Hơn 100 nghị sĩ kêu gọi điều tra tài sản của quan chức TQ và Hồng Kông tại Anh
Ngày 27/5/2022, 110 thành viên liên đảng của Quốc hội Anh đã ra tuyên bố chung kêu gọi Chính phủ Anh xem xét lại tài sản ở Anh của các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông đã vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông.
Có 3 lý do để đưa ra bức thư ngỏ: Thứ nhất, dựa trên báo cáo của tổ chức nhân quyền “Hong Kong Watch” của Anh, báo cáo về tài sản của một số quan chức và nhà lập pháp liên quan đến việc đàn áp nhân quyền ở Hồng Kông; Thứ hai, cơ quan an ninh quốc gia Hồng Kông bắt giữ 5 người được ủy thác của “Quỹ hỗ trợ nhân đạo 612” , bao gồm Hồng y Trần Nhật Quân 90 tuổi; Thứ ba, Trưởng đặc khu Hồng Kông chờ bổ nhiệm Lý Gia Siêu sẽ nhậm chức vào tuần tới.
Vấn đề khó của ĐCSTQ: Làm thế nào giữ được tài sản ở nước ngoài
Thẩm tra tài sản để đưa ra danh sách trừng phạt
Dưới sự dẫn đầu của 3 nghị sĩ, bà Siobhain McDonagh, ông Ian Smith và ông Tom Tugendhat, trong một bức thư của Hạ viện đã kêu gọi Ngoại trưởng Liz Truss sử dụng “Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư” , xem xét việc kiểm toán tài sản tại Vương quốc Anh của những người liên quan và áp đặt các biện pháp trừng phạt theo “Đạo luật Nhân quyền Magnitsky”.
Nghị sĩ Công Đảng Anh, ông Andy McDonald cho rằng việc xem xét tài sản của những người liên quan là hoàn toàn cần thiết. Bởi vì bất kỳ ai bị buộc tội vi phạm nhân quyền, đều không nên có tài sản hoặc của cải ở Anh.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ, ông Tom Tugendhat cho biết việc xem xét cần được tiến hành ngay lập tức. Bởi đây là hoạt động có thể hiểu sâu hơn về tình hình của các quan chức Trung Quốc tại Anh.
Hạ nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ và là cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ, ông Ian Smith, nói rằng vào thời điểm gần 2 năm ngày ĐCSTQ thực thi Luật An ninh Quốc gia hà khắc đối với Hồng Kông đang đến gần, Chính phủ Anh nên tham khảo các biện pháp trừng phạt áp đặt lên người Nga trong cuộc chiến tàn khốc của Nga ở Ukraine, để tiến hành kiểm toán tài sản tại Anh của các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông.
Vào ngày 12/5, Hạ viện Anh đã tổ chức một cuộc điều tra khẩn cấp về vụ bắt giữ “ Quỹ hỗ trợ nhân đạo 612″.
Tuy nhiên, phản ứng của các quan chức không làm hài lòng các nhà lập pháp, khiến các nhà lập pháp liên đảng tại hội nghị này yêu cầu chính phủ có hành động thiết thực, bao gồm việc nêu quan ngại với đại sứ quán Trung Quốc, trừng phạt các quan chức Hồng Kông vì vi phạm nhân quyền và từ bỏ mở lại đối thoại kinh tế thương mại Anh – Trung.
Nghị sĩ Công Đảng Anh – bà Catherine West và Nghị sĩ Đảng Bảo thủ – ông Ian Smith, đều đặt câu hỏi liệu chính phủ có xem xét các biện pháp trừng phạt hay không.
Ông Ian Smith thậm chí còn chỉ trích Chính phủ Anh chỉ lên án một cách hợp pháp các hành động khác nhau của ĐCSTQ. Tuy nhiên, căn cứ vào yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân theo Đạo luật Nhân quyền Magnitsky, thì Vương Quốc Anh đã bị lạc hậu rất xa so với Mỹ trong việc thúc giục các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự đối với những người có liên quan.
Báo cáo của tổ chức nhân quyền “Hong Kong Watch” tiết lộ nhiều người nắm giữ tài sản ở Anh
Theo một báo cáo nghiên cứu do “Hong Kong Watch” công bố vào giữa tháng Tư, 9 quan chức Hồng Kông và 12 thành viên của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông nắm giữ nhiều tài sản ở 6 quốc gia bao gồm cả Vương quốc Anh.
Báo cáo chỉ ra rằng những người liên quan đều là các quan chức chính phủ và thành viên Hội đồng Lập pháp, những người đã xâm phạm nghiêm trọng nhân quyền ở Hồng Kông, tất cả đều tuyên thệ trung thành với ĐCSTQ và công khai ủng hộ Luật An ninh Quốc gia. Họ lấy danh nghĩa trấn áp “thế lực nước ngoài “, để tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động xã hội, tự do báo chí và xã hội dân sự.
Báo cáo chỉ trích những người tự xưng là yêu nước, nhưng lại nắm giữ tài sản ở nước ngoài, cho con cái đi du học và dùng hộ khẩu nước ngoài để giấu tài sản, là “hành vi đạo đức giả, lời nói và việc làm không nhất quán”. Đồng thời đề nghị các nước xem xét rà soát tài sản của các quan chức Hồng Kông và đưa ra danh sách trừng phạt đối với các quan chức bị nêu tên.
Trong số 9 quan chức Hồng Kông được nêu tên có Cục trưởng Cục Thực phẩm và Y tế Sophia Chan Siu-chee, và Cục trưởng Cục Thương mại và Phát triển Kinh tế Edward Yau Tang-wah, được tiết lộ là nắm giữ 3 bất động sản ở Anh; 7 trong số 12 thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông nắm giữ tài sản ở Anh, bao gồm ông Andrew Leung Kwan-yuen, ông Duncan Chiu, ông Kenneth Fok Kai-kong, ông Michael Tien Puk-sun, và ông Ambrose Lam San-keung.
Theo Văn Đông Tình, Epoch Times
WSJ: Ông Tập thúc đẩy quan chức cắt tài sản nước ngoài để tránh bài học như Nga
ĐCSTQ đang thúc đẩy ngăn chặn thăng chức đối với những quan chức cấp cao có tài sản lớn ở nước ngoài thông qua vợ/chồng hoặc con cái của họ