Học sinh tiểu học viết văn tả bố làm nghề chuyên gia tâm lý khiến dân tình cười nghiêng ngả

Chia sẻ Facebook
17/08/2024 04:09:49

Dù đây không phải là trường hợp đầu tiên những bài văn của các em tiểu học gây bạo mạng xã hội nhưng đây có lẽ là trường hợp đầu tiên nói về nghề nghiệp của bố mà lại tạo ra nhiều tiếng cười như vậy!

Cụ thể là mới đây, cư dân mạng lại có dịp cười đau ruột trước bài văn cực kỳ lầy lội của một học sinh tiểu học tả về nghề nghiệp của bố mình. Trước đó, khi được giao đề tài tả bố, em này đã có những dòng miêu tả 'bá đạo' và chắc chắn là không đụng hàng với ai.

Nguyên văn bài viết như sau:

"Bố em làm nghề chuyên gia tâm lý. Bố em năm nay mới 40 tuổi nhưng ai cũng chê bố già thì bố nói tao suốt ngày suy nghĩ chuyện thiên hạ bảo sao không già. Bố em hay gọi các cô chú là thân chủ. Cứ mỗi lần mẹ nghe thấy là quát ngậu xị cả lên: Thân ông còn lo chưa xong thì lo được cho ai.

Cuối tháng bố đóng lương cho mẹ nhiều lắm, cả 3 triệu nên mẹ hay khen bố chã bỏ dính răng. Em thích nghề của bố nhưng mẹ nói mày là làm nghề đấy thì "mát" sớm con ạ. Nhìn bố mày có giống bình thường không. Em rất thích nghề tích tóc cơ của mẹ".

Sau khi bài viết được chia sẻ, không ít cư dân mạng nhận định, ông bố mà đọc được bài văn này hẳn vừa buồn cười vừa "tức sôi máu".

Trên một diễn đàn có những người làm nghề chuyên gia tâm lý, nhiều người đã để lại những bình luận hài hước như sau:

- "Phải công nhận cái nghề tâm lý nó mang cho mình cả những ám ảnh tâm lý"

- "Mát" với bản thân chứ chưa từng mát với thân chủ đâu con yên tâm"

- "Nhìn lại thấy mình cũng "mát mát" thật"...

Người ta thường lo lắng bị người lạ hay bạn bè, đồng nghiệp "bóc phốt", tuy nhiên, có một chiếc "camera chạy bằng cơm" vẫn hằng ngày lia đôi mắt tinh tường, đôi tai siêu thính để "lưu trữ" những hoạt động xảy ra xung quanh mình. Đó chính là… những đứa trẻ.

Học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 mới làm quen với thể loại văn miêu tả, cộng thêm sự ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi nên nhiều em đã cho ra đời những áng văn "bất hủ", khiến cô giáo, bố mẹ và cư dân mạng được phen cười lăn lộn. Đôi khi trong nhà có bao chuyện từ hài hước đến xấu hổ, trẻ đều lôi ra kể tuốt tuồn tuột, không sót một chi tiết nào.

Đâu chỉ mỗi ông bố này. Không tin thì thử "search" Google chút mà xem, đã có bao nhiêu bài văn bóc phốt người nhà từ bố mẹ đến anh chị em, ông bà. Bài nào bài nấy chỉ có thể dùng hai từ "bá đạo" mới có thể diễn tả hết độ thật thà nhưng siêu lầy của các ông tướng, bà tướng nhí.


Trẻ em luôn có tâm hồn trong sáng và giàu trí sáng tạo, ảnh: dSD

Mời bà con đọc thêm thông tin: Vì sao cần tôn trọng trí tưởng tượng sáng tạo và những câu văn non nớt của trẻ

Cô Nguyễn Minh Thúy An, giáo viên chủ nhiệm lớp 2 Trường tiểu học Nguyễn Văn Triết, TP.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết: "Với học sinh lớp 2, để phần viết tập làm văn không lạc đề và nói không với văn mẫu thì giáo viên cần làm tốt việc hướng dẫn học sinh cách phân tích đề, hướng dẫn học sinh làm văn theo sơ đồ mạng với nhiều ý phù hợp, gần gũi với vốn sống của các em và có tính gợi mở. Cuối cùng là chịu khó chấm bài, chữa bài cho các em vì các em học sinh mới làm quen với đặt câu và có vốn ngôn ngữ còn hạn chế".

Trong thực tế dạy học, cô Thúy An cho biết có rất nhiều học sinh sáng tạo, diễn đạt ý trong các bài văn rất hay, nhiều cảm xúc. "Mấy năm trước tôi dạy lớp 3, có một cô bé tả về quê hương khiến tôi ấn tượng nhất. Đó là bài viết về quê hương Gia Lai của em có những rẫy cà phê hoa nở trắng xóa, hương thơm ngào ngạt", cô Thúy An kể.

Cô Thúy An dẫn chứng một số đoạn văn tiêu biểu của học sinh lớp 2 mà cô đang dạy. Với đề bài "Viết về người thân của em", có một số bài tập làm văn theo cô Thúy An là "văn tả thực còn non nớt nhưng rất dễ thương".

"Trong gia đình em, ba là người em yêu quý nhất. Ba của em tên là Trần Phước Hiệp. Ba của em đã 40 tuổi. Ba của em có dáng người nhỏ nhắn và mũm mĩm. Ba em có mái tóc đen cong qua bên phải", đó là một số câu văn trong bài tập làm văn của học sinh lớp 2 tên Cát Tiên.

Hay học sinh Quỳnh Anh, lớp 2/8 Trường tiểu học Nguyễn Văn Triết, TP.Thủ Đức, TP.HCM tả về người em của mình:

"Ở nhà em của em tên là Win. Em Win năm nay 4 tuổi. Em Win có mái tóc ngắn xinh xắn và đôi mắt to tròn. Win còn có khuôn mặt tròn lém lỉnh nữa. Em Win có dáng người mũm mĩm. Buổi chiều, khi đón em Win về, hai chị em cùng nhau chơi cờ vua và cờ cá ngựa. Thỉnh thoảng chúng em cùng nhau học bài và vẽ tranh...".

Thầy Hoàng Gia Hưng, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM cho biết có những bài văn của học trò khiến thầy vừa chấm bài vừa thấy rưng rưng xúc động. Dù chữ viết không xuất sắc, một số câu diễn đạt chưa rõ ý, nhưng các bài tập làm văn này cho thấy học trò là người rất chịu khó quan sát cuộc sống xung quanh, trong bài viết có câu chuyện và rất nhiều cảm xúc.

Sau đó Ngày 12/08/2024  Báo Người đưa tin cũng đăng tải 1 nội dung tương tự với tiêu đề như sau: "Bật cười với bài văn siêu bá đạo của học sinh tiểu học bị cô giáo chấm 3 điểm" với nội dung như sau:

Tập làm văn là một trong những môn học của học sinh tiểu học giúp hình thành kỹ năng cho học sinh tạo ra được một văn bản trong quá trình lĩnh hội các kiến thức. Bài viết tập làm văn cũng có những yêu cầu khắt khe khác nhau nhưng đôi khi với sự suy nghĩ đơn giản hoặc việc đọc sót đề bài của các em học sinh đã khiến cho bài văn của bé không đạt đủ những yêu cầu của bài tập làm văn đưa ra.

Đơn cử như một bài tập làm văn của một em học sinh lớp 2 đang gây xôn xao mạng xã hội những giờ qua. Cụ thể, nhiều trang fanpage đăng tải một bài tập làm văn với đề bài "Viết một đoạn văn (200-300 từ) nói về suy nghĩ của em: 'Môn Toán và môn Tiếng Việt, môn nào quan trọng hơn'".

Ngay phía dưới đề bài chính là phần thực hiện của em học sinh này. Tuy nhiên em học sinh thực hiện rất ngắn gọn như sau: "Môn Tiếng Việt quan trọng hơn, vì không biết chữ sao đọc được đề Toán".

Chính vì thực hiện bài tập làm văn quá sơ sài, không đầy đủ các yêu cầu đề bài đưa ra nên kết quả bài tập làm văn của em học sinh chỉ được cô giáo chấm 3 điểm kèm theo nhận xét "Chưa đạt yêu cầu".

Bài làm văn này đã được chia sẻ rộng rãi nhận về nhiều tranh cãi trái chiều. Trong khi một số người cho rằng "em học sinh đã làm bài và đưa ra lý do hợp lý rồi" đồng thời khen ngợi khả năng tư duy của me học sinh thì số khác cho rằng bài làm văn của em về thực chất là "đúng" nhưng "chưa đủ" so với đề bài đã đưa ra vì còn yêu cầu đoạn văn phải có độ dài từ 200-300 từ.

Do đó nhiều người cho rằng rất có thể em học sinh này đã không đọc kĩ đề bài trước khi viết đoạn văn nên chỉ thực hiện theo suy nghĩ, ý hiểu của mình là chưa chính xác.

Trên thực tế những tình huống như thế này xảy ra khá nhiều và nguyên nhân là do trẻ chưa hình thành kĩ năng và thói quen đọc kĩ đề bài trước khi làm bài.

Không chỉ với môn tập làm văn mà tất cả các môn khác, nếu các con làm vội vàng mà không xem xét đề bài kĩ càng sẽ dẫn đến sai lệch trong quá trình làm. Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng kỹ năng làm bài của con tốt nhưng không hiểu sao luôn không đạt được điểm tối đa. Một bài văn, bài toán ứng dụng... sẽ chứa nhiều dạng thông tin và cả gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. Một khi học sinh nắm vững các thông tin từ đề bài, công thức áp dụng và làm bài cẩn thận sẽ được điểm tối đa. Vì vậy, điều kiện tiên quyết trước khi bắt tay làm bài là bé phải đọc kĩ đề bài, các câu hỏi.

Ảnh minh họa

Nếu trẻ hình thành thói quen đọc kĩ yêu cầu đề bài thì sẽ dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi, đồng thời cũng giúp trẻ tự tin hơn trong học tập. Tiểu học là giai đoạn quan trọng để học sinh hình thành những thói quen tốt, những hành vi tốt - ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này. Vậy làm thế nào để giúp trẻ quen với việc xem xét kĩ lưỡng câu hỏi trong các bài tập làm văn, bài toán tiểu học cũng như các vấn đề gặp trong cuộc sống?

- Đọc câu hỏi, đề bài làm văn là bước đầu tiên để trau dồi thói quen xem xét câu hỏi nghiêm túc.

- Rèn luyện thói quen đọc hiểu.

- Đánh dấu các điểm chính và phụ trong khi đọc.

Ngoài bài văn nói trên, trước đó cũng có nhiều bài văn của các em học sinh tiểu học gây sốt mạng xã hội chỉ vì ngôn từ quá đáng yêu:

Bài văn ngắn gọn súc tích khiến cô giáo cạn lời.

Tả bố quá chân thực mà cô vẫn chê.

Bài tuy dài nhưng không chính xác nên vẫn 0 điểm.

Không rõ bà của em học sinh này bao nhiêu tuổi nhưng đã lên chức bà rồi mà vẫn phải học tập, bố mẹ của bà vẫn phải đi làm thì đúng là bất ổn thật chứ!

Một cách tả người bạn rất đặc biệt.

Chắc bố đọc xong cũng rất hãnh diện về con.



Nguồn : https://eva.vn/day-con/bat-cuoi-voi-bai-van-sieu-ba-dao-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-bi-co-giao-cham-3-diem-c14a593186.html

Chia sẻ Facebook