Học thư pháp có lợi cho sự trưởng thành của trẻ

Chia sẻ Facebook
06/11/2022 07:20:56

Ngày nay, với sự phát triển của những công cụ truyền thông trên mạng, thì không nói gì tới thư pháp, ngay cả chuyện viết chữ cũng ít đi. Nhưng thư pháp vẫn là một trong những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các nước Á Đông, trong đó có cả Việt Nam. Nó cũng là một trong những cái gốc tu thân dưỡng tính của người xưa.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

(Ảnh minh họa: Shutterpix, Shutterstock)

Thư pháp dưỡng thần

Từng nét bút trong thư pháp đều phải nhất tâm bất loạn nên có thể dưỡng thần. Trong Hoàng Đế Nội Kinh nói rằng: Thư pháp có thể giúp con người tĩnh tâm lại, khiến trẻ thông qua việc học tập thư pháp mà tập trung tinh thần, tĩnh tâm suy nghĩ, bớt đi tính hiếu động, bộp chộp.

Thư pháp dưỡng tâm


Học thư pháp có thể bồi đắp những tố chất như lòng nhẫn nại, sự tỷ mỷ. Nhẫn nại thì có thể kiên trì, tỷ mỷ sẽ biết để tâm tới những điều nhỏ bé. Lão Tử nói: “Thiên hạ đại sự, tất tác ư tế” , ý là đại sự trong thiên hạ đều phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé.


Đỗ Phủ cũng có câu thơ rằng: “Thuỷ tri hào phóng tại tinh vi” , đại ý là “Khí khái hào sảng bắt nguồn từ những điều tinh tế”. Những nét bắt đầu và kết thúc trong con chữ có thể nuôi dưỡng thói quen tỷ mỷ cho chúng ta.

Thư pháp dưỡng mục

Thư pháp cần tâm ngộ và xuất ra nơi bàn tay, nhìn nhiều, nghe nhiều sẽ tự thẩm thấu, trong đó rèn khả năng quan sát (dưỡng mục) là điều rất quan trọng.


Trong cuốn Thư Phổ, Tôn Quá Đình từng nói: “Sát chi giả thượng tinh, nghĩ chi giả quý tự” , ý rằng quan sát tỷ mỷ từng nét chữ, vị trí, hình dạng, độ dài, sự biểu cảm của những con chữ sẽ có thể nắm vững được những yếu tố cơ bản giúp con người tập trung tinh thần. Đây cũng là nội dung cần chú ý khi quan sát và học tập. Chúng ta cũng vô cùng chú trọng khả năng quan sát của mắt.

Thư pháp dưỡng mỹ

Học thư pháp là một quá trình học cách thưởng thức cái đẹp, phát hiện cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.

Thư pháp dưỡng chính


Thư pháp bồi đắp tâm chính trực cho trẻ. Liễu Công Quyền, một nhà thư pháp nổi tiếng từng nói: “Tâm chính tắc tự chính” , nghĩa là “Tâm ngay chính thì chữ cũng sẽ ngay chính”. Thông qua việc viết chữ có thể thăng hoa nhân cách của con người, “Viết chữ đẹp, làm người tốt”.

Thư pháp dưỡng học

Chúng ta luôn luôn bồi dưỡng thế giới quan về thư pháp, giúp trẻ hiểu rằng, học thư pháp không chỉ là đang viết chữ, mà trong quá trình viết chữ, cần phải chú trọng học tập văn hoá truyền thống như lịch sử, kinh sách xưa.

Thư pháp dưỡng khí


Mạnh Tử nói: “Ngã thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí” , ý rằng “Ta giỏi nuôi dưỡng khí hạo nhiên chính nghĩa của bản thân” . Khí khái này đi tới tận cùng sẽ là sự quang minh chính đại và kiên cường.


Chúng ta chú trọng điều hoà hơi thở và vận khí trong thư pháp, và lại càng nhấn mạnh việc bồi đắp “Khí khái”. Đây chính là sức mạnh tinh thần luôn cầu tiến, sẵn lòng chịu khó chịu khổ.

Thư pháp dưỡng kính


Trong Đệ Tử Quy nói rằng: “Mặc ma thiên, tâm bất đoan; Tự bất kính, tâm tiên bệnh” , ý rằng “Nghiên mực lệch, tâm bất chính; Chữ bất kính, tâm bệnh trước”.

Trong học vấn và viết chữ chúng ta cần có một trái tim khiêm nhường, thành kính và lòng tôn kính. Duy chỉ có lòng tôn kính mới có thể lĩnh ngộ được những điều kỳ diệu trong đó.

Thư pháp dưỡng lễ

Không biết Lễ thì chẳng có gì để lập thân. Thông qua việc học tập từng nét bút, từng nét vẽ, chúng ta được bồi đắp về sự tôn kính lễ tiết.


Khổng Tử nói: “Phi Lễ vật thị, phi Lễ vật thính, phi Lễ vật ngôn, phi Lễ vật động” , nghĩa là “Không phải điều Lễ thì không nhìn, không phải điều Lễ thì không nghe, không phải điều Lễ thì không nói, không phải điều Lễ thì không làm.”


Thông qua thư pháp có thể “Khắc kỷ phục lễ” , khắc chế bản thân nhiều lần thực hành lễ tiết. Tinh thần của chữ Lễ là điều tất yếu cần tuyên dương trong xã hội ngày nay.

Thư pháp dưỡng động


Học thư pháp cần sự kiên trì, nỗ lực, có thể nuôi dưỡng sức nhẫn nại của con người. Trong Bách Học Sỹ Mao Ốc, Đỗ Phủ có câu thơ rằng: “Phú quý tất tòng gian khổ đắc, Nam nhi tu độc ngũ xa thư” , tạm dịch rằng: “Phú quý ắt đắc được trong gian khổ, Bậc nam nhi phải đọc 10 xe sách”.

Sau khi đọc xong những điều trên, chúng ta mới hiểu được rằng học thư pháp không chỉ là thú chơi vô dụng, mà rất có ích cho việc tu tâm dưỡng tính và quá trình trưởng thành của trẻ.


Theo Epoch Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên dịch


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook