Hollywood trước nguy cơ tê liệt, 160.000 diễn viên tham gia cuộc đình công lớn nhất lịch sử

Chia sẻ Facebook
17/07/2023 08:56:08

Hollywood đã bùng lên làn sóng đình công lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp giải trí.

Hollywood đã bùng lên làn sóng đình công lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp giải trí. Sau hành động cách đây 2 tháng của Hiệp hội biên kịch Mỹ (WGA), 160.000 thành viên của Liên đoàn Nghệ sĩ Truyền hình và Phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA) cũng tuyên bố ngừng làm việc vào nửa đêm ngày 14/7 tại Los Angeles. Vẫn chưa xác định được khi nào hai bên gồm người lao động và doanh nghiệp đạt được thỏa thuận, tuy nhiên cùng với việc thời gian kéo dài, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình toàn cầu và các ngành công nghiệp xung quanh có thể bị ảnh hưởng.

Biểu tình trước Hãng phim Paramount ở Los Angeles, California vào ngày 15/5/2023 khi cuộc đình công của Hiệp hội biên kịch Mỹ bước sang tuần thứ ba. (Ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP qua Getty Images)

Người lao động và doanh nghiệp (hãng phim) bất đồng ý kiến


Theo báo cáo của CNBCWashington Post , Liên đoàn Nghệ sĩ Truyền hình và Phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA) đã đề xuất cải cách lương hưu và chia sẻ lợi nhuận từ việc phát sóng lại các tác phẩm điện ảnh và truyền hình trong quá trình đàm phán với các công ty điện ảnh lớn (bao gồm Disney, Warner Bros., Sony và nền tảng phát trực tuyến NETFLIX , v.v.), đồng thời quy định và cấm sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để tái tạo chân dung, giọng nói của diễn viên. Tuy nhiên phía doanh nghiệp dường như không chịu nhượng bộ.


Hiệp hội biên kịch Mỹ (WGA) trước khi bắt đầu đình công vào ngày 2/5 đã yêu cầu phía doanh nghiệp bảo vệ và bồi thường cho biên kịch, trong khi yêu cầu tăng lương không đạt được kết quả. Ngoài ra, sự gia tăng của các công cụ sáng tạo như ChatGPT cũng là một điểm gây tranh cãi chính.


WGA cho biết họ sẽ cho phép sử dụng AI để biên soạn phim, tiết mục truyện hoặc viết kịch bản mà không ảnh hưởng đến thù lao và ghi công của nhà văn. Trong các cuộc đàm phán sau đó, WGA yêu cầu công ty sản xuất phải đảm bảo rằng biên kịch sẽ không bị ép viết lại kịch bản do robot tạo ra, hay sử dụng AI để viết lại kịch bản cũ, v.v.


Phản ứng của nhà sản xuất phim là thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh vẫn đang trong giai đoạn xây dựng lại và họ phải tiết giảm chi phí một cách hợp lý.


Do việc tăng lương của các nhà biên kịch không theo kịp tốc độ lạm phát tăng cao, WGA buộc phải nhiều lần đề nghị đàm phán với hiệp hội các nhà sản xuất phim và truyền hình (AMPTP) nhưng hai bên vẫn chưa đi đến thống nhất.

Tác động của cuộc đình công đối với ngành giải trí


Nhìn từ lịch sử, các cuộc đình công ở Hollywood chỉ kéo dài trong 3 giờ hoặc dài nhất là vài tháng. Năm 2007, một cuộc đình công của WGA kéo dài khoảng 100 ngày và gây thiệt hại cho ngành giải trí Los Angeles ước tính khoảng 2 tỷ USD.


Trong cuộc biểu tình kéo dài 11 tuần của WGA lần này, việc sản xuất các chương trình talkshow truyền hình mới hầu như đã bị đình chỉ, điều này đã khiến kế hoạch phát sóng mùa mới “Stranger Things” của Netflix và tiền truyện “Game of Thrones” của Warner Bros Discovery, v.v., và loạt phim nổi tiếng đã bị tạm dừng.


Làn sóng diễn viên đình công đang diễn ra sẽ làm tê liệt hoạt động sản xuất trên diện rộng hơn, gây áp lực rất lớn lên các hãng phim trong việc sản xuất nhiều phim hơn để đáp ứng các dịch vụ phát trực tuyến và thời gian biểu của các chương trình truyền hình vào mùa thu.


Nhiều siêu sao hạng nhất trên thế giới, chẳng hạn như Tom Cruise, Angelina Jolie và Johnny Depp là thành viên của liên đoàn SAG-AFTRA; những người nổi tiếng như Meryl Streep, Ben Stiller Stiller, Colin Farrell, v.v, cũng đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của họ.


Mặc dù SAG-AFTRA chỉ là một liên đoàn của Mỹ nhưng tác động của cuộc đình công không chỉ giới hạn ở quốc gia này. Bởi vì quy định, với tư cách là đoàn viên liên đoàn, bất kể muốn đến quốc gia nào đóng phim, đều phải lập tức đình chỉ công việc, và cũng không được quảng bá tác phẩm điện ảnh, truyền hình.


Ví dụ, bộ phim bom tấn mùa hè “Oppenheimer” được công chiếu tại London ngay trước cuộc đình công, và các diễn viên người Mỹ tham dự đã rời khỏi hiện trường lễ công chiếu trong thời điểm diễn ra đình công. Đạo diễn của phim Christopher Nolan tiết lộ rằng các diễn viên “đã đi viết bảng đình công của họ!”.


Có vẻ như trừ khi cuộc đình công kết thúc, mọi buổi ra mắt phim sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm các liên hoan phim mùa thu lớn khác ở Venice, Toronto. Tác động tài chính của cuộc đình công đối với các ngành liên quan có thể quá nghiêm trọng, khó có thể tưởng tượng.


Được biết, cuộc đình công quy mô lớn cuối cùng của các diễn viên và nhà biên kịch Hollywood xảy ra vào những năm 1960. Vào thời điểm đó, chủ tịch hiệp hội diễn viên lãnh đạo cuộc đình công là Ronald Reagan, người sau này trở thành tổng thống Mỹ.


Trình Phàm, Vision Times

Trí tuệ nhân tạo đe dọa sinh kế, sao Hollywood tham gia đình công Nền tảng phát trực tuyến và trí tuệ nhân tạo (AI) ảnh hưởng đến sinh kế của những người hành nghề điện ảnh và truyền hình.

Chia sẻ Facebook