Hoa Kỳ liệu có gánh chịu “hóa đơn” khổng lồ hỗ trợ kinh tế Ukraine?

Chia sẻ Facebook
01/11/2022 06:16:10

Giới lãnh đạo Ukraine kêu gọi Hoa Kỳ, EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế chi trả khoản thâm hụt ngân sách lên đến 55 tỷ USD, vốn đe dọa Ukraine sụp đổ từ bên trong, khi mà quân đội nước này vẫn không ngừng phản công trước cuộc xâm lược của Nga.


Nguồn tin từ nội bộ Kyiv cho hay, Hoa Kỳ có thể phải gánh từ 1/3 đến 1/2 thâm hụt ngân sách năm 2023, ước tính khoảng 18 đến 28 tỷ USD.


Tác động này tới Điện Capitol có thể làm dấy lên sự bất mãn Đảng Cộng hòa, vốn phản đối mở rộng ủng hộ về tài chính, và cả Đảng Dân chủ, vốn muốn thúc đẩy đàm phán với Nga.


Tính đến nay, Hoa Kỳ đã chi hơn 52 tỷ USD trợ giúp Ukraine, trong đó có khoảng 15 tỷ hỗ trợ tài chính, 27 tỷ hỗ trợ quân sự, và 9 tỷ hỗ trợ nhân sự, theo Statista – vượt xa các nhà tài trợ khác.


Embed from Getty Images

Một người cầm hộp đồ ở một trung tâm mua sắm ngày 21/10/2022 tại Bucha gần Kyiv, Ukraine. Chiến tranh tàn phá kinh tế Ukraine, đòi hỏi hỗ trợ to lớn từ quốc tế. (Ảnh minh họa: Getty Images)


Ông Oleg Ustenko, trợ lý kinh tế của tổng thống Volodymyr Zelensky cho hay, Ukraine cần nhiều trợ giúp hơn nữa. “Chúng tôi đã không còn lựa chọn.”


Mặc dù có những dấu hiệu rạn nứt từ lưỡng đảng Hoa Kỳ về vấn đề trợ giúp kinh tế và quân sự, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy vẫn Washington tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Kyiv. Có tới 57 phiếu chống ở Hạ viện và 11 phiếu chống ở Thượng viện đối với gói hỗ trợ Ukraine trị giá 40 tỷ USD trong tháng 5 vừa qua. Tất cả đều từ Đảng Cộng Hòa.


Khi lạm phát tăng nhanh và nhiều người dân Hoa Kỳ còn phải chèo chống, thì mỗi gói trợ giúp sẽ là một gánh nặng thêm lên cho Hoa Kỳ.

“Tại sao nước Mỹ chúng ta lại phải gánh chịu ít nhất 1/3 hoặc nhiều hơn nữa cho thâm hụt ngân sách 2023 của Ukraine trong khi chính chúng ta không lo được tốt cho mình,”

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa  Rand Paul đặt vấn đề.

“Nhiều công dân cao tuổi ở nước Mỹ đang mất đi 1/3 tích cóp cho hưu trí và gặp nhiều khó khăn an sinh xã hội khi lạm phát tăng nhanh,”

ông nói tiếp.

“Và tôi cảm thấy thiếu trách nhiệm khi phải đổ tiền cho an sinh ở Ukraine trong khi người cao tuổi của chính chúng ta đang chịu thiệt hại.”


Không chỉ ông Paul có quan điểm như vậy, cho dù những người như ông chiếm số ít trong Nghị viện. Mười thượng nghị sĩ khác khi bỏ phiếu chống gói hỗ trợ 40 tỷ USD mùa Hè qua cũng chia sẻ quan điểm tương tự.

Hỗ trợ quân sự cho Ukraine thống kê từ 24/1 đến 3/8/2022 (Ảnh chụp màn hình)


Một quan chức Đảng Cộng Hòa giấu tên cũng nhìn nhận, việc mở rộng hỗ trợ tài chính sẽ gặp khó ở Điện Capitol.

“Chi phí phi quân sự càng cao, thì viên thuốc phải nuốt càng đắng,”

“Khi cần phải cứng rắn, cứng rắn hơn nữa, và nếu chúng ta chỉ cung cấp hỗ trợ trực tiếp, thì tôi cho rằng chúng ta vẫn đủ phiếu tán thành. Nhưng về phương diện quỹ hỗ trợ phi quân sự thì cần EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tham gia nhiều hơn.”

Ngoài ra, viễn cảnh về phe Cộng hòa giành lại Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ và nhiều nghị sĩ ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” sẽ khiến chính quyền ông Biden phải lo lắng.

Ông Kevin McCarthy, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện, tuần trước cảnh báo, nếu đảng của ông giành lại quyền kiểm soát quốc hội, Mỹ sẽ không tiếp tục ủng hộ Ukraine “không giới hạn”.


Trong tháng này, EU đã cam kết khoảng 18 tỷ USD, tức là khoảng 1/3 số tiền mà Kyiv tính là sẽ cần cho 2023, chưa kể 9 tỷ đã được cam kết cho năm 2022. Giới lãnh đạo Ukraine từng thể hiện sự thất vọng khi quỹ từ EU liên tục bị trì hoãn, trong khi khen ngợi hỗ trợ tài chính từ Hoa Kỳ được đưa tới nhanh hơn nhiều.


Ông Ustenko nhận định, phần gánh vác của Hoa Kỳ là bao nhiêu “vẫn là chủ đề mở” . Một cố vấn kinh tế khác (giấu tên) của Tổng thống Zelensky đã tiết lộ với Newsweek, kỳ vọng phân phối giữa Hoa Kỳ và EU sẽ là “50 – 50”.


Cả hai vị cố vấn đều cho rằng, thâm hụt ngân sách chỉ là một trong những khó khăn tài chính của Ukraine. Điều Kyiv cần là hỗ trợ liên tục và mạnh mẽ về quân sự cho chiến dịch phản công đang diễn ra, cộng với hỗ trợ riêng dành cho công cuộc tái thiết cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống năng lượng, đã bị Nga tàn phá.


Hồi đầu tháng, Thủ tướng Denys Shmyhal đã kêu gọi 17 tỷ USD hỗ trợ kế hoạch “khôi phục nhanh” những tổn thất của bệnh viện, trường học, giao thông, và cơ sở hạ tầng năng lượng, cùng một số khoản khác.


Nga leo thang hơn nữa sẽ làm chi phí tăng theo. Cố vấn của tổng thống Zelensky thẳng thắn thừa nhận, thiệt hại ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia — việc Nga chiếm đóng nhà máy này là một nguy cơ sự cố hạt nhân — có thế đòi hỏi hàng chục tỷ USD.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine chừng nào cần thiết. Khi lên kế hoạch ủng hộ Ukraine năm 2023, chúng tôi tiếp tục đánh giá nhu cầu trong khi thảo luận với đối tác Ukraine và khi hợp tác với Quốc hội, với các đồng minh và đối tác.”

“Chủ đề trợ giúp kinh tế là trung tâm của thảo luận, cũng như việc chúng ta cam kết trợ giúp sao cho chính phủ Ukraine có thể duy trì liên tục phục vụ cho công dân của mình.”


Về phía Ukraine, nước này nhận thức rất rõ tầm quan trọng sự giúp đỡ của Mỹ trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. “Tôi vững tin rằng cả hai đảng sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine,” ông Ustenko nói. “Những thảo luận nội bộ của từng đảng phái là tồn tại, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ bỏ qua hỗ trợ Ukraine.”


“Tôi không tin rằng Đảng Cộng Hòa sẽ phản đối việc mở rộng hỗ trợ tài chính cho chúng tôi chiến đấu với chế độ KGB,” cố vấn thứ hai của Tổng thống Zelensky nhận định. Ông cũng nêu ngại trước việc một số thành viên cấp tiến Đảng Dân Chủ công bố một bức thư ngỏ kêu gọi Nhà Trắng cân bằng giữa hoạt động chuyển giao vũ khí cho Ukraine với nỗ lực ngoại giao với Nga để tìm kiếm lệnh ngừng bắn.


Bức thư này nhanh chóng vấp phải những phản ứng chỉ trích rằng nó lặp lại luận điệu cũ của Điện Kremlin. Dù đã được nhóm nghị sĩ rút lại ngay sau đó, bức thư đã khiến một số đảng viên Dân chủ cảm thấy bất ngờ. Dân biểu Dân chủ Pramila Jayapal, người dẫn dắt 30 đảng viên cấp tiến ký tên, đã nói bức thư đó “được soạn thảo từ vài tháng trước, nhưng không hiểu sao đã được đưa ra mà không được kiểm tra.


Trong khi vấp phải nhiều thất bại trên chiến trường, ông Putin dường như đang chờ cơ hội lấy đà bằng cách leo thang đe dọa. Lỗ hổng trong khối đoàn kết Phương Tây sẽ là một thắng lợi lớn về chiến lược cho Nga, đặt Ukraine vào tình trạng thiếu quân, thiếu tiền, và thiếu hậu thuẫn chính trị.

“Ông Putin sẽ thích sự rối loạn nhân tạo và xáo trộn chính trị thế này, bất kỳ nghi ngờ nào nhắm vào Ukraine sẽ được ông ta xem như một món quà.”

“Hoa Kỳ là đồng minh và tài trợ mạnh nhất của chúng tôi, bất kể bất đồng gì trong Hoa Kỳ liên quan đến Ukraine đều có thể dẫn đến hậu quả cho chúng tôi,”

ông  tiếp tục.


Một số nhà quan sát dự đoán, thắng lợi của Đảng Cộng hòa trong bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ có thể thu hút thêm những thành viên chủ nghĩa biệt lập của Đảng Dân chủ vào và dẫn đến tình huống khó khăn hơn cho Kyiv.

“Chúng tôi mong đợi kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ không gây ra tác động tiêu cực gì cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ukraine, và chúng tôi hy vọng trong Nghị viện sẽ có nhiều hơn chứ không phải ít đi những người bạn của Ukraine,”

ông Merezhko nhấn mạnh.


Thiên Đức (Theo Newsweek)

Mỹ cung cấp thêm gói viện trợ trị giá 725 triệu đô la cho Ukraine

Mỹ sẽ gửi bom, đạn và xe quân sự đến Ukraine trong gói hỗ trợ an ninh trị giá 725 triệu USD mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho nước này.

Chia sẻ Facebook