Hoàng đế cấm phi tần ăn thịt, sống khổ hạnh hơn cả đày vào lãnh cung: Vì lý do kỳ quặc này

Chia sẻ Facebook
30/03/2022 05:03:46

Tưởng rằng chỉ có lãnh cung mới thiếu thốn đủ thứ, tuy nhiên thời Thanh có một quy định kỳ lạ khiến các phi tần sống khổ sở.


Lãnh cung là nỗi khiếp sợ của các phi tần không chỉ vì đây là nơi dành cho những người bị hoàng thượng hắt hủi mà còn vì điều kiện sinh hoạt hằng ngày vô cùng thiếu thốn. Nếu như trước đây khi ở bên ngoài, các phi tần luôn có người phục vụ, chuyện ăn mặc đều được coi trọng thì một khi đã vào lãnh cung thì tất cả những thứ ấy đã không còn. Thậm chí, họ còn phải chịu đựng sự bạc đãi của các cung nữ, thái giám .

Trong lãnh cung hẻo lánh không biết ngày ra, khẩu phần và đồ dùng tiêu chuẩn của phi tần bị cắt giảm nghiêm trọng, nhiều người còn không có đồ ăn do đã bị thái giám cung nữ lấy hết. Cuộc sống khổ sở như vậy nên các phi tần đa phần khi nghe tới lãnh cung đều nhất quyết không muốn đi.

Trong lịch sử nhà Thanh, từng có vị hoàng đế ép phi tần sống khổ sở như ở trong cung. (Ảnh: Baidu)


Tưởng rằng chỉ có lãnh cung mới bị đối xử tệ bạc như vậy, ấy vậy mà lịch sử nhà Thanh từng tồn tại những năm tháng mà các phi tần không bị đày vào lãnh cung vẫn phải chịu cuộc sống kham khổ như vậy. Lý do là gì vậy?

Cơm ăn ba bữa là chuyện khó khăn


Trong xã hội phong kiến, việc được nhập cung vốn là mơ ước của rất nhiều nữ nhân. Nguyên nhân là vì chỉ cần được gả cho hoàng thượng, họ sẽ có cuộc sống xa hoa, tha hồ thưởng thức sơn hào hải vị, sống trong nhung lụa. Trên thực tế, trong lịch sử không phải vị hoàng đế nào cũng hào phóng như vậy. Triều Thanh thời vua Đạo Quang từng khiến cho nhiều phi tần oán thán bởi quy định kỳ lạ mà hoàng đế đưa ra: Không cho phép phi tần ăn thịt.


Đạo Quang Đế sau khi lên ngôi ban bố hàng hoạt quy tắc trong cung như: Quan lại không cần cống nạp vật phẩm, không cần xây dựng cung điện; trong hậu cung ngoại trừ hoàng hậu, tất cả phi tần và cung nữ đều không được phép ăn thịt, không sử dụng phấn son và không mặc quần áo được làm trang trí ngọc ngà châu báu. Các quy định này có vẻ trái ngược hẳn so với nhiều vị hoàng đế trước đây nên chúng đã khiến nhiều người băn khoăn. Thực tế, nguyên nhân của việc này rất đơn giản.

Đạo Quang Đế từ khi chưa lên ngôi đã nổi tiếng là người có lối sống tiết kiệm. Khi còn là hoàng tử, mỗi năm ông nhận bổng lộc từ vua cha hơn một vạn lạng bạc trắng. Đây là mức thu nhập rất cao vào thời đấy nhưng ông không hề dùng đến chúng. Mỗi bữa ăn, Đạo Quang chỉ ăn bánh màn thầu và bánh rán, chuyện ăn sơn hào hải vị là điều chưa bao giờ ông nghĩ tới.

Các phi tần tuyệt đối không được ăn thịt, chỉ ăn rau và hoa quả. (Ảnh: Baidu)

Sau này khi đã trở thành hoàng đế, Đạo Quang vẫn dựa theo lối sống trước đó của mình áp dụng trong cung. Ông ra sức ban hành những quy định tiết kiệm, tránh lãng phí. Ở thời ông, quan lại không cần cống nạp vật phẩm, kể cả là ngân lượng; cung điện cũng không cho xây dựng.

Trước đây, số tiền chi trả cho các hoạt động trong cung hằng năm khoảng 40 vạn lượng bạc nhưng khi Đạo Quang Đế lên ngôi thì đã bị cắt giảm xuống còn 20 vạn lượng bạc. Các vị vua khác yêu cầu mỗi bữa phải bày đủ trên dưới mấy chục món sơn hào hải vị nhưng Đạo Quang Đế chỉ yêu cầu Ngự Thiện phòng chuẩn bị đúng 5 món chủ đạo mỗi bữa ăn.


Đối với các phi tần cũng vậy, hoàng đế lệnh cho họ hàng ngày tuyệt đối không được ăn thịt mà chỉ được dùng rau xanh, hoa quả. Điều này vô tình đã khiến cho các phi tử dù bước được qua cánh cổng hoàng gia nhưng điều kiện sống và sinh hoạt còn thua xa người thê thiếp của các quan lại, quý tộc ở bên ngoài. Ban đầu Đạo Quang ban hành quy định toàn triều đình tiết kiệm là vì vấn đề quốc khố nhưng lâu dần, ông đã biến những quy định này trở thành thói quen và lối sống

Không chỉ trong chuyện ăn uống, ngay cả lối sống sinh hoạt và ăn mặc hằng ngày, Đạo Quang cũng tiết kiệm hết mức có thể. Ngoại trừ long bào, tất cả quần áo khác của vua đều chỉ được làm từ vải bình thường, không dùng lụa là gấm vóc. Có người còn nhận ra một tháng vua mới thay quần áo một lần. Chính vì điều đó mà Đạo Quang Đế được mệnh danh là vị vua tiết kiệm nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Vị hoàng đế "nghìn năm có một" của Trung Quốc: Lấy cô ruột, cướp vợ của quan lại

Chia sẻ Facebook