Hoàng đế thị tẩm cung nữ lúc say khướt, sinh ra người khiến sử sách Trung Quốc lưu danh

Chia sẻ Facebook
28/03/2022 21:39:17

Chỉ vì say rượu, hoàng đế đã sủng ái 1 cung nữ, nào ngờ sau đó đã tạo ra kết quả khiến hậu thế bất ngờ.


Chúng ta vẫn biết rằng, ở thời phong kiến, hoàng đế là người nắm quyền lực tối cao. Vì ngôi vị này, hoàng đế với hậu cung với hàng ngàn cung tần mỹ nữ có thể dễ dàng sủng ái bất cứ ai. Thậm chí, dù đó là 1 cung nữ thì nếu cảm thấy vừa mắt thì đối với hoàng thượng không phải chuyện gì to lớn.


Thế nhưng hoàng đế Hán Cảnh của nhà Hán , ông không chỉ sủng ái phi tần mà còn trong 1 lần sủng hạnh cung nữ khi say rượu, đã sinh ra 1 hoàng tử sau này chính là người đã cứu triều đại nhà Hán.

Hán Cảnh Đế trong lúc say rượu đã thị tẩm 1 cung nữ. (Ảnh: Baidu)

Theo sử sách ghi chép lại, hoàng đế Hán Cảnh của nhà Hán có sở thích uống rượu mỗi khi rảnh rỗi để giải tỏa mệt mỏi. Dù thường xuyên uống nhưng tửu lượng của ông không cao, chỉ vài ly là say.

Một lần nọ, sau khi ngà say, hoàng đế đột nhiên nhớ tới vị phi tử Trình Cơ. Tuy nhiên, ngày hôm đó, Trình Cơ bị ốm, sức khỏe không đủ để hầu hạ hoàng đế nhưng nàng lại không muốn nhà vua phật ý. Vì thế, Trình Cơ đã tình nguyện dâng cung nữ của mình là Đường Cơ lên cho hoàng thượng thị tẩm.


Sau đó, thị nữ của Trình Cơ đã ăn mặc, trang điểm rất đẹp đến hầu hạ hoàng đế. Lúc Đường Cơ đến, Hán Cảnh Đế đã say khướt, mắt cũng không còn nhìn rõ nữa. Tuy nhiên, vị cung nữ này quả là may mắn, chỉ mới 1 lần được hoàng đế sủng ái đã mang thai long chủng và được phong làm phi tử.

Sau này, Đường Cơ sinh ra 1 hoàng tử được đặt tên là Lưu Phát. Lưu Phát không được Hán Cảnh đế yêu thương, chỉ được cai quản một vùng đất ẩm thấp, cằn cỗi ở rất xa kinh thành. Lưu Phát rất chăm chỉ học hành nhưng khả năng có hạn nên không phát triển được bao nhiêu.

Sau lần thị tẩm này, cung nữ đã sinh ra 1 hoàng tử. (Ảnh: Baidu)

Lưu Phát lại có 1 hậu duệ rất nổi tiếng là Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, là vị hoàng đế sáng lập triều đại Đông Hán, đồng thời là hoàng đế thứ 16 của nhà Hán.

Ngoài ra, ông cũng rất trọng hiền sĩ, khoan hậu trọng tín nên được chư hầu và tướng một lòng quy phục. Không giống như Hán Cao Tổ hoặc các vị hoàng đế khác, ông không sát hại hiền thần mà thiện đãi họ khiến họ hết lòng phục vụ mình.

Vương Mãng gây ra cuộc nội chiến trong cung với vai trò ngoại thích trong triều và lập ra nhà Tân khiến cho nhà Hán bị chia thành 2 giai đoạn riêng biệt, Trung Hoa đã bị tàn phá khá nhiều. Chính quyền Vương Mãng ngày càng mất lòng dân, khắp nơi nổi dậy chống triều đình. Tháng 9 năm 22, Lưu Diễn và Lưu Tú chia nhau đi tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi binh.

Vị hoàng tử này sau đó đã trở thành hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

Trong khi Lưu Tú ở Uyển Thành tập hợp bạn bè như anh em Lý Thông, Lai Hấp, anh rể Đặng Thần, chú Lưu Sưởng,… được vài ngàn người thì Lưu Diễn trở về quê cũ ở hương Thung Lăng huyện Thái Dương, tụ tập được vài ngàn thanh niên cùng các môn khách giang hồ và gia nhân dựng cờ khởi nghĩa. Hán Quang Vũ Đế đã đánh bại các lực lượng cát cứ và thống nhất quốc gia, mở ra thời kỳ thịnh trị của Trung Quốc sau nhiều năm chìm trong khói lửa.

Nếu như Hán Cảnh Đế năm đó không say rượu mà sủng ái cung nữ thì nhà Hán đã không có 1 vị hoàng đế vĩ đại như vậy trong lịch sử Trung Quốc.

Chưa từng được sủng hạnh, Quý phi "bỗng" mang thai: Kẻ làm liều hóa ra là một hoạn quan

Chia sẻ Facebook