoạt động Hồng Kông thuộc một nhóm mà nay không còn nữa đã bị kết án hôm thứ Bảy 4/3. Nhóm này nổi tiếng vì hàng năm đứng ra tổ chức sự kiện đêm cầu nguyện (vigil) cho nạn nhân sự kiện Thiên An Môn (4/6/1989). Tòa kết án 3 nhà hoạt động vì họ không chịu cung cấp cho chính quyền thông tin về nhóm theo luật an ninh quốc gia.

4/6/2020, hàng ngàn người Hồng Kông tổ chức đêm cầu nguyện cho nạn nhân và kỷ niệm 31 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)


Chow Hang-tung (Trâu Hạnh Đồng), Tang Ngok-kwan (Đặng Nhạc Quân), Tsui Hon-kwong (Từ Hán Quang) đã bị bắt năm 2021 trong một cuộc đàn áp phong trào dân chủ, do chính quyền Hồng Kông triển khai sau một loạt các biểu tình lớn trước đó. Họ là những người dẫn đầu của nhóm Liên minh Công dân Hồng Kông Ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc. Liên minh đã tan rã khi các luật của Bắc Kinh được áp đặt ở Hồng Kông.


Liên minh được biết đến vì họ đứng ra tổ chức cầu nguyện dưới ánh nến hàng năm ở Hồng Kông nhân kỷ niệm ngày quân đội Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989


Các nhà phê bình nhìn nhận việc Hồng Kông xóa bỏ hoạt động cầu nguyện chứng tỏ sự xói mòn của các quyền tự do từng được hứa hẹn khi Hồng Kông trở lại Trung Quốc vào năm 1997.


Trước khi nhóm bỏ phiếu giải tán, cảnh sát đã tìm kiếm thông tin chi tiết về hoạt động và tài chính của nhóm. Các cáo buộc cho biết nhóm có liên hệ với các nhóm dân chủ ở nước ngoài, và nhóm là đặc vụ cho nước ngoài.


Nhưng nhóm từ chối hợp tác, lập luận rằng cảnh sát đã chụp mũ ‘đặc vụ nước ngoài ’ cho các tổ chức dân chủ. Nhóm biện luận rằng cảnh sát không có quyền yêu cầu thông tin của nhóm vì nhóm không phải là một cơ cấu đại lý cho nước ngoài, và các nhà chức trách đã không cung cấp đầy đủ lời biện minh.


Theo các quy tắc thực hiện luật an ninh hiện nay, cảnh sát trưởng có thể yêu cầu một loạt thông tin từ một đặc vụ nước ngoài. Việc không tuân thủ yêu cầu có thể dẫn đến 6 tháng tù giam và phạt  đến 100.000 đô la Hồng Kông (12.740 USD) nếu bị kết tội.


Thứ Bảy 4/3, thẩm phán chính Peter Law đã ra phán quyết rằng các bị cáo có nghĩa vụ phải trả lời thông báo được gửi cho họ. Ông Law nói điều đó là “hợp lý và hợp pháp” , và việc họ không tuân thủ là không chính đáng.


Ông Law cho biết liên minh đã tích cực hoạt động với nhiều tổ chức và cá nhân hải ngoại, cho nên công an có quyền điều tra các giao dịch và quan hệ của họ để xác định mối liên kết và mục đích cuối cùng.


“Yêu cầu về thông tin như vậy không phải việc làm đánh động trên diện rộng, mà là việc làm có giới hạn về thời gian và tính chất,” ông Law nói. “Cảnh sát đã triển khai cách tiếp cận khiêm tốn và có kiềm chế.”


Đêm cầu nguyện hàng năm do liên minh tổ chức là lễ kỷ niệm công khai quy mô lớn duy nhất về cuộc đàn áp ngày 4/6 trên lãnh thổ Trung Quốc, và được đông đảo người dân tham dự cho đến khi chính quyền cấm hoạt động này vào năm 2020, viện dẫn các biện pháp chống đại dịch.


Chow Hang-tung, cùng với hai cựu lãnh đạo liên minh khác, Lee Cheuk-yan và Albert Ho, bị buộc tội kích động lật đổ quyền lực nhà nước theo luật an ninh năm 2021. Bản thân liên minh cũng bị buộc tội lật đổ.


Luật an ninh quốc gia hình sự hóa tội ly khai, lật đổ, và cấu kết với các lực lượng nước ngoài để can thiệp vào công việc của thành phố cũng như khủng bố. Ngoài các nhà hoạt động như trong vụ này, thì nhà xuất bản ủng hộ dân chủ Jimmy Lai cũng đang phải đối mặt với cáo buộc thông đồng theo luật.


Chính quyền Hồng Kông đã dùng luật này để bỏ tù hoặc bịt miệng nhiều người bất đồng chính kiến.


Tại Bắc Kinh, Wang Chao, người phát ngôn của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp của Trung Quốc, ca ngợi việc ban hành luật vào năm 2020 là một cột mốc quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc quản lý “một quốc gia, hai chế độ” .


Nguyên tắc hứa hẹn với Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, quyền giữ lại các thể chế chính trị, xã hội và tài chính của riêng mình trong 50 năm sau khi bàn giao năm 1997.

“Hồng Kông đã có một bước ngoặt lớn từ hỗn loạn sang ổn định,”

ông nói.


Nhật Tân

Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Một du học sinh Trung Quốc trên chuyến bay từ New York về Bắc Kinh, đã nói với một hành khách người Việt rằng vụ thảm sát Thiên An Môn hoàn toàn không tồn tại,…

Chia sẻ Facebook