Họa tiết chim phụng của người An Nam

Chia sẻ Facebook
10/05/2022 04:49:08

Hình ảnh chim phụng dành chỉ người phụ nữ. Chính vì vậy con phụng thường được trang trí ở các gờ mái những đền thờ nữ thần, và nơi này...

Họa tiết chim phụng của người An Nam L. Cadière • Thứ bảy, 07/05/2022

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận


Hình trên cho một ý tưởng về các phẩm chất của một chim phụng, bức hình này được thể hiện ít nhiều hoàn hảo trên tấm bình phong của các ngôi đền thờ nữ thần: đúng theo mô tả của P. Corentin Pétillon “mỏ gà, cổ rắn, trán én, lưng rùa và đuôi cá”. Hình phụng được thể hiện trên sóng cồn ngoài biển, nhưng là một trong tứ linh nên phụng có quyền năng siêu nhiên cỡi trên sóng biển. Ở đây nói qua về truyền thuyết nói về sức mạnh chim phụng: “Tung cánh bay lên từ phương đông, vượt khỏi ngọn núi Côn Lôn, ghé uống nước nơi thác Đế Trụ, rũ cánh tắm ở biển Nhược Thủy, cuối cùng nghỉ cánh ở núi Đơn Huyệt.” Một lần tung cánh của chim phụng xa ngần ấy.


Cánh nó vươn rộng với những cọng lông cứng mà người ta nói cứng như thép, lông đuôi rực rỡ như ngọn lửa, đôi chân vững chãi; đó là biểu tượng cho thao lược và nhân hậu, kiêu hãnh và tôn quý. Phụng ngậm một dải lụa khi thì treo vào đó cuộn giấy, khi thì là cái hộp vuông hay thẻ bài; theo một số người đó là “cổ đồ” huyền thoại của vua Phục Hy nhưng có người lại bảo đó là kinh thư thánh hiền; hình tượng này có tên “Phụng hàm thư” . Tôi chẳng rõ ai nói đúng.


Theo truyền thuyết Trung Hoa, chim phụng có nhiều phẩm hạnh cao đẹp: “Tiếng hót ngân khắp ngũ âm, lông trang điểm ngũ sắc, thân thể biểu tượng cho sáu thứ: đầu tượng trời, mắt tượng thái dương (mặt trời), lưng tượng thái âm (mặt trăng), cánh tượng gió, chân tượng đất và đuôi tượng tinh tú.” Các vẻ đẹp và phẩm hạnh đó xứng là vua các loài chim, nó thường đậu trên cây ngô đồng. Chim phụng chỉ xuất hiện vào thời thái bình và ẩn mình khi thời loạn lạc. Nên phụng là biểu tượng cho thái bình.

Những tín ngưỡng đó xa lạ đối với người An Nam; họ chỉ biết duy nhất một điều: chim phụng là biểu tượng cho sự kết hợp giữa người nam và người nữ, tức hôn nhân. Chuyện kể có hai người nam và người nữ xinh đẹp tuyệt trần, tâm đầu ý hợp với nhau; người nam là một vị tiên và người nữ vốn là phụng. Vị tiên từ trời bay xuống hòa duyên cùng phụng.

Hay là tích long phụng hòa duyên; trong bức vẽ long là người chồng và phụng là người vợ. Hình vẽ con rồng và con phụng vờn quanh chữ song hỉ, cũng là biểu tượng của hôn nhân, của hạnh phúc lứa đôi.

Trong ca dao cũng thường thấy biểu tượng này:


Anh như cột mít chạm rồng,
Em như kèo phụng gác trong đình chùa.

Đẹp tuyệt.

Hay là lời cao ngạo, khinh rẻ:


Trúc xinh không mọc cùng tre,
Gà nòi lớn xác chẳng tề phụng loan.

Hình ảnh chim phụng dành chỉ người phụ nữ. Chính vì vậy chim phụng thường được trang trí ở các gờ mái những đền thờ nữ thần, và nơi này các bình phong cũng chạm vẽ hình chim phụng thay vì con rồng. Hình phụng cũng thấy trang trí trên trán bia hay viền khung bia mộ của các công chúa, rồi lại thấy ở giường chạm hay hộp đựng ấn của nữ giới. Nhưng cũng chẳng gì ngăn cấm được người nghệ sĩ dùng mô-típ này trang trí đồ gỗ hay dinh thự bình thường như hình trang trí phụ. Nhìn chung khi thấy chim phụng dùng làm họa tiết chính trên đồ vật thì biết đó là món dành cho phụ nữ.


Loài chim này có hai tên gọi: con trống gọi là phụng và con mái gọi là hoàng; gộp lại gọi là phụng hoàng. Nhưng thông thường người An Nam gọi gọn là phụng mà thôi. Chim mái còn có tên khác “loan” , nên gọi là phụng loan. Theo truyền thuyết Trung Hoa và người An Nam đón nhận, tiếng kêu của loài chim này biểu lộ sự ứng họa của cặp tình nhân, của hạnh phúc lứa đôi; cho nên hình ảnh chim phụng vừa là lời cầu chúc vừa nói lên sự gắn bó vợ chồng.

Còn về tổng quan chim phụng là biểu tượng thái bình như đã nói ở trên. Nên trong cung điện cũng có hình chim phụng để phỉnh nịnh ca tụng vua chúa đang sống thời thái bình thịnh trị vì có chim phụng xuất thế.

Như tôi đã trình bày, trong kiến trúc hình ảnh chim phụng được dùng làm trang trí dấu nhấn trên các gờ mái đền thờ nữ thần. Nhưng cũng thấy ở các đền khác và trong cung điện nhưng chỉ là thứ yếu và nhường vị trí chính yếu cho con rồng, phụng chỉ thấy ở đầu hồi. Phụng cũng được thay thế cho vị trí của con dơi. Ở lăng mộ các công chúa, thay vì con rồng, người ta dùng hình phụng để trang trí trán bia hay viền quanh bia. Cuối cùng còn thấy vẽ hay chạm trên các tấm chi tiết đồ gỗ, trên nắp hộp, trên bình phong lụa, trên thành bộ ván; cũng như làm trang trí dấu nhấn ở đèn, giá đỡ chậu…

Phụng còn có những biến cách (hóa), thường nhất là đào hóa phụng, nhưng cũng thấy hoa mẫu đơn hóa phụng. Hoặc nhánh cúc hay quả na, hoa lan kết hợp với họa tiết phụng. Hình phụng ít dùng vì khó dát hơn rồng, khó ngang với hình lân, dù rằng tính mảnh dẻ và nét trang trọng hết sức thích hợp.

Ở Bắc Kỳ, trước các ngôi đền thường thấy bốn chim phụng không đuôi trên các đỉnh cột. Rất mỹ thuật, nhưng tôi chẳng biết nó mang ý nghĩa gì đối với người An Nam. Với công dụng trang trí tương tự, dĩ nhiên ít trang trọng và nhẹ nhàng hơn, người ta dùng họa tiết cụm lá ô-rô thay vào.

Có một con chim tương tự khác gọi là hạc. Lưu ý là hình dáng hạc với phụng, cũng như tính biểu tượng, khác xa nhau. Hạc luôn có đôi cánh xếp lại và tạc đứng (thường đứng trên con rùa) dùng làm món đồ thờ. Miệng hạc ngậm một cánh hoa, thường là một đôi trước bàn thờ thần hay bàn thờ tổ tiên. Hạc không thấy dùng làm họa tiết trang trí.


Hình như theo người Trung Hoa có hạc đen, hạc vàng và hạc xanh nữa, nhưng người An Nam chỉ dùng hạc trắng và màu lông trắng đó tượng trưng cho tuối thọ. Người Trung Hoa cũng như người An Nam đều tin chim hạc có tuổi thọ cao, người Trung Hoa cho rằng khi đến 160 tuổi lông hạc biến thành màu đen, lúc đó gọi là huyền hạc. Để chỉ người già người ta hay dùng thành ngữ “da mồi tóc hạc” , nghĩa là tóc bạc trắng như lông hạc và da nhăn nheo như vảy đồi mồi.


Thêm nữa, hạc là vật cưỡi của chư tiên, điều này được đánh đồng là chúng trường sinh bất tử? Vì thế hạc còn có tên “tiên điểu” (chim của tiên). Ở Trung Hoa người ta làm đồ vàng mã có những con hạc giấy để đốt cúng, với lời cầu mong người chết cỡi nó bay lên trời. Rùa là một biểu tượng khác của sự trường thọ nên thường đi đôi với hạc. Chim hạc không có biến cách từ họa tiết khác, nhưng ở Trung Hoa hạc đôi khi được nhân cách hóa thành Thọ Tinh và đi chung với chữ thọ.


Trích từ cuốn “Les Motifs de l’Art Annamite”


Tác giả: L. Cadière
Dịch thoát: Đức Chính


Đăng lại từ Fanpage Hoa Văn Cổ Phong


Mời xem video :

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

Clip hay:

Tin chọn lọc

Dừng triển lãm hội họa ‘Điện Biên Phủ’ vì ‘cờ rách, sai... Thứ hai, 09/05/2022 Thủ tướng Scholz nêu 4 nguyên tắc mà Đức tuân thủ trong chiến tranh Nga-Ukraine Thứ hai, 09/05/2022 Đừng làm tổn thương con nhân danh tình yêu thương Thứ hai, 09/05/2022 Trung Quốc nói không sợ hãi trước các lệnh trừng phạt về vấn đề Đài Loan Thứ hai, 09/05/2022 TNS Graham: Quốc hội Mỹ nên liệt Nga-Putin là quốc gia tài trợ khủng bố Thứ hai, 09/05/2022 Nhóm Nghị viện châu Âu kêu gọi điều tra hoạt động mổ cướp nội tạng tại Trung... Thứ hai, 09/05/2022 Cách tốt nhất để yêu một người là không khiến họ cảm thấy tự ti Thứ hai, 09/05/2022 Người phụ nữ có tâm thái như thế nào thì cuộc đời như thế ấy Thứ hai, 09/05/2022 Đạo làm quan thanh liêm của cổ nhân Thứ hai, 09/05/2022 Thủ tướng Canada bất ngờ thăm Ukraine, loan báo gói viện trợ mới Thứ hai, 09/05/2022 Sách trắng về thanh niên Trung Quốc và hiện trạng ‘nằm ngửa’ Thứ hai, 09/05/2022 Phim tài liệu về Pháp Luân Công đứng đầu xếp hạng giải thưởng khán giả của... Thứ hai, 09/05/2022 Nhìn lại một thời Quốc văn giáo khoa thư Chủ nhật, 08/05/2022 Thủ tướng Ukraine: Nga sẽ tuyên bố “chiến tranh toàn diện” với Ukraine vào... Chủ nhật, 08/05/2022 Vận mệnh trong lý niệm của cổ nhân Chủ nhật, 08/05/2022 Ba bước nhìn người, thấu hiểu người khác Chủ nhật, 08/05/2022

Chúng tôi là một tổ chức truyền thông độc lập tôn vinh sứ mệnh của Vision Times, đó là cung cấp thông tin đến toàn thế giới mọi thứ về Trung Quốc ngày nay. Chúng tôi theo dõi chặt chẽ tình hình Trung Quốc vì sự ảnh hưởng của quốc gia này đối với toàn thế giới và những bài học lịch sử để làm cuộc sống ngày nay tốt đẹp hơn.


Vision Times - All Eyes on China

Giới thiệu Điều khoản dịch vụ Chính sách bảo mật Liên hệ tòa soạn RSS
Copyright © 2020 TTV Media - Vision Times Group .
Chỉ được sử dụng nội dung khi được sự đồng ý bằng văn bản của Trí Thức VN .

Chia sẻ Facebook