Học được 10 NĂNG LỰC này của người thông minh, bạn sẽ trở nên không hề tầm thường
Người khôn ngoan luôn biết cách ẩn mình, không thể hiện bản thân quá nhiều, cũng không sử dụng sự thông thái để tìm kiếm hư vinh phù phiếm.
Thông qua lời nói, hành động của mỗi người đều có thể đánh giá được tính cách, tâm ý và bản chất của họ. Có nhiều người chỉ cần lắng nghe cách nói chuyện cũng có thể cảm nhận được đối phương thông minh hay “vụng chèo khéo chống”.
Nếu để ý kỹ, người thông minh xung quanh bạn đều sở hữu 10 năng lực sau đây, nhờ đó mà trở nên vô cùng khéo léo và đón nhận được nhiều điều tốt đẹp:
1. Sống theo nguyên tắc
Biết tổng hợp lại, sắp xếp và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định trong những lúc vấn đề phát sinh.
2. Bĩnh tĩnh trước mọi tình huống
Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng đặc biệt của người thông minh. Khống chế biểu cảm của bản thân, giữ bình tĩnh khi xảy ra chuyện giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt.
3. Không nói những điều vô nghĩa
Nước sâu thì chảy chậm, người khôn thì nói ít, chỉ có kẻ ngốc mới dùng miệng làm vũ khí.
Người khôn ngoan nói ít làm nhiều. Nói nhiều không phải là cách xây dựng quan hệ xã hội, mà đa phần chỉ hủy hoại mà thôi. Người thông minh không bao giờ tham gia vào các cuộc trò chuyện có hơi hướng cá nhân ở công sở hay với những người bạn không thực sự thân thiết và hiểu rõ.
4. Hòa nhã với mọi người
Thông minh là phải tìm cách để bản thân không trở thành người khiến ai cũng không muốn lại gần. Họ chuyên tâm tạo dựng những mối quan hệ khác nhau, không quá nhiệt tình nhưng cũng không thờ ơ. Lịch sự với bạn bè và đồng nghiệp, chân thành lắng nghe, người khôn ngoan nhanh chóng hòa nhập được với môi trường xung quanh.
5. Chuẩn bị kỹ trước khi thảo luận vấn đề
Hầu hết mọi cuộc tranh luận vô nghĩa đều nằm ở sự khác biệt giữa lối tư duy và lập trường. Vì vậy, trước khi thảo luận các vấn đề, người thông minh luôn xác định lại lập trường của đôi bên để tránh trường hợp phát sinh mâu thuẫn vì bất đồng quan điểm. Chỉ khi làm được điều này, việc trao đổi sẽ diễn ra dễ dàng và đôi bên cũng đạt được sự đồng thuận nhanh chóng hơn.
6. Không tỏ ra quá thông minh
Người khôn ngoan luôn biết cách ẩn mình, không thể hiện bản thân quá nhiều, cũng không sử dụng sự thông thái để tìm kiếm hư vinh phù phiếm.
Bở lẽ, nếu bạn tỏ ra thông minh để áp chế ý kiến của người khác thì kết quả đa phần ngược lại, cuộc đối thoại có thể sẽ trở thành một trận chiến một mất một còn.
7. Kiên nhẫn và quyết đoán
Chờ đợi hoàng hôn để thấy bình minh ló dạng, chờ đợi tuổi già để hiểu thế nào là đời người vô thường. Kiên nhẫn lắng nghe để thấu hiểu và chiêm nghiệm là những điều mà người thông minh luôn hướng tới.
Kiên nhẫn nhưng không có nghĩa là chờ đợi. Nhạy bén đúng thời điểm và đưa ra sự quyết đoán. Thận trọng quan sát và kiên quyết vững vàng sẽ giúp bạn trở thành một bậc anh tài.
8. Không nói xấu hay ghen tỵ với người khác
Ghen tỵ với người khác chính là thói sống của những kẻ tiểu nhân tầm thường. Những người ở địa vị thấp hay không giỏi giang thường thèm muốn và ghen tị hạnh phúc của người khác. Họ thường nói xấu, bực tức khi thấy bất kỳ ai thành công và giàu có hơn họ.
Người thông minh tôn trọng và không bao giờ coi thường thành công của người khác. Học cách khâm phục mà không ghen tị, đi theo mà không bắt chước, khen ngợi mà không tâng bốc, và dẫn đường mà không thao túng.
9. Không khoe khoang khoác lác, cố tình nâng cao giá trị của bản thân
Nhiều người khi nói chuyện thường tìm cách thể hiện bản thân để mình nổi bật, gây sự chú ý. Họ có xu hướng khoe khoang, nói quá lên những thứ bản thân đang sở hữu. Hành động này chỉ để che giấu sự thua kém, mặc cảm, chỉ sợ người ta chê cười, coi thường, nên chủ động khoe khoang cho “ra vẻ”.
Thông minh là phải biết giữ lại những cái cho riêng mình, chỉ bày tỏ những điều cần chia sẻ. Hãy sống từ tốn, khiêm nhường và để những người khác phải tò mò mà khám phá giá trị thực sự của bạn.
10. Nhạy bén nắm bắt cơ hội
Thời gian vội vã lao đi, cơ hội nảy sinh rồi tan biến. Chính vì lẽ đó, để thành công, hãy chớp lấy cơ hội nhanh hết sức có thể. Nếu bạn chờ đợi đến khi xác nhận mọi thứ an toàn thì không đã còn kịp. Cơ hội lớn thường khó nắm bắt; những thứ dễ dàng biết trước kết quả thường không phải cơ hội tốt nhất.
(Nguồn: Zhihu)
Theo Như Quỳnh
Pháp Luật và Bạn đọc