Hoạt động sản xuất của Trung Quốc chậm lại
Nhiều hoạt động sản xuất của Trung Quốc sụt giảm bất ngờ trong tháng 7. Công bố mới nhất của Cục Thống kê quốc gia nước này khiến nhiều chuyên gia lo lắng.
Dịch bệnh vẫn còn ảnh hưởng cũng như nhiều yếu tố bất lợi từ bên ngoài lẫn bên trong khiến nhiều doanh nghiệp chùn tay khi mở rộng sản xuất.
Theo Cục Thống kế quốc gia, chỉ số quản lý thu mua (PMI), thước đo chính về hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 7 ở mức 49,0 - giảm 1,2% so với tháng trước. Chỉ số dưới 50 nghĩa là sản xuất bị thu hẹp, không mở rộng Thượng Hải và Bắc Kinh đã dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch , các ngành sản xuất phục hồi gần như bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương quản lý dịch nghiêm ngặt khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất.
Ngoài ra, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng mạnh cũng khiến nhiều doanh nghiệp không dám đẩy mạnh sản xuất vì sản xuất nhiều nhưng lợi nhuận không tăng tương xứng. Riêng ngành xây dựng trong tháng 7 đã tăng 2,6% so với tháng trước, đạt 59,2, tức là sản xuất được mở rộng đáng kể.
Còn chỉ số PMI khu vực phi sản xuất tháng 7 ở mức 53,8 tức hoạt động kinh doanh tiếp tục mở rộng là nhờ hàng loạt biện pháp kích, gỡ bỏ nhiều quy định phòng dịch nên mua sắm, du lịch tăng trưởng tốt.
Sự kém khả quan hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng khiến nhiều chuyên gia lo lắng, mục tiêu GDP năm 2022 5,5% của nền kinh tế số 2 thế giới khó đạt.
Ngành chức năng lý giải chỉ số quản lý thu mua hàng co cụm là nắng nóng kéo dài, mưa lũ hoành hành ở nhiều địa phương cũng như nhiều ngành sản xuất đang mùa thấp điểm. Chỉ số thước đo hoạt động sản xuất sẽ cải thiện nhiều trong những tháng tăng tốc cuối năm.
Thanh khoản thấp, giá giảm liên tiếp, một số tập đoàn lớn trước nguy cơ vỡ nợ... là thực tế mà thị trường bất động sản Trung Quốc đang phải đối diện.