Hòa giải thành công Nhật – Hàn có thể là ‘bước chuyển lớn’ tại châu Á – Thái Bình Dương

Chia sẻ Facebook
08/03/2023 09:18:17

Ngày 6/3, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được hòa giải về vấn đề sử dụng lao động thời Thế chiến II. Theo WSJ, đây là ví dụ mới nhất về việc các đồng minh của Mỹ ở châu Á xây dựng mạng lưới quan hệ theo cách khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc bất an.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) tham dự tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 77 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, ngày 2/9/2022 (Ảnh: lev radin / Shutterstock).


Xu thế ‘đoàn kết mới’ đó diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đã trở thành tâm điểm, khiến thêm nhiều nước xích lại gần khối NATO hơn. Ngoài ra, việc Trung Quốc tăng cường răn đe quân sự cũng thúc đẩy gia tăng hình thành các liên minh tương tự tại khu vực Thái Bình Dương do Mỹ đứng đầu.

Gần đây, Tổng thống Marcos của Philippines đã cho phép quân đội Mỹ đóng quân tại nhiều căn cứ hơn ở Philippines. Đài Loan cũng cho phép quân đội Mỹ tăng thêm quân huấn luyện quân sự tại Đài Loan. Trong khi đó, Úc đã liên minh với Mỹ và Anh để có được tàu ngầm hạt nhân; còn Nhật Bản đã tăng gần gấp đôi chi tiêu quốc phòng và liên kết các hoạt động quân sự của họ với Mỹ, thậm chí còn gọi Trung Quốc là thách thức an ninh lớn nhất.


“Đây là một sự điều chỉnh chiến lược chưa từng thấy,” đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel nhận định.

Trước đó, mâu thuẫn giữa hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản gây khó xử với Washington, nhưng hòa giải vào ngày 6/3 đã gần như giải quyết được mọi tranh chấp chia rẽ giữa Seoul và Tokyo.

Ông Emanuel khẳng định, nguyên thủ Nhật Bản và Hàn Quốc đang chân thành nỗ lực chữa lành vết thương của thế kỷ 20 và nắm bắt cơ hội của thế kỷ 21. Trên thực tế, Chính phủ Mỹ đã tích cực thuyết phục Hàn Quốc và Nhật Bản cải thiện quan hệ, trong năm qua số cuộc gặp gỡ giữa ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc nhiều hơn hẳn 5 năm trước đó.

Trong một tuyên bố hôm 1/3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng nhấn mạnh, hợp tác với Washington và Tokyo là quan trọng hơn bao giờ hết, rằng Nhật Bản là đối tác chia sẻ cùng các giá trị phổ quát như chúng ta.

Đại sứ Emanuel nhìn nhận, việc nhà cầm quyền Trung Quốc luôn dùng thủ đoạn áp bức kinh tế cũng như kiểu xử lý COVID-19 của họ đã thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Mỹ và các đồng minh.

Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn còn nhiều quân bài để chơi, bao gồm sức mạnh kinh tế và sự bất mãn của nhiều nước đang phát triển với phương Tây, do không hài lòng với phương Tây nên nhiều nước đang phát triển nhìn chung có lập trường trung lập đối với cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine.


Để tránh đối đầu trực tiếp, Nhật Bản duy trì thuyết “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố vào ngày 6/3 rằng ông sẽ hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Yoon Suk-yeol vì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.


Hòa giải Hàn Quốc – Nhật Bản

Hàn Quốc và Nhật Bản đã căng thẳng vì xung đột về vấn đề lao động cưỡng bức dùng phụ nữ mua vui, vấn đề trong thời gian dài ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, khiến Mỹ cũng khó xử và không ngừng nỗ lực thúc giục 2 nước hòa giải. Ngày 6/3, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch bồi thường của bên thứ 3 với hy vọng giải quyết mâu thuẫn về vấn đề lao động cưỡng bức xảy ra trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên từ 1910 – 1945, đồng thời thúc đẩy Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng hợp tác đối phó Trung Quốc và Triều Tiên. Cả Mỹ và Nhật Bản đều khẳng định điều này, nhưng các nạn nhân sống sót đều bày tỏ thái độ phản đối và yêu cầu chính phủ Hàn Quốc rút lại kế hoạch.


Ngày 6/3, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đã công bố kế hoạch bồi thường của bên thứ 3. Ông nói rằng sau khi trưng cầu dân ý trong nước và đàm phán với chính phủ Nhật Bản, quyết định sẽ được đưa ra bởi “Quỹ hỗ trợ nạn nhân lao động cưỡng bức của Đế quốc Nhật Bản” thuộc Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc, khoản thanh toán cùng tiền lãi trong phán quyết năm 2018 sẽ được huy động thông qua các cách như quyên góp tư nhân. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ thành lập “Quỹ thanh niên tương lai” để hỗ trợ thanh niên và sinh viên quốc tế của hai nước, quỹ sẽ do Liên đoàn Doanh nhân quốc gia Hàn Quốc (The Federation of Korean Industries) và Liên đoàn Doanh thương Nhật Bản (Japan Business Federation) cùng gây quỹ và vận hành.


Vương Quân, Vision Times

Triều Tiên cảnh báo bất kỳ tên lửa nào của họ bị bắn hạ sẽ được coi là lời “tuyên chiến" Bất kỳ động thái nào nhằm bắn hạ một trong những tên lửa thử nghiệm của Triều Tiên sẽ được coi là một lời tuyên chiến, theo KCNA.

Chia sẻ Facebook