Hoa Kỳ trừng phạt nhiều quan chức Iran liên quan đến các cuộc biểu tình bị đàn áp

Chia sẻ Facebook
24/11/2022 13:37:17

Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 3 quan chức an ninh Iran trong bối cảnh chính phủ nước này đang nỗ lực trấn áp những người biểu tình ở các khu vực có đông người Kurd sinh sống.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận


Embed from Getty Images


(Biểu tình ở Iran/Ảnh minh họa: Getty Imgaes)

Trong một thông cáo báo chí hôm 23/11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã cáo buộc 3 quan chức Iran là  Hassan Asgari, Alireza Moradi và Mohammad Taghi Osanloo về tội đồng lõa với các hành động vi phạm nhân quyền.


Ông Blinken lên tiếng: “Mỹ vô cùng lo ngại trước các báo cáo rằng chính quyền Iran đang leo thang bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa. Các hành động vi phạm nhân quyền do chính phủ Iran gây ra cho người dân của họ không được phép tiếp diễn mà không nhận hậu quả gì.”

Các biện pháp trừng phạt được đưa ra khi biểu tình tiếp tục bùng nổ ở Iran, bắt nguồn từ cái chết của cô Mahsa Amini, 22 tuổi, một phụ nữ Iran gốc Kurd đã tử vong sau khi bị cảnh sát đạo đức của nước này giam giữ vào tháng Chín.

Theo nhóm hoạt động nhân quyền Human Rights Activists, có ít nhất 426 người đã thiệt mạng và hơn 17.400 người bị bắt khi chính phủ Iran đang tìm cách dập tắt các cuộc biểu tình.


Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết rằng phản ứng của chính phủ Iran “đặc biệt nghiêm trọng” ở những khu vực có đông người Kurd sinh sống, chẳng hạn như Sanandaj và Mahabad thuộc vùng Tây Bắc nước này.

Một trong những cá nhân bị trừng phạt gần đây là ông Asgari, Thống đốc của Sanandaj. Bộ Tài chính Hoa Kỳ cáo buộc rằng ông này và các quan chức khác đã cố gắng che đậy cái chết của một người biểu tình 16 tuổi. Vụ việc được cho là do lực lượng an ninh gây ra, tuy nhiên họ đã tung tin đồn rằng nạn nhân tử vong vì tự sát và dùng ma túy quá liều.


Một quan chức bị trừng phạt khác là ông Moradi, chỉ huy Lực lượng Thực thi Pháp luật Iran (LEF) của Sanandaj. Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken, ông Moradi được cho là đã ra lệnh “bắt giữ hàng loạt những người biểu tình”.

Người thứ ba có tên trong lệnh trừng phạt hôm 23/11 là ông Osanloo, chỉ huy đơn vị mặt đất Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) thuộc tỉnh West Azerbaijan. Ông Osanloo giám sát một khu vực bao gồm thành phố Mahabad của người Kurd.

Iran đã phản pháo việc bị giám sát hồ sơ nhân quyền, cáo buộc các chính phủ phương Tây là đạo đức giả, và tuyên bố trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc rằng chính phủ Iran đã hết sức kiềm chế trong các cuộc biểu tình.

Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh đóng băng mọi tài sản đặt tại Hoa Kỳ do những cá nhân này sở hữu và cấm công dân Hoa Kỳ tham gia vào các giao dịch kinh doanh với họ.

Hoa Kỳ trước đây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thành viên của cơ quan tình báo Iran, lãnh đạo IRGC, quản giáo nhà tù, thành viên của cơ quan truyền thông nhà nước Iran và những đối tượng khác.


Ông Brian Nelson, Thứ trưởng phụ trách về tình báo của Bộ Tài chính, lên tiếng: “Chế độ Iran được cho là đang nhắm mục tiêu và bắn chết chính người dân của họ, những người đã xuống đường để đòi hỏi một tương lai tốt đẹp hơn. Các hành vị lạm dụng ở Iran đang xảy ra đối với người biểu tình, kể cả vụ việc gần đây nhất ở Mahabad, phải chấm dứt.”


Vivian (Theo Aljazeera)

Nghị sĩ Iran bỏ phiếu hành quyết những người biểu tình xuất hiện tại cuộc họp về Nhân quyền LHQ

Một thành viên quốc hội Iran từng bỏ phiếu ủng hộ việc xử tử những người biểu tình đã đến New York để tham dự cuộc họp của ủy ban Đại hội đồng Liên Hợp…

Chia sẻ Facebook