Hoàng đế háo sắc trổ tài bắn tên chọn phi tần để thị tẩm: Cung nữ ở xa vẫn "dính chưởng"
Mỗi tối các phi tần, cung nữ sẽ xếp hàng với hy vọng vua "bắn tên" trúng mình đề được hầu hạ.
Lịch sử Trung Quốc đã từng trải qua rất nhiều triều đại và cũng không ít lần chúng ta phải chứng kiến những vị hoàng đế tuy có thân phận chủ thiên hạ nhưng không làm đúng chức trách của mình. Họ là những người thay vì chú tâm cai quản triều chính thì ngày đêm nghĩ ra những trò tiêu khiển mua vui cho bản thân. Một trong số đó là Đường Kính Tông Lý Đam. Theo sử sách lưu lại, Lý Đam ham mê tửu sắc, thường nghĩ ra những cách thị tẩm rất khác thường.
Cách chọn phi tần thị tẩm có một không hai
Đường Kính Tông sau khi đăng cơ chỉ đắm chìm trong các trò tiêu khiển, những buổi dạ tiệc xa xỉ… Đường Kính Tông đã nghĩ ra rất nhiều trò mua vui, một trong số đó là cách chọn phi tử thị tẩm bằng việc bắn tên.
Đường Kính Tông cho người chế tạo ra một loại cung tên đặc biệt có mũi tên làm bằng giấy. Bọc trong đầu các mũi tên là một loại bột xạ hương hoặc long diên hương. Mỗi tối trước khi thị tẩm hoàng thượng cho thái giám triệu tập các phi tần tới xếp hàng ngang ngay ngắn. Hoàng thượng đứng cách họ ở một khoảng cách nhất định dùng cung tên được chuẩn bị sẵn trổ tài bắn cung của mình.
Vị phi tử nào được vua bắn trúng tên thì trên người sẽ bị lưu lại một vết bột phấn hương. Điều đặc biệt là dù có bị trúng tên thì cũng không hề có cảm giác đau đớn. Sau này loại cung tên đó được đặt tên là "Phong lưu tiễn". Bắn trúng ai, vị phi tần đó sẽ tức tốc hồi cung để sửa soạn chờ thị tẩm.
Có lúc, hoàng thượng bắn tên lệch khỏi hàng và trúng vào cung nữ , điều này đồng nghĩa rằng cung nữ sẽ được chọn thị tẩm. Chính vì vậy, các phi tử và cung nữ, ai ai cũng muốn mình được mũi tên của vua bắn trúng để từ đó một bước lên cao. Do đó, mỗi lần tới lúc chọn lựa, họ thường tranh giành để đứng ở vị trí dễ trúng tên.
Cái kết không có hậu
Không chỉ ham tửu sắc, Đường Kính Tông còn bỏ mặc triều chính, mải mê chơi bời. Một trong những hoạt động mà hoàng đế Lý Đam yêu thích nhất đó là đánh mã cầu (trò cưỡi ngựa đánh cầu). Đối với vị hoàng đế này theo đuổi đam mê chơi mã cầu là thứ quan trọng nhất. Ngày nào, nhà vua cũng ra Trung Hòa Điện hoặc Phi Long Viên đánh mã cầu. Việc thượng triều thì diễn ra qua loa đại khái, nhiều hôm nếu vua không có hứng thú sẽ bỏ mặc quan viên.
Đại thần đều không bằng lòng với niềm đam mê hoang đường này của hoàng thượng. Họ nhiều lần dâng tấu đưa ra lời khuyên nhủ vua nên vui chơi có chừng mực, tập trung chăm lo cho đất nước.
Đại thần Lưu Tê Sở thậm chí còn quỳ trước Trung Điện dập đầu mong hoàng thượng suy nghĩ thông suốt. Ban đầu thấy đại thần trong triều phản ứng quyết liệt, Lý Đam đã tiết chế lại sở thích và chăm chỉ lên thượng triều nhưng chẳng bao lâu vua lại chứng nào tật ấy vẫn tiếp tục đắm chìm trong các trận đấu mã cầu.
Chính vì quá đam mê vui chơi, bỏ bê việc trị quốc, sự hiện diện của vua Đường Kính Tông dần trở nên không còn quan trọng. Các hoạn quan trong cung cấu kết lộng hành, trong cung ngày càng loạn. Quyền lực triều đình đều nằm trong tay đội quân Thần Sách do các thái giám cai quản.
Sau này, Đường Kính Tông đã bị Lưu Khắc Minh (một tên hoạn quan) giết chết. Khi đó hoàng đế mới chỉ 17 tuổi, ông đã trở thành một trong những vị vua băng hà sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Quy tắc khi hoàng đế tắm: Phi tần, cung nữ dung mạo như hoa cũng "không có cửa" phục vụ